Công cụ AI phát hiện tin giả của Facebook bị qua mặt ra sao?
Một nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ cần áp dụng vài điều chỉnh nhỏ trong nội dung đăng tải thì người dùng có thể “lách” được công cụ kiểm tra tin giả của Facebook.
Các nỗ lực của Facebook trong việc kiểm soát tin giả được cho là vẫn chưa đủ
Nhóm vận động phi lợi nhuận Avaaz đã tiến hành một nghiên cứu và tìm ra điểm hạn chế cơ bản của công cụ kiểm tra tin giả mà Facebook đang sử dụng. Nhiều trang lan truyền tin giả đã thành công trong việc nghĩ ra cách qua mặt nó.
Khi kiểm tra một bài đăng bị báo cáo, hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) trong công cụ sẽ gắn cờ và dán nhãn cảnh báo các phiên bản khác nhau của bài đăng. Tuy nhiên, trang lan truyền tin giả chỉ cần chỉnh sửa một chút trên hình ảnh là sẽ “thuận buồm xuôi gió”.
Video đang HOT
Nhóm nghiên cứu của Avaaz đã xem xét 119 trang phát tán tin giả có “sai phạm lặp lại”, với số lần tái phạm tối thiểu là ba, để hiểu cách chúng đã vượt qua hệ thống AI của Facebook như thế nào.
Hóa ra, tất cả những gì chúng làm là thay đổi màu nền hoặc kiểu chữ trên hình ảnh gốc, hoặc thay đổi vị trí của văn bản, cũng như cắt bớt tỷ lệ ảnh. Còn có cách lấy đoạn văn bản từ hình ảnh gốc và đưa lên một hình ảnh khác. Đơn giản hơn, chúng có thể gõ lại đoạn văn bản xuất hiện trong hình ảnh và đăng dưới dạng dòng trạng thái ( status). Tất cả phương thức này sẽ giúp né tránh thành công hệ thống AI của Facebook, tức là các phiên bản tạo ra sẽ không bị dán nhãn cần xác thực hoặc cảnh báo.
Avaaz ước tính 119 trang phát tán tin giả trên đã đạt 5,2 tỉ lượt xem từ tháng 8.2019 đến tháng 8.2020. Các phiên bản thay thế được tạo ra từ những bài đăng bị Facebook kiểm duyệt đã đạt 141 triệu lượt xem, với 5,6 triệu lượt tương tác.
Ở Mỹ, những thông tin giả có xu hướng xoay quanh giới chính trị gia. Điều này có thể liên quan đến việc họ được miễn trừ khỏi nhiều quy tắc của Facebook. Dẫu vậy, thông tin giả mà họ đăng tải vẫn có khả năng bị Facebook “tóm” nếu trước đó nó từng bị đưa vào danh sách đen. Nhưng nếu các chính trị gia áp dụng những phương thức mà Avaaz đã tìm ra thì họ sẽ an toàn.
Avaaz đã trình bày phát hiện cho Facebook trước khi công bố nghiên cứu. Nhóm cho biết Facebook đã thêm nhãn cảnh báo vào 4% trong số 738 bài đăng mà nhóm báo cáo. Mạng xã hội cũng loại bỏ 3% khác. Tuy nhiên, phần lớn chúng vẫn còn trên nền tảng mà không bị gắn nhãn cảnh báo.
Những con số đáng sợ về nạn tin giả về sức khoẻ, y tế trên Facebook
84% các thông tin sai lệch về y tế, sức khoẻ trên Facebook không hề được mạng xã hội này cảnh báo.
Phần lớn các bài đăng trên Facebook chứa các thông tin về y tế sai sự thật - 84% - không được hãng này gắn bất kì nhãn đặc biệt hay cảnh báo nào, theo một nghiên cứu từ Avaaz.
Facebook CEO Mark Zuckerberg. Ảnh: Drew Angerer/Getty Images
Được biết, để đưa ra được kết quả này, Avaaz, một tổ chức phi lợi nhuận của Mỹ đã nghiên cứu 174 nội dung được kiểm ra tính xác thực bởi các bên thứ ba đáng tin cậy và được xác định có chứa các thông tin sai sự thật.
Avaaz tìm ra rằng không ít các bài đăng sai sự thật đã đến được với hàng triệu người. Cũng theo tổ chức này, trong năm ngoái, các thông tin sai sự thật và sức khoẻ, y tế đã được xem 3,8 tỉ lần tại ít nhất năm quốc gia là Anh, Pháp, Đức, Ý và Mỹ. Năm nay, lượng thông tin sai sự thật tăng vọt vào tháng 4, cùng thời điểm virus corona lây lan mạnh trên thế giới. Avaaz kết luận rằng Facebook mang đến "mối đe doạ lớn" cho y tế cộng đồng.
Bên cạnh đó, Avaaz xác định rằng nội dung từ 10 website lớn nhất có chứa các thông tin sai lệch về y tế có nhiều lượt xem trên Facebook hơn gấp 4 lần nhóm các website đến từ các cơ quan y tế có thẩm quyền như WHO hay CDC Mỹ.
Avaaz khuyến nghị Facebook nên đặt các thông tin đính chính đúng sự thật và độc lập bên cạnh các nội dung sai sự thật được chia sẻ trên mạng xã hội này. Theo đó, niềm tin của người dùng vào các nội dung sai sự thật có thể được giảm tới 50%. Bên cạnh đó, Facebok cũng nên chỉnh sửa thuật toán để khả năng tiếp cận người dùng của các nội dung sai sự thật bị giảm đến 80%.
Nhiều quốc gia muốn trừng phạt YouTube vì lan truyền tin giả Nhiều kênh YouTube đang lừa người dùng đọc tin và kiếm tiền bằng cách sao chép tin tức từ các báo nổi tiếng, giật tiêu đề và hình ảnh gây hiểu lầm. Tại Việt Nam, nếu mở ứng dụng YouTube và kiểm tra mục "Trending", là những video được quan tâm nhất, đôi lúc bạn sẽ gặp một video tin tức. Điều đó...