Công chúa Mako đón tuổi 30 trước khi lên xe hoa với hôn phu, sắp sửa thoát khỏi “chiếc lồng son” và cuộc sống áp lực nơi cung cấm
Với Mako, trở thành một Công chúa không phải là điều tuyệt vời nhất mà thứ đáng giá hơn cả đó chính là Tự Do.
Vào ngày hôm nay (23/10), Công chúa Mako chính thức bước sang tuổi 30, đây cũng là sinh nhật cuối cùng của cô với tư cách là một thành viên của gia đình hoàng gia trước khi cô kết hôn với bạn trai thường dân. Hoàng gia Nhật cũng đã chia sẻ những bức hình mới nhất của Công chúa để kỷ niệm dịp đặc biệt này.
Trước đó vào chiều ngày 22/10, Công chúa Mako đã diện kiến Nhật hoàng Naruhito và Hoàng hậu Masako. Đây là một trong các nghi thức cần thực hiện trước đám cưới với hôn phu thường dân Kei Komuro vào tuần tới. Hôn lễ của công chúa sẽ không thực hiện một loạt nghi lễ truyền thống bởi áp lực của dư luận.
Bộ ảnh mừng sinh nhật tròn 30 tuổi của Công chúa Mako vào ngày hôm nay.
Mako tới diện kiến Nhật hoàng và Hoàng hậu chiều 22/10.
Theo Kyodo, Công chúa Mako đã gặp Nhật hoàng và Hoàng hậu cùng con gái duy nhất của họ, Công chúa Aiko, trong khoảng một tiếng. Mako lựa chọn bộ trang phục màu xanh thanh nhã và đeo trang sức ngọc trai. Theo kế hoạch, một ngày trước đám cưới, cô cũng sẽ gặp ông bà mình – Thượng hoàng Akihito và Hoàng Thái hậu Michiko – vào ngày 25/10.
Áp lực của Công chúa
Sunagawa, người quen biết với Công chúa Mako từ thời đại học, cho biết cô rất đồng cảm với Công chúa Mako khi kết hôn ở tuổi 30, cô mô tả đây là thời điểm “rất căng thẳng”. Người bạn này cho biết: ” Ở tuổi cô ấy, cộng với việc không thể tự do hẹn hò, tạo thêm rất nhiều áp lực. Tôi cũng từng trải qua điều tương tự “.
Không phải đến khi đính hôn với một thường dân, Công chúa Mako mới làm những việc được xem là bất thường đối với một người thuộc hoàng gia. Trước đó, cô quyết định theo học Đại học Cơ đốc giáo Quốc tế Tokyo, một trường nghệ thuật tự do tư nhân nổi tiếng với phương pháp giáo dục toàn cầu. Khi đó, Công chúa Mako gây chấn động dư luận khi trở thành thành viên hoàng gia đầu tiên đăng ký học tại trường đại học tư thục, thay vì Đại học Gakushuin – một học viện cao cấp, nơi tất cả người thân của cô đều theo học trước đó.
Công chúa Mako được xem là có nhiều điểm giống với Meghan Markle, Nữ công tước xứ Sussex của hoàng gia Anh. Meghan cùng chồng là Hoàng tử Harry, rời khỏi hoàng gia Anh.
Mako được ví giống với Meghan muốn phá bỏ các quy tắc hoàng gia.
Video đang HOT
” Sự thách thức tương đồng của hai người phụ nữ đã chứng minh rằng có rất nhiều hạn chế vẫn còn áp đặt lên hoàng gia “, Akira Yamada, giáo sư tại Đại học Meiji, người nghiên cứu lịch sử Nhật Bản, nói.
Giáo sư Yamada cho biết thêm vì gia đình hoàng gia có vị trí đặc biệt trong xã hội Nhật Bản đồng nghĩa với việc các thành viên không có các quyền giống như những người dân Nhật Bản khác được hưởng. Họ luôn phải đối mặt với rất nhiều áp lực từ phía dư luận. Đối với các thành viên nữ của hoàng gia, tình hình thậm chí còn phân biệt đối xử hơn, họ sẽ phải rời khỏi hoàng gia nếu kết hôn với thường dân.
