Công cuộc cải tổ chi tiêu: Từ 60 triệu xuống còn 25 triệu/tháng, bí quyết gói gọn trong 3 gạch đầu dòng
Bằng cách nào mà cặp vợ chồng này có thể cắt giảm tới 35 triệu đồng tiền chi tiêu hàng tháng?
Tính đến nay, Ngọc Hà (28 tuổi) và Hải Thanh (33 tuổi) đã kết hôn được hơn 2 năm. Nhìn lại hành trình xây dựng tổ ấm của mình trong suốt khoảng thời gian qua, Ngọc Hà không ngại khẳng định thay đổi lớn nhất của hai vợ chồng chính là đã biết kiểm soát chi tiêu, tiết kiệm hiệu quả hơn để chuẩn bị cho mục tiêu có con trong năm tới.
60 triệu từng không đủ tiêu trong 1 tháng
Cả Ngọc Hà và Hải Thanh đều có nền tảng tài chính khá tốt trước khi kết hôn. Cô làm việc trong lĩnh vực thẩm mỹ còn chồng là CFO cho một doanh nghiệp nước ngoài. Bản thân Hải Thanh cũng đã tự mua được nhà trước khi lấy vợ. Thế nên thời gian đầu sau khi kết hôn, cả hai gần như không có áp lực tài chính.
“Cưới nhau xong, chồng mình tự giác đưa hết lương cho mình, chỉ giữ lại 8-9 triệu để chi tiêu cá nhân thôi. Bản thân mình trước đây cũng không phải là người giỏi giữ tiền nhưng chồng đưa tiền cho thì đương nhiên mình không từ chối rồi” - Ngọc Hà vừa cười vừa kể.
Tuy nhiên, chính bởi không giỏi giữ tiền mà lại được giữ “khá nhiều tiền” nên suốt nửa năm đầu, gần như không có tháng nào Ngọc Hà tiêu dưới 60 triệu/tháng. Vợ chồng trẻ, chưa có con và cũng không có khoản nợ nào phải trả, chính Ngọc Hà cũng không hiểu được “mình tiêu cái gì mà kinh thế”.
Ảnh minh họa
“Hồi ấy vàng chưa đắt như bây giờ nên mỗi tháng vợ chồng mình đều mua 5 chỉ. Ngoài ra thì gửi tiết kiệm 15 triệu, cộng thêm 8 triệu tiền để dành đóng bảo hiểm. Sau khi trừ hết 3 khoản chi ấy thì chúng mình còn 65-70 triệu/tháng để trang trải tất cả các chi phí. Và gần như tháng nào cũng tiêu hết” .
Ngọc Hà chia sẻ và liệt kê các khoản chi hàng tháng của hai vợ chồng như sau:
- Phí dịch vụ, điện nước, wifi: 2 triệu.- Tiền gửi 2 xe ô tô: 3 triệu.- Tiền gửi 2 xe máy: 300.000đ.- Tiền thuê giúp việc: 5 triệu.- Tiền mua thực phẩm: 7-8 triệu.
- Tiền hẹn hò, ăn uống bên ngoài: 6 triệu.
Như vậy hàng tháng, vợ chồng Ngọc Hà chi tiêu hết khoảng 21-23 triệu đồng cho các nhu cầu cơ bản. Hơn 40 triệu còn lại, Ngọc Hà chỉ biết “gói” trong một từ: Mua sắm.
“Công việc của vợ chồng mình đều khá bận nên thường chỉ có cuối tuần, hai đứa mới có thời gian ăn uống, hẹn hò; cũng chẳng đi du lịch nhiều như hồi còn yêu nhau, nên tiêu hết nhiều tiền chắc vì nghiện mua sắm đấy. Cuối tuần cứ lang thang ăn uống, cà phê rồi lại tạt té vào TTTM, shop này shop kia nên tốn kém kinh khủng” – Ngọc Hà kể.
Video đang HOT
3 thay đổi giúp “ cải tổ chi tiêu”
Duy trì việc chi tiêu không kiểm soát khoảng 6-7 tháng đầu sau khi về chung một nhà, Ngọc Hà cho biết cả hai vợ chồng đều bắt đầu cảm thấy như thế là không ổn.
“Nếu cứ duy trì cách chi tiêu như thế thì đến khi có con, có khi chúng mình phải tiêu hết cả trăm triệu 1 tháng mất. Thế nên hai đứa tự bảo nhau phải tem tém lại, dù khi ấy chưa dự định có em bé đâu” - Ngọc Hà chia sẻ.
Ảnh minh họa
Phải mất tới 3-4 tháng, việc cắt giảm chi tiêu từ 60-65 triệu xuống còn 25 triệu/tháng của vợ chồng Ngọc Hà mới bắt đầu vào guồng. Để thành công làm được việc này, Ngọc Hà cho biết cả hai đều phải thay đổi từng thói quen nhỏ nhất, kể ra thì khá nhiều nhưng có thể gói gọn trong 3 việc dưới đấy.
