“Cõng chữ” lên Khe Chữ
Hơn 1 năm trước, vào chiều tối 6-11-2017, một ngọn núi bất ngờ bị sạt lở đổ xuống ầm ầm, đá lăn dữ dội, tang thương bao trùm ngôi làng dưới chân núi ở Khe Chữ vùi lấp 6 ngôi nhà tại thôn 2, khiến 4 người chết, 144 ngôi nhà của đồng bào dân tộc nơi đây hư hỏng.
Ngay sau đó, chính quyền các cấp ở tỉnh Quảng Nam, lực lượng vũ trang Quân khu 5 nhanh chóng vào cuộc hỗ trợ đồng bào dọn về ngôi làng Khe Chữ mới, cách làng cũ khoảng 4km. Sau ngày xảy ra sự cố đau thương này, một năm sau, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ khánh thành và bàn giao, đưa vào sử dụng điểm trường học Khe Chữ tại thôn 2, xã Trà Vân, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam.
Lớp ghép 1 (13 em), lớp 2 (8 em) do cô Võ Thị Trinh phụ trách
Làng dân cư kiểu mẫu
Ngôi trường khởi công xây dựng từ tháng 8-2018, được thiết kế với 2 phòng học, 1 phòng công vụ, 1 khu nhà vệ sinh với tổng giá trị 1,5 tỷ đồng và hơn 130 triệu đồng đầu tư mua sắm máy móc, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy. Ngôi trường Khe Chữ khang trang đảm bảo việc học hành cho con em trong làng.
Chính quyền huyện Nam Trà My cũng triển khai nhiều phương án hỗ trợ bà con cải thiện đời sống; khuyến khích người dân chuyển đổi cây trồng, nhất là trồng cây dược liệu ngắn ngày, 3 tháng thu hoạch/lần.
Về lâu dài, những giống cây như: dổi rừng, đinh lăng, quế Trà My… cũng được chính quyền và ngành chức năng địa phương khuyến khích, hỗ trợ để bà con tham gia trồng sau khi đã ổn định đời sống tại nơi ở mới. Những ngôi nhà và nhiều công trình dân sinh được xây dựng giúp nơi đây trở thành làng dân cư kiểu mẫu.
Giao thông thông suốt đến tận làng. Lưới điện quốc gia cũng được kéo đến tận làng, phục vụ cấp điện ổn định cho 144 hộ dân với hơn 430 nhân khẩu. Với hệ thống cơ sở vật chất, hạ tầng xã hội như trên, việc người dân nâng cao đời sống của bản thân và gia đình sẽ thuận lợi hơn trước.
Ông Đinh Văn Thu, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam, cho biết, hiện nay nhà cửa, đời sống và đất sản xuất của người dân cơ bản ổn định; đường sá, hệ thống điện đã được đầu tư.
“Đảng và Nhà nước luôn quan tâm, ưu tiên các nguồn lực để hỗ trợ đầu tư cho các địa phương vùng sâu vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; trong đó, chú trọng sắp xếp các khu dân cư, tái định cư tại những vùng có nguy cơ sạt lở cao. Đề nghị chính quyền xã Trà Vân nói riêng và huyện Nam Trà My nói chung tiếp tục khảo sát, quan tâm hỗ trợ cho người dân tại những vùng đặc biệt khó khăn như làng Khe Chữ, không để người dân nào thiếu ăn, trẻ em phải được đến trường”, ông Đinh Văn Thu nói.
10 năm lên non
Tại điểm trường cũ có 2 giáo viên, khi chuyển sang trường mới cũng vẫn 2 cô giáo đó đảm trách việc giảng dạy. Lớp mầm non có 35 em do cô Hồ Thị Ngọ phụ trách. Còn lớp ghép (13 em lớp 1 và 8 em lớp 2) do cô Võ Thị Trinh đảm nhận.
