Công dân thắng kiện nguyên Bộ trưởng Giáo dục
Xét đơn kiện của ông Hoàng Xuân Quế, tòa án chấp nhận các nội dung khởi kiện, tuyên hủy quyết định thu bằng tiến sĩ của ông Quế, kiến nghị Bộ GD&ĐT phục hồi học vị cho người này.
Ngày 14/12, TAND Hà Nội xét xử vụ án dân sự, xem xét đơn của ông Hoàng Xuân Quế (51 tuổi, quê Nghệ An) khởi kiện nguyên Bộ trưởng Bộ GD& ĐT Phạm Vũ Luận.
Vụ án đưa ra xét xử lần đầu năm 2016. Sau 2 năm, nhiều phiên tòa đã diễn ra nhưng đều phải tạm đình chỉ để thu thập các tài liệu liên quan.
Đầu tháng 10/2013, ông Quế (khi đó là Phó viện trưởng Viện Ngân hàng – Tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân) bị ông Nguyễn Văn Nam, Chủ tịch 3 Hội đồng chấm luận án, tố cáo đã đạo khoảng 30% luận án tiến sĩ của người khác.
Nguyên Bộ trưởng Phạm Vũ Luận đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Bộ vào cuộc xác minh nội dung tố cáo.
Ông Hoàng Xuân Quế nghe tòa sơ thẩm tuyên án. Ảnh: H.T.
Video đang HOT
Ngày 11/10/2013, căn cứ kết luận của Bộ trưởng về việc xác minh đơn tố cáo, thứ trưởng Bộ này là ông Bùi Văn Ga ký quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của ông Hoàng Xuân Quế.
Theo quyết định này, ông Quế bị thu bằng vì đã sao chép 52,5/159 trang của luận án tiến sĩ của ông Mai Thanh Quế (Học viện Ngân hàng), tỉ lệ sao chép 30,2 %.
Cuối năm đó, ông Quế bị miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư. Đại học Kinh tế quốc dân sau đó cũng miễn hết các chức vụ đối với nguyên Viện trưởng 51 tuổi. Không đồng tình với các quyết định của Bộ GD&ĐT, ông Quế đã gửi đơn kiện đến TAND Hà Nội.
Tại phiên tòa sáng 14/12, nguyên Phó viện trưởng tiếp tục giữ quan điểm, cho rằng quyết định do cựu lãnh đạo Bộ GD&ĐT ký thu hồi bằng tiến sĩ và miễn nhiệm chức danh Phó giáo sư là văn bản trái luật.
Sau gần một giờ nghị án, chủ tọa Hoàng Chí Nguyện đánh giá, cơ quan chức năng của Bộ GD&ĐT trình 3 cuốn luận văn được cho của ông Quế, nhưng không đưa ra được văn bản gốc để làm căn cứ quy kết việc “đạo văn”.
Trong khi đó, ông Quế đã xuất trình 3 luận văn có nội dung khác các tài liệu nói trên của cơ quan thuộc Bộ. Việc Bộ GD&ĐT chỉ căn cứ một cuốn đang lưu trữ trong thư viện để buộc tội ông Quế đạo luận án, là không phù hợp.
Ngoài ra, theo quy chế đào tạo sau đại học, người có hành vi sao chép tài liệu không dẫn nguồn sẽ bị phạt hành chính hoặc kỷ luật bằng hình thức khác, không thể thu hồi bằng cấp.
Từ đó, HĐXX chấp nhận đơn kiện của ông Hoàng Xuân Quế, tuyên hủy quyết định thu hồi bằng tiến sĩ của Bộ GD&ĐT đối với ông này. Ngoài ra, tòa kiến nghị các cơ quan liên quan phục hồi học hàm, học vị và chức vụ trước đây đối với người đàn ông sinh năm 1967.
Hoàng Lam
Theo Zing
Kết quả viên mãn sau hơn 10 năm vun đắp hạnh phúc gia đình
Anh rưng rưng, cầm tờ quyết định trong tay. Ba chữ "Phó hiệu trưởng" hiện rất rõ trước mặt anh. Là sự thật rồi. Những nỗ lực của anh đã được đền đáp. Phía xa xa, chị đứng nhìn anh. Khoảnh khắc ấy, chị rớt nước mắt vì hạnh phúc.