1 – Không thuê giúp việc, vợ chồng tự dọn nhà và nấu nướng
Đây là khoản chi đầu tiên mà Ngọc Hà và Hải Thanh thống nhất cắt giảm vì nó không thực sự cần thiết.
“Nhà mình có robot hút bụi, máy giặt và máy sấy rồi nên việc nhà thực ra cũng không nhiều lắm. Hai đứa tự làm được, chẳng qua trước đó lười nên ỷ lại vào bác giúp việc thôi.
Nan giải nhất thì chỉ là chuyện nấu nướng vì chúng mình đều khá bận, gần như hôm nào cũng 7-8h tối mới về tới nhà. Nhưng nghĩ đi nghĩ lại thì cũng không thể giao hết chuyện bếp núc cho người khác được, sau này có con cũng phải tự mình vào bếp.
Thế nên chúng mình thống nhất ăn sáng và ăn trưa tự túc bên ngoài. Bữa tối mình sẽ cố nấu, không giỏi nên ban đầu toàn cho chồng ăn đồ luộc đồ hấp, giờ cũng đỡ hơn nhiều rồi” - Ngọc Hà kể lại.
2 – Giới hạn chi tiêu cá nhân ở mức 8 triệu đồng/người/tháng
Thời còn tiêu hơn 60 triệu/tháng, Ngọc Hà hoàn toàn không biết một tháng mình chi bao nhiêu cho những nhu cầu cá nhân, hay bao nhiêu cho các chi phí chung của hai vợ chồng. Tiền cứ để hết trong 1 tài khoản, chồng đưa lương nhưng đến khi chồng hết tiền, xin vợ thì vợ vẫn cho. Thế nên rất khó để quản lý dòng tiền.
Ảnh minh họa
“Sau khi cùng nhau xem xét lại thì chúng mình đều thấy phải đặt ra một hạn mức chi tiêu cá nhân cho từng người. Vì cả hai đứa đều ăn bữa trưa và bữa tối ở ngoài nên mình nghĩ 8 triệu/người/tháng là hợp lý vì vẫn còn tiền xăng và thi thoảng cà phê gặp gỡ bạn bè, đối tác nữa.
Ngoài ra, mình cũng phải mở thêm 1 tài khoản ngân hàng khác nữa, để chuyển tiền sinh hoạt phí vào đó, chứ không để chung với tiền tiêu cá nhân được, dễ lẫn và khó quản lý lắm” - Ngọc Hà cho biết.
3- Cuối tuần rủ nhau đi chơi thể thao thay vì đi shopping
Đây là quyết định có tác động lớn nhất tới công cuộc “cải tổ chi tiêu” của vợ chồng Ngọc Hà.
“Trước đây chúng mình chẳng hoạt động thể chất mấy. Trong tuần đi làm về muộn, cuối tuần lại rủ nhau đi ăn uống, mua sắm. Nghĩ đi nghĩ lại thì thấy như thế vừa tốn kém, vừa không healthy.
Thế nên hai đứa thống nhất cùng đi học tennis. Thời gian đầu thì học 2 buổi tối/tuần. Đến giờ thì chỉ chơi vào thứ 7, Chủ Nhật thôi vì trong tuần không sắp xếp được thời gian.
Vợ chồng muốn tiết kiệm nhiều hơn thì cứ tìm 1 hoạt động chung để tham gia, giảm thời gian rảnh rỗi lang thang cùng nhau lại là tiêu ít tiền đi hẳn” - Ngọc Hà khẳng định.
Tôi 40 tuổi và hành trình mỗi tháng tiết kiệm được gần 2 triệu đồng
Tôi năm nay 40 tuổi và đặt mục tiêu cho mình là mỗi tháng tiết kiệm được 500 tệ (gần 2 triệu đồng).
Tôi đã đạt được mục tiêu trong hai tháng đầu tiên và rất hạnh phúc.
Trước 40 tuổi, tôi chỉ biết tiêu tiền và không có khái niệm tiết kiệm
Trước đó, tôi không có khái niệm tiết kiệm. Khi tôi còn đi làm, toàn bộ tiền lương của tôi đều dành cho việc mua sắm. Tôi rất ít khi kiểm soát chi tiêu của gia đình và hiếm khi biếu bố mẹ tiền. Cách đây 5 năm, khi tôi 35 tuổi, con đang học lớp 1, tôi xin nghỉ việc để chăm con toàn thời gian. Chồng tôi hàng tháng đều cho tôi tiền sinh hoạt. Trừ chi phí sinh hoạt, về cơ bản cũng không còn bao nhiêu, dù có thì tôi cũng dùng để mua quần áo.