Hơn 10 năm gắn bó với nghề, cô Võ Thị Trinh chia sẻ trong xúc động khi chuyển sang điểm trường mới: “Trên này đường sá dễ đi hơn, chứ nơi dạy cũ phải đi bộ lên mấy nóc (núi – PV), mất 2 – 3 giờ, vì không thể chạy xe lên tận nơi được. Nhớ ngày trước đi bộ lên lớp, vai thì cõng ba lô, tay xách thức ăn, dầu, mắm muối… đủ thứ, trông giống đi buôn chứ không giống giáo viên chút nào. Nhà thì dựng tấm ván trống trước trống sau, xin được mấy tấm tôn che lại cho mùa mưa đỡ ướt lạnh. Thức ăn như thịt kho có khi dùng đến 2 tuần, kho đi kho lại muốn “lủng” nồi nhưng vẫn cứ ăn. Cuối tuần, cán bộ, nhân viên điểm trường về nhà hết, một mình tôi ở lại. Lúc đầu có xuống nhà dân ngủ nhưng thấy mưa gió đi lại bất tiện nên đành thui thủi một mình ở trường. Riết thành quen, nên hơn cả tháng mới “xuống núi” đi hơn 100km về nhà một lần”.
Cô Trinh năm nay 42 tuổi, quê ở huyện Tiên Phước (tỉnh Quảng Nam), đã có chồng nhưng vì cuộc sống hiện tại còn khó khăn nên cô chưa tính được chuyện sinh con. Cô Trinh tâm sự: “Hiện nay thu nhập cũng chỉ đủ chi tiêu cho bản thân. Nếu sinh con nữa chắc rất khó khăn. Khi dạy ở trường cũ, tuy có cực nhọc nhưng bên cạnh đó cũng có niềm vui riêng. Nhìn những em học sinh từ lúc đến trường không biết chữ, được thầy cô tận tâm dạy dỗ, bây giờ đã biết đọc, biết viết và thậm chí có nhiều em đã học hết cấp 3, nên tôi thấy rất vui. Sau vụ sạt lở núi, để các em tiếp tục học tập, điểm trường chuyển sang bên này mượn trạm của công trình đang xây dựng học tạm và học sinh gọi là “trường tấm bạt” vì chỉ được che bằng bạt xung quanh. Bây giờ có trường bê tông thì quá sướng rồi”.
Ở vùng miền núi, đối với đồng bào dân tộc thiểu số, chuyện đi học của con em không được cha mẹ quan tâm lắm. Thầy cô vận động học sinh đến lớp không dễ chút nào. Cô Trinh phải cùng học sinh đến tận nhà để vận động các em khác đi học. Khi đến nhà, nếu không gặp học sinh mà chỉ gặp phụ huynh thì họ thường bảo: “Mình không biết, tối nó không ngủ với mình nên mình không biết nó đi đâu. Mình nói nó không được, cô giáo thích làm gì thì cô làm”.
Ngoài việc khuyên nhủ, nhiều lúc cô giáo phải “xuống nước” năn nỉ. Nếu được cha mẹ đồng ý thì cõng học sinh đi liền, vì lo họ đổi ý và nếu để các em nghỉ học một buổi thì sẽ có đà nghỉ tiếp. “Chuyện thiếu thốn vật chất thì thầy cô san sẻ được, nhưng chuyện các em không chịu đi học, phụ huynh không hợp tác là vấn đề đau đầu nhất hiện nay. Đặc biệt, có những phụ huynh nghiện rượu, muốn con em họ đến lớp thì phải đem rượu đến mời họ uống để nói chuyện. Nhưng là phụ nữ, chúng tôi không uống nhiều được. Tuy nhiên, cũng có một số cha mẹ rất quan tâm đến việc học của con em và đây chính là niềm vui lớn nhất của giáo viên chúng tôi”, cô Trinh trải lòng.
Nhà trường khuyến khích thầy cô bồi dưỡng thêm kiến thức cho học sinh vào chiều thứ ba và thứ năm hàng tuần, nhưng chỉ có trò giỏi ở lại học, còn số trò tiếp thu bài chậm thì không muốn đi. Đa số học sinh vùng cao tiếp thu kiến thức rất chậm nên công tác giảng dạy của giáo viên cũng cần có phương pháp riêng, dễ hiểu hơn.