Bản thân Công chúa Mako cũng phải hứng chịu búa rìu của dư luận vì đơn giản người cô chọn làm chồng không phù hợp với quan điểm của đại đa số người dân. Chuyện trăm năm cả đời của Mako, không chỉ đơn thuần là chuyện của bản thân cô, gia đình cô mà nó là là chuyện của cả dư luận. Cách thời điểm diễn ra đám cưới của công chúa vài tuần, một số người thậm chí đã xuống đường biểu tình để phản đối cuộc hôn nhân.
Khao khát tự do
Khi quyết định kết hôn với bạn trai 9 năm Kei Komuro, Công chúa Mako cũng cho biết sẽ không nhận khoản tiền hồi môn trị giá hàng chục tỷ đồng. ” Cô ấy muốn sống một cuộc sống bình thường, có thể tự đưa ra quyết định với tư cách là một người phụ nữ và kết hôn vì tình yêu “, giáo sư Yamada nhận định.
Người bạn Sunagawa cũng đồng cảm với những khó khăn về mặt tinh thần mà Công chúa Mako đã phải trải qua. ” Nếu đang sống như một phụ nữ ở Nhật Bản, bạn hẳn đã bị xã hội hoặc gia đình đẩy vào những chuẩn mực giới tính này. Đối với Công chúa Mako, cô ấy đối mặt những áp lực ấy từ cả giới truyền thông “, giáo sư cho biết.
Sau gần bốn năm chờ đợi, Mako và Komuro cuối cùng cũng làm đám cưới vào ngày 26/10. Đám cưới này không chỉ kết thúc gần bốn năm bị chỉ trích gay gắt của công chúng mà còn giải thoát Công chúa Mako khỏi chiếc “lồng vàng hoàng gia”. ” Công chúa sẽ rời bỏ chiếc lồng vàng và vươn mình ra ngoài, nơi cô đủ tự do làm điều mình yêu thích “, ông Yamada nói.
” Có rất nhiều người ở Nhật Bản cảm thấy day dứt vì thực tế họ không thể nói chuyện tự do hoặc kết hôn với người họ muốn. Hành động của Công chúa Mako đang gửi đi thông điệp rất mạnh mẽ rằng bạn có thể sống cho chính mình “, giáo sư Yamada nhận xét.
Quyết định công bố đang điều trị chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (Post-traumatic stress disorder – PTSD) sau nhiều năm bị công chúng giám sát gắt gao, Công chúa Mako ” chứng minh cô ấy chỉ là con người bình thường, có thể bị tổn thương như bao người khác “, ông Yamada nói thêm. Mặc dù vậy, áp lực từ dư luận lên cuộc hôn nhân của Công chúa vẫn tồn tại cả sau khi cô tiết lộ về tình trạng bệnh của mình.
Công chúa Mako sẽ trở thành người phụ nữ thứ chín trong hoàng gia Nhật Bản cưới một thường dân và là người đầu tiên từ bỏ cả nghi lễ truyền thống lẫn tiền hồi môn từ sau Thế chiến II. Tuy nhiên, với Công chúa Mako việc được sống với người mình yêu và được tự do làm những thứ mình muốn không phải gánh chịu những áp lực, đánh giá của người đời chính là những thứ vô giá, tiền bạc và địa vị chẳng thể nào sánh bằng.
Truyện cổ tích "không có thực" của Công chúa Nhật Bản: Nỗi sầu muộn nơi cung cấm và sự lựa chọn phá vỡ mọi rào cản để nghe theo con tim
Là một Công chúa Nhật Bản sở hữu địa vị cao quý nhưng cuộc đời của Mako lại không hề đẹp đẽ như trong truyện cổ tích.