Ảnh minh họa
Tôi rất thích mua quần áo, hay nói đúng hơn là tôi thích cảm giác thích thú khi mua chúng. Tuy nhiên, sau khi mua, nhiều bộ quần áo thậm chí còn không được cắt nhãn mác mà chỉ được cất sâu trong tủ. Tôi cũng đã kiểm điểm bản thân, dù không còn nhiều tiền nhưng tại sao tôi vẫn tiêu hết? Có hai lý do: Một là tiêu tiền mua quần áo để trút bỏ những cảm xúc không tốt, giải tỏa căng thẳng; hai là tâm lý "đập lọ và vứt đi".
Bốn túi lớn đựng quần áo chưa sử dụng đã làm tôi tỉnh ngộ và có ý tưởng tiết kiệm ít tiền
Cho đến một ngày, tôi dọn sạch những bộ quần áo mình không mặc. Tôi dọn sạch bốn chiếc túi lớn, bao gồm áo gió, áo len, áo khoác denim, quần jean, áo sơ mi, váy hoa, v.v. Tôi xem qua từng cái một và thấy trong lòng tôi hơi phức tạp. Tôi cảm thấy thật đáng tiếc khi vứt chúng đi. Chúng đều được mua bằng tiền.
Ảnh minh họa
Lúc đó tôi cứ nghĩ, nếu tiết kiệm chỗ tiền đã mua quần áo thì tuyệt vời biết bao. Tuy nhiên, trên đời không có hối tiếc! Sau đó, tôi bán bốn túi quần áo lớn đi. Khi tôi nhận tiền, tôi cảm thấy như kiệt sức. Đó là lúc tôi bắt đầu nghĩ đến việc tiết kiệm ít tiền.
Bước đầu tiên để tiết kiệm ít tiền: Kiềm chế ham muốn mua sắm
Vì muốn tiết kiệm ít tiền nên tôi bắt đầu kiềm chế ham muốn mua sắm, đồng thời cũng bắt đầu học cách sử dụng các phương pháp khác để điều chỉnh những cảm xúc xấu của mình, chẳng hạn như ra ngoài tập thể dục 40 phút, mua cây xanh và tự trồng v.v. Trong tháng đầu tiên, tôi thậm chí còn gỡ cài đặt một số ứng dụng mua sắm.
Đôi khi, khi đi ngang qua một cửa hàng và nhìn thấy bộ quần áo vừa vặn với mắt mình, tôi sẽ có một cuộc đấu tranh nội tâm mạnh mẽ, tôi đã đắn đo rất lâu về việc có nên mua hay không, nhưng cuối cùng tôi đã không làm vậy. Có lẽ không ai có thể hiểu được sự giằng xé trong lòng tôi.
Ảnh minh họa
Bước thứ hai để tiết kiệm ít tiền: Tiết kiệm và kiềm chế bản thân
Cuối cùng, hãy để tôi nói về nguồn tài chính tiết kiệm được 500 nhân dân tệ mỗi tháng của tôi. Vì hiện tại tôi đang chăm sóc con toàn thời gian nên chồng tôi chịu trách nhiệm mọi chi phí trong gia đình. Tôi đã nói trước đó, sau khi loại trừ chi phí sinh hoạt hàng ngày sẽ dư một chút.
Ngoài ra vào các ngày lễ, chồng tôi sẽ tặng tôi một chút tiền. Vì vậy, chỉ cần tôi tiết kiệm và kiềm chế bản thân thì vẫn có cơ hội tiết kiệm được 500 tệ mỗi tháng. Tôi cũng rất hài lòng với điều này. Suy cho cùng, đây là bước đầu tiên để tôi bắt đầu tiết kiệm. Dù có hơi khó khăn nhưng tôi sẽ kiên trì.
Bước thứ ba để tiết kiệm ít tiền: Kiên trì tích lũy ít sẽ kiếm được nhiều tiền hơn
Mọi thứ lúc đầu đều khó khăn, nhưng một khi bạn bước được bước đầu tiên, bạn sẽ ngày càng tiến bộ hơn trong tương lai. Tôi hy vọng kinh nghiệm của tôi có thể mang lại cho bạn sự khích lệ nào đó
Bà nội trợ Nhật tiết kiệm 817 triệu đồng trong 3 năm chỉ bằng cách sử dụng đồ lưu trữ Ngoại trừ giỏi việc nhà các bà nội trợ Nhật Bản cũng rất tiết kiệm chi tiêu! Khi nói đến các vấn đề trong nhà, các bà nội trợ Nhật Bản đặc biệt giỏi trong việc cất giữ và dọn dẹp. Họ cũng có thể tiêu tiền một cách khôn ngoan và lập kế hoạch tiết kiệm cố định. Bà nội trợ Nonoko....