Nói về phương pháp giảng dạy cũng như kinh nghiệm dạy học sinh đồng bào dân tộc, cô Trinh chia sẻ: “Hiện nay, trình độ học sinh không đồng đều, vậy nên trên giấy tờ có 2 trình độ lớp 1 và lớp 2, nhưng thực tế tôi phải phân chia đến 6 trình độ. Một số em đọc tốt, số đọc chậm, số chỉ đánh vần, số chưa biết chữ cái, số biết đọc nhưng không biết viết… Giáo viên thì kiêm hết tất cả các môn: tiếng Việt, toán, thể dục, múa hát, vẽ… nhưng đâu phải môn nào giáo viên cũng biết sâu và có năng khiếu. Vì vậy, chúng tôi phải tập luyện và tự nghiên cứu rất nhiều, làm sao để các em có thể tiếp thu một cách tốt nhất”.
Cũng là cô giáo cắm bản, vừa dạy học vừa đến từng nhà khảo sát, vận động phụ huynh đưa các em ra lớp, cô Hồ Thị Ngọ tâm sự: “Tôi gắn bó điểm trường Khe Chữ từ khi người dân chuyển về đây. Cơ sở vật chất thiếu thốn, phải học ở ngôi trường tạm. Năm nay, cô trò đều vui mừng khi được học trong ngôi trường mới kiên cố, an toàn”.
Thầy Hồ Văn Hạnh, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Trà Vân, cho biết: “Điểm trường mới hoàn thành và được đưa vào sử dụng, giúp học sinh vùng sâu vùng xa thuận lợi hơn trong học tập, phụ huynh an tâm hơn, nhất là vào những mùa mưa bão, sạt lở núi. Mong rằng sự quan tâm đầu tư này sẽ góp phần giúp các em phấn đấu học tập, đặc biệt phụ huynh là việc động viên con em không bỏ học giữa chừng”.
NGỌC PHÚC
Video đang HOT
Theo SGGP
Nhiều phụ huynh vùng cao cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp
Nhiều giáo viên vùng cao cho biết: Một trong những trở ngại lớn nhất của giáo dục nơi đây đó là phụ huynh chưa nhận thức được ý nghĩa thật sự của việc học.
Nhiều phụ huynh cho con đi học chỉ để lấy trợ cấp
Một hiệu trưởng trường cấp 2 tại Hà Giang cho biết: Nhiều hôm sĩ số tại một trường chuẩn Quốc gia cũng vắng đến 30 em.
"Chúng tôi có thông lệ, các trường trong huyện từ 7-8 giờ sáng phải báo cáo sĩ số về Phòng giáo dục.
Trong báo cáo, có buổi các trường vắng học sinh rất nhiều. Thậm chí có trường chuẩn Quốc gia nhưng cũng thường xuyên vắng đến 30-40 em".
"Việc báo cáo này cũng chỉ tương đối thôi, con số chắc chắn phải hơn như thế.Cũng theo vị hiệu trưởng này, con số trên cũng chưa chắc đã trung thực.
Vì lý do các trường sợ bị đánh hạ điểm nên không dám khai đúng số học sinh nghỉ.
Nếu trường nào học sinh nghỉ quá nhiều trong thành tích của trường sẽ bị trừ 100 điểm.
Cho nên nhiều trường không dại gì báo cáo đúng con số học sinh nghỉ.
Việc khai báo này cũng không phải lo Phòng giáo dục biết vì họ có xuống thực tế tại trường ngày nào cũng kiểm tra đâu".
Vị hiệu trưởng này chỉ ra nhiều lỗ hổng trong việc quản lý học sinh vùng cao:
"Sau các dịp nghỉ lễ, đặc biệt là sau Tết Nguyên Đán số lượng học sinh nghỉ học rất đông.
Có nhiều em chúng tôi đến vận động nhưng nhất quyết không chịu đi học.