Hẳn cô gái nào cũng từng mơ ước trở thành một nàng công chúa, sống trong những cung điện nguy nga, thừa hưởng những đặc quyền mà người thường không bao giờ có được và sẽ có cho mình một chuyện tình đẹp như mơ với chàng hoàng tử khôi ngô nào đó.
Thế nhưng thực tế bao giờ cũng phũ phàng hơn so với những giấc mơ đẹp đẽ ấy. Công chúa Mako của Nhật Bản là một minh chứng rõ ràng nhất cho điều này. Vào ngày 1/10, hoàng gia Nhật đã đưa ra thông báo chính thức, xác nhận Công chúa Mako, cháu gái 29 tuổi của Nhật hoàng Naruhito sẽ kết hôn với vị hôn phu cùng tuổi Kei Komuro, một chàng trai thường dân vào ngày 26/10.
Cặp đôi đã phải trải qua một chặng đường rất dài để đến được với nhau. Cả hai lần đầu gặp gỡ từ giảng đường ở trường đại học rồi đính hôn năm 2017 nhưng sau đó là quãng thời gian nghẹt thở của cặp đôi khi truyền thông lẫn dư luận đã có những đánh giá, bình luận không mấy tích cực về vị phò mã tương lai.
Không có lâu đài hay cỗ xe ngựa đẹp đẽ nào
Nếu mọi người đang mong đợi một hôn lễ xa hoa, tràn ngập những điều đẹp đẽ và xa xỉ nhất thì hãy chuẩn bị tinh thần để thất vọng đi. Sẽ chẳng có một hôn lễ đình đám nào diễn ra cả!
Thay vào đó, các nghi thức trong lễ cưới của Công chúa Nhật Bản sẽ được giản lược. Công chúa Mako và chồng sẽ chỉ xuất hiện trước công chúng trong một cuộc họp báo ngắn gọn và mang tính chuẩn mực. Cũng chẳng có cỗ xe ngựa xa hoa hay lâu đài lẫn cung điện nguy nga nào đang chờ đón họ.
Sau khi kết hôn, Công chúa Mako sẽ từ bỏ địa vị của mình và sống như bao người bình thường khác khi cùng chồng sang Mỹ định cư. Anh Komuro hiện đang làm việc trong một văn phòng luật ở New York sau khi vừa tốt nghiệp Đại học Fordham. Công chúa Nhật cũng được cho là đi tìm việc làm ở một phòng tranh để cùng chồng trang trải cuộc sống bên trời Tây.
Công chúa Mako sẽ trở thành thường dân sau khi kết hôn.
Đây chắc chắn là sự lựa chọn không thể nào tốt hơn trong thời điểm hiện tại đối với vợ chồng Công chúa Mako bởi lẽ ở Nhật Bản, họ không được truyền thông và dư luận ủng hộ. Sau khi công bố đính hôn, chẳng mấy ai hài lòng về vị phò mã thường dân này.
Hôn lễ của cặp đôi đã phải trì hoãn suốt 3 năm khi bên nhà trai có rắc rối tài chính với số tiền 36.000 USD (gần 1 tỷ đồng). Ngay lập tức, hình ảnh của anh Komuro đã xuống đến gần như mức 0 trong mắt dư luận Nhật Bản. Họ gán cho anh cái tên "kẻ đào mỏ" chỉ vì vụ lùm xùm tài chính này.
Trước áp lực bốn bề bủa vây, mới đây, vị hôn phu của Công chúa Mako phải lên tiếng giải thích về vụ rắc rối tài chính trên bằng một tài liệu dài 28 trang và Komuro khẳng định sẽ trả hết số tiền mà gia đình đã nợ, hoàn toàn không dựa vào hoàng gia, sử dụng tiền thuế của người dân.