Để có được ngày hôm nay, anh chị đã trải qua những tháng ngày đầy xung đột. Hơn 10 năm loay hoay ở trường cao đẳng nơi anh làm việc, rốt cuộc anh cũng tạm dừng ở cái chức trưởng phòng tổ chức. Cũng không tệ lắm nếu nhìn từ ngoài vào, nhưng với anh, đó là sự bế tắc. Anh giỏi, có năng lực, bằng cấp nhưng cơ hội thăng tiến của anh đều bị vụt mất. Lương công chức của anh không đủ gánh cả gia đình với hai đứa con đang tuổi ăn, tuổi học.
Chị cũng là công chức như anh nên con càng lớn, cuộc sống của họ càng chật vật hơn. Chị bàn với anh nhận việc làm thêm. Có một số dự án cần đến chuyên môn của chị nên họ muốn chị tham gia nhưng phải đi công tác nhiều. "Em nghĩ kỹ rồi, thời gian này anh làm tiến sĩ, cũng tốn kém. Em làm thêm để có đồng ra đồng vào, phụ anh cho xong cái bằng tiến sĩ, rồi dành tiền cho con!", chị thủ thỉ. Và anh đồng ý.
Ảnh minh họa
Từ ngày chị đi làm thêm, mọi sinh hoạt trong gia đình gần như xáo trộn. Đứa con bé liên tục gửi nhà bà ngoại vì mẹ triền miên đi công tác. Con trai đầu thi vào trung học không có ai kèm học, chểnh mảng học hành nên bị trượt vào trường chuyên. Thời gian ấy anh mải hoàn thành bằng tiến sĩ nên đã càng căng thẳng hơn. Một tháng, chị đi công tác đến 20 ngày. Các con thiếu mẹ, cũng trở nên nhếch nhác hơn mà anh thì không thể kham nổi, ông bà đôi bên cũng không thể làm thay bố mẹ hết việc.
Đã có lúc, vợ chồng anh chị căng thẳng đỉnh điểm. Anh muốn chị không làm nữa, có bao nhiêu tiêu bấy nhiêu. Anh cũng xong cái bằng tiến sĩ là thôi không phải lo tốn kém nữa. Thế nhưng, chị một phần vừa say việc, một phần vì nghĩ cho cả gia đình nên lại nỗ lực thêm. Đang chưa biết tháo nút thắt này thế nào thì một ngày, anh nhận được thông báo của tỉnh về việc sẽ thí điểm thi tuyển công khai chức danh phó hiệu trưởng cho một số trường, trong đó có trường anh đang công tác. Anh nộp hồ sơ dự thi, cùng với khoảng 5-6 ứng viên khác. Vì là thi công khai, thực chất, nên anh đàng hoàng đỗ thủ khoa đợt thi ấy với kết quả thuyết phục hoàn toàn.
Ngày được gọi lên nhận quyết định, anh rưng rưng. Những nỗ lực của anh đã được đền đáp xứng đáng nhưng hơn cả, anh nghĩ đến vợ con mình.
Với vị trí mới, chắc chắn công việc của anh sẽ tốt hơn, áp lực tài chính đối với gia đình và với vợ anh sẽ giảm đi. Có thể chị sẽ không phải làm thêm nữa. Các con anh sẽ có thêm thời gian được mẹ chăm sóc. Chị nghe tin chồng có quyết định cũng vội vàng từ nhiệm sở lên ủy ban tỉnh chung vui với chồng. Tháng sau, có lẽ chị sẽ hoàn thành hợp đồng dự án rồi quay trở về bên anh và con. Chị có thể lựa chọn những dự án khác nhẹ nhàng hơn, tiền ít hơn một chút nhưng chị sẽ bớt áp lực.
Nghĩ vậy thôi, chị lại thấy hạnh phúc ngập tràn. Chiều nay, chị sẽ ra chợ làm vài món thật ngon để chúc mừng anh có bước tiến mới. Bước chân của chị cứ thế hối hả, reo vui...
Theo phunuvietnam.vn
Sinh viên phàn nàn thực tập ít, học lý thuyết nhiều Bộ trưởng Giáo dục cho rằng chương trình học ở nhiều trường chưa bám sát nhu cầu doanh nghiệp, sinh viên chưa chủ động nên việc thực tập khó khăn. Chiều 11/12, trong khuôn khổ Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Sinh viên Việt Nam khóa X, gần 700 sinh viên đã đối thoại với Phó thủ tướng Vũ Đức Đam và...