Các trường vì muốn đảm bảo thành tích một là phải báo cáo số lượng học sinh nghỉ học ít hơn so với thực tế.
Đối với các em bỏ học các trường vẫn để tên của học sinh trong danh sách lớp.
Nhưng đến đợt hè thì việc lý do em học sinh đó chuyển sang trường khác. Phòng cũng đành bó tay".
Lấy ví dụ một trường cấp 2 trên địa bàn huyện năm 2018 có đến 16 em bỏ học.
Nhà trường vẫn để tên trong danh sách lớp sau đó đến đầu năm học trường lấy lý do học sinh chuyển vào Tây Nguyên với bố mẹ hoặc đi Trung Quốc.
"Những cái đấy ai mà kiểm tra được. Bây giờ họ bảo học sinh theo bố mẹ vào Tây Nguyên hay đi Trung Quốc.
Ai mà sang Trung Quốc hay vào Tây Nguyên kiểm tra được".
Một số hiệu trưởng, giáo viên tại các trường vùng cao cũng tâm sự rằng:
Khó khăn lớn nhất trong giáo dục vùng cao là thay đổi nhận thức của phụ huynh học sinh.
"Nhiều phụ huynh đặc biệt là người dân tộc Mông họ không quan tâm đến việc học của con cái. Nhiều em đi học chỉ để lấy trợ cấp của Nhà nước.
Phụ huynh cứ đến gần ngày lấy trợ cấp lại đưa con xuống trường học vài ngày để lấy trợ cấp xong lại ra đón về đi nương, rẫy, chăm em.
Học sinh rất ít đứa học lên cấp 3, chỉ học hết lớp 9 là chúng bỏ học ở nhà lấy chồng hoặc đi làm nương rẫy".
Nhiều phụ huynh vùng cao chia sẻ thật lòng họ thích cho con ở nhà hơn là đi học (Ảnh: Vũ Ninh)
Thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng (Văn Chấn, Yên Bái) tâm sự những khó khăn trong việc vận động học sinh không bỏ học:
"Những năm đầu tôi nhận công tác ở trường học sinh bỏ học rất nhiều. Thầy cô phải đốt đuốc lên bản vận động từng nhà.
Lần đầu họ tiếp, lần thứ hai họ khó chịu, lân ba ho đuôi thăng: thôi thăng thây Thanh nghe tao vê đi tao không cho con đi hoc đâu.
No ơ nha con đơ đân đươc tao va lam ra tiên, cho no đi hoc chăng đươc gi ma con mât tiên xăng xe may chơ đi".
Chia sẻ thêm, nhiều giáo viên cho biết: Phụ huynh nơi đây cho con đi học vì những cái trước mắt như tiền trợ cấp, gạo của Nhà nước, cơm của Nhà nước chỉ chẳng vì chuyện học hành của con trẻ.
Giải pháp hiệu quả kéo học sinh vùng cao trở lại trường học
Trước thực trạng này, các địa phương phải tự chủ động sáng tạo các hình thức vận động, tuyên truyền để kéo học sinh đến lớp.
Thầy Nguyễn Thành Trung, hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Nàn Ma (Xín Mần, Hà Giang) tâm sự:
"Bên cạnh biện pháp chính đó là tuyên truyền, vận động chúng tôi cũng kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương.
Các trường báo cáo ví dụ như ở trường có em này hay nghỉ học tự do.Như ở xã tôi, chính quyền họ cũng vào cuộc thành lập một ban vận động học sinh.
Xã có 23 công chức thì sẽ chia đầu người quản lý học sinh.
Mỗi một người phụ trách mấy em chẳng hạn.
Khi học sinh không đi học, nhà trường và các thầy cô không vận động được thì gọi đến cái ông được phân công".
Ngoài ra giải pháp thứ hai mà các cấp chính quyền, nhà trường thực hiện đó là cơ chế thưởng phạt theo quy ước.
"Thôn bản thực hiện theo cái quy ước của họ. Cuối tháng nhà trường tổng hợp em nào nghỉ nhiều không lý do, không xin phép thì họ phạt tính ra tiền ngô.
