Công bố trang phục mới của Thẩm phán khi xét xử
Tại buổi họp báo sáng 20/9, TAND tối cao đã giới thiệu mẫu trang phục xét xử mới của Thẩm phán các cấp. Dự kiến, trong tháng 10/2016, ngành tòa án sẽ chính thức áp dụng tại một số địa phương mẫu trang phục xét xử mới này.
Mẫu trang phục mới dành cho Thẩm phán khi xét xử sẽ được áp dụng thử nghiệm tại một số tỉnh thành từ tháng 10/2016.
Xem trang phục mới của Thẩm phán khi xét xử
Thông tin tại buổi họp báo, đại diện TAND tối cao cho biết, thời gian qua, các Tòa án đã giải quyết 320.513 vụ án các loại trong tổng số 418.374 vụ án đã thụ lý. Số vụ án còn lại hầu hết trong thời hạn luật định và đang được xem xét, giải quyết.
Tòa án các cấp sơ thẩm đã ra quyết định thi hành án hình sự đối với 77.682 người bị kết án mà bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, đạt tỷ lệ 99,9%; quyết định miễn, giảm thời hạn chấp hành hình phạt tù cho 48.287 phạm nhân do cải tạo tốt; quyết định hoãn, tạm đình chỉ, đình chỉ chấp hành hình phạt tù đối với 2.702 phạm nhân.
Việc ra quyết định kháng nghị hoặc không kháng nghị và trình Chủ tịch nước xem xét đơn xin ân giảm hình phạt tử hình được Chánh án TAND tối cao thực hiện đúng quy định của pháp luật.
Buổi họp báo của TAND Tối cao.
Video đang HOT
Liên quan đến việc thực hiện bồi thường theo Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, các Tòa án đã thụ lý 7 yêu cầu bồi thường thuộc trách nhiệm của Tòa án và giải quyết dứt điểm 1 vụ.
Lãnh đạo TAND tối cao cũng đã chỉ đạo khẩn trương giải quyết các vụ việc còn lại, trong đó có một số vụ việc oan sai được xét xử từ nhiều năm trước nhưng trong thời gian gần đây mới phát hiện bị oan và dư luận rất quan tâm như vụ ông Huỳnh Văn Nén ở Bình Thuận hay vụ việc của ông Trần Văn Thêm ở Bắc Ninh.
Về trang phục mới dành cho Thẩm phán các cấp mặc khi xét xử, Phó Chánh án TAND tối cao Nguyễn Sơn cho biết, mẫu trang phục dành cho Thẩm phán mặc khi xét xử sẽ được thử nghiệm tại một số tỉnh thành bắt đầu từ tháng 10/2016.
Tuấn Hợp
Theo Danviet
Cụ ông 'tử tù' 44 năm gửi đề nghị bồi thường hơn 8 tỷ đồng
Gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
Ngày 1/9, ông Trần Văn Được, đại diện gia đình cụ Trần Văn Thêm (người được minh oan sau 44 năm mang thân phận tử tù) cho biết đã gửi đơn đề nghị bồi thường oan sai theo Luật trách