Không phải "Harry - Meghan Nhật Bản"
Hoàng gia Nhật là một trong những dòng dõi hoàng gia lâu đời nhất thế giới và luôn tuân thủ các quy tắc, chuẩn mực, không để bất kỳ vụ việc lùm xùm nào ảnh hưởng tới danh dự và phẩm giá của các thành viên trong gia đình. Khác với hoàng gia Anh, hoàng gia Nhật rất kín tiếng, mỗi bước đi của họ đều được cân nhắc rất kỹ lưỡng và phải tuân thủ theo trình tự sắp đặt.
Do đó, Công chúa Mako và chồng Komuro không có khả năng xuất hiện trong cuộc phỏng vấn với Oprah hay ký hợp đồng sản xuất với Netflix như nhà Sussex. Cặp đôi cũng chẳng thể làm điều gì hào nhoáng hay tìm cách chiếm spotlight giống như vợ chồng Meghan.
Cặp đôi khác hoàn toàn với vợ chồng Meghan.
Scandal gần đây nhất của vợ chồng Công chúa Mako chỉ là do mái tóc kiểu đuôi ngựa của anh Komuro. Khi đặt chân tới sân bay Nhật Bản để chuẩn bị cho hôn lễ, vị phò mã ngay lập tức trở thành chủ đề gây tranh cãi gay gắt bởi kiểu tóc bị cho là không phù hợp với thuần phong mỹ tục của hoàng gia Nhật.
Có thể nói rằng, chỉ với một chi tiết nhỏ như vậy mà hôn phu của Công chúa Nhật Bản đã bị "dội gáo nước lạnh" khi quay về, rõ ràng làm phò mã đâu phải là chuyện sung sướng gì cho cam. Nếu như họ là Harry và Meghan Nhật Bản thì có lẽ cặp đôi sẽ chẳng còn con đường quay trở về quê hương.
Kiểu tóc đuôi ngựa của phò mã bị chỉ trích.
Từ bỏ tất cả để được hạnh phúc
Nếu bạn là một Công chúa quen được bao bọc từ nhỏ, liệu bạn có dám từ bỏ tất cả, quay trở lại vạch xuất phát ban đầu để lấy người mình yêu hay không?
Công chúa Mako đã dám làm điều ấy. Cô gái 29 tuổi quyết định từ bỏ tất cả những gì mình nhận được khi ở trong hoàng gia để bắt đầu cuộc sống mới bên người mình yêu. Thậm chí nàng công chúa này còn từ chối nhận khoản hồi môn 1,4 triệu USD (hơn 30 tỷ đồng) chỉ vì không muốn vị hôn phu bị mang tiếng là "kẻ đào mỏ".
Cô cũng sẵn sàng chấp nhận hôn lễ của mình sẽ bị giản lược một số thủ tục so với truyền thống. Mako sẽ là người đầu tiên trong hoàng gia Nhật làm điều này kể từ thời hậu chiến. Sở hữu thân phận và địa vị cao quý nhưng với Mako không có gì quan trọng bằng việc được sống với người mình yêu.
Hoàng gia Nhật cũng phải thừa nhận rằng vì áp lực dư luận quá lớn, Công chúa Mako đã được chẩn đoán mắc chứng rối loạn căng thẳng sau chấn thương (PTSD), một căn bệnh từng đeo bám dai dẳng, lấy đi quãng thời gian tươi đẹp của Hoàng hậu Nhật Bản Masako.
Bác sĩ tâm lý Tsuyoshi Akiyama đã mô tả các triệu chứng bệnh của công chúa bao gồm mất khả năng tập trung, uể oải và cáu kỉnh. Bác sĩ Akiyama hy vọng tình trạng của công chúa sẽ được cải thiện nếu Mako không còn tiếp xúc với những "bình luận ác ý" nhắm về cô và chồng sắp cưới.
Tất cả tiền tài và địa vị đối với Mako mà nói, đều là những thứ có hay không có thì cũng giống như nhau. Công chúa Mako có bằng thạc sĩ về bảo tàng nghệ thuật và nghiên cứu phòng trưng bày từ Đại học Leicester ở Anh, đã dành hơn 5 năm để làm việc cho viện bảo tàng tại Đại học Tokyo. Vậy mà cô sắp từ bỏ tất cả để bắt đầu một cuộc sống mới ở Mỹ. Liệu có mấy ai làm được?
Tương lai nào cho Công chúa quyết chọn tình yêu?
Mako không phải là nàng công chúa đầu tiên của hoàng gia Nhật lựa chọn làm dân thường, từ bỏ cuộc sống cao quý. Công chúa Mako là thành viên nữ thứ 9 trong hoàng gia kết hôn với thường dân thời hậu chiến ở Nhật Bản.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 1965 với The Asahi Shimbun, một tờ báo của Nhật Bản, Takako Shimazu, con gái út của cựu Nhật hoàng Hirohito, nói rằng bà đã tìm thấy được niềm hạnh phúc bình yên sau 2 năm sống ở Washington nơi chồng bà đang làm chủ một ngân hàng.
" Tôi hạnh phúc hơn so với trước kia. Là một người dân bình thường, tôi không chịu bất kỳ áp lực tinh thần nào. Tôi có thể sống vui vẻ, yên bình mà không còn trở thành tâm điểm chú ý của mọi người ", Takako Shimazu chia sẻ.
Công chúa Sayako, con gái cựu Nhật hoàng Akihito cũng là một người phụ nữ độc lập, tự chủ và mạnh mẽ. Bà đã quyết định từ bỏ địa vị hoàng gia để kết hôn với Yoshiki Kuroda, một nhà thiết kế đô thị rất bình thường. Hôn phu của bà còn là một đứa trẻ mồ côi cha nhưng điều đó chẳng thể ngăn cách tình yêu của hai người.
Năm 2005, cặp đôi chính thức trở thành vợ chồng. Sau khi dọn ra khỏi cung điện, công chúa Sayako không còn được hưởng bất kỳ đặc quyền nào. Công chúa đã từ bỏ công việc tại một trung tâm nghiên cứu khoa học để ở nhà làm nội trợ giống như nhiều phụ nữ truyền thống Nhật Bản khác. Chẳng ai ngờ rằng một công chúa lá ngọc cành vàng giờ đây phải tự dọn dẹp nhà cửa, học lái xe, đi siêu thị, nếu các món ăn truyền thống như bao người khác.
Vợ chồng Công chúa Sayako.
Và Công chúa Mako chắc chắn cũng sẽ phải làm quen dần với cuộc sống của một người dân thường, không được hưởng bất kỳ đặc quyền nào sau khi kết hôn. Nhiều trang tin Nhật Bản đã bày tỏ sự e ngại về tương lai cho cuộc hôn nhân đầy tranh cãi của Mako và vị hôn phu, họ còn dự đoán rằng cặp đôi sẽ sớm chia tay và Công chúa Nhật sẽ mất hết tất cả.
Tương lai không ai biết trước được sẽ như thế nào chỉ biết rằng với Công chúa Mako, hiện tại cô đang rất hạnh phúc khi có thể kết hôn được với người mà mình đã lựa chọn. Dù sau này có ra sao, Mako sẽ mãi để lại dấu ấn khó phai trong lòng công chúng về một vị công chúa đặc biệt, không giống bất kỳ nàng công chúa trong truyện cổ tích màu hồng nào.
Chân dung nàng công chúa Nhật Bản chống lại thế giới để ở bên người mình yêu, sắp sửa lên xe hoa với phò mã có "1-0-2" Công chúa Mako và hôn phu thường dân đều là những người tài giỏi và có cuộc sống kín tiếng. Công chúa Mako và hôn phu Kei Komuro hiện đang là tâm điểm chú ý của truyền thông Nhật Bản khi chỉ còn ít ngày nữa đám cưới của cặp đôi này sẽ chính thức diễn ra sau 3 năm bị trì hoãn....