Một buổi nghỉ bị phạt 5 nghìn đồng hay sao ấy. Nếu không có tiền thì họ nộp bằng ngô.
Việc này thực hiện được 5 năm nay rồi. Học sinh đi học đều hơn rất nhiều.
Trước đây họ vẫn cho con em họ đi học nhưng chập chờn hơn. Từ ngày thực hiện quy chế này học sinh đi học đầy đủ hơn, nghiêm chỉnh hơn".
Sau đợt nghỉ Tết thầy Trung cho biết vẫn có tình trạng học sinh nghỉ học do quên lịch hay mải chơi:
"Trong trường hợp các em học sinh nghỉ không có lý do lần thứ nhất chúng tôi gọi điện thoại vận động phụ huynh.
Nếu vận động không được thì các thầy cô phải đến tận nhà thuyết phục học sinh và gia đình.
Bởi vì những người dân ngày Tết họ còn mải chơi lắm chưa để ý đến việc học hành của con em".
Quan tâm và chăm lo cho học sinh bằng tình thương và trách nhiệm là giải pháp kéo học sinh vùng cao trở lại trường (Ảnh: Vũ Ninh)
Bên cạnh các giải pháp tuyên truyền và quản lý, theo thầy Nguyễn Đức Thành, Hiệu trưởng Trường tiểu học và trung học cơ sở Nậm Búng các giáo viên phải thực sự như cha mẹ của học sinh:
"Phải chăm học sinh như chăm con. Có khi còn khó hơn chăm con nữa.
Vì con cái mình có thể bảo ban, nhắc nhở, cáu quá thì mắng một hai câu nhưng học sinh thì không thế được.
Phải nhẹ nhàng với các em không nó giận nó bỏ về nhà đấy.
Từ ngày trường chuyển lên thành trường bán trú các thầy cô phải kiêm thêm cả nhiệm vụ chăm sóc trẻ về miếng ăn, giấc ngủ".
Các thầy cô đều cho rằng, gốc rễ của giáo dục chính là tình thương. Các trường phải chào đón học sinh như con, yêu thương và che chở cho các em.
Có như thế học sinh và phụ huynh mới nhận thức được ý nghĩa thực sự của việc được đi học.
Phát biểu tại phiên thảo luận về dự thảo Luật Giáo dục (sửa đổi) tại phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Hà Ngọc Chiến chỉ ra nguyên nhân bỏ học của học sinh dân tộc thiểu số miền núi và vùng đặc biệt khó khăn.
Theo ông Hà Ngọc Chiến: Có nguyên nhân là lúc đầu các cháu đi học được hưởng chế độ vì đang cư trú ở vùng đặc biệt khó khăn, nhưng đang học giữa chừng, địa bàn của mình thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn nên không được hưởng chế độ nữa nên bỏ học.
Theo ông Chiến đánh giá đây là việc khá phổ biến, khi học Trung học Cơ sở thôn bản của mình là vùng đặc biệt khó khăn.
Khi học tiếp lên Trung học Phổ thông các em phải đi xa hơn, chi phí tốn hơn.
Cùng thời điểm đó thôn bản lại thoát khỏi vùng đặc biệt khó khăn, nên không được hưởng chế độ như trước. Vì thế mới dẫn đến tình trạng học sinh bỏ học.
Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị: "Do đó, các điều về chính sách với học sinh vùng đặc biệt khó khăn phải tính toán lại để khi các cháu được hưởng chế độ suốt quá trình đi học, không cắt giữa chừng của các cháu".
Vũ Ninh
Theo giaoduc.net
Hoa hậu H'Hen Niê truyền hoài bão cho học sinh vùng dân tộc Là một trong 10 Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2018, top 5 Hoa hậu Hoàn vũ Thế giới H'Hen Niê đã có những chia sẻ về sự học của học sinh vùng dân tộc - quê hương của Hoa hậu. H'Hen Niê trao học bổng tặng các em học sinh nghèo vượt khó Trường THCS Lê Hồng Phong (Cư M'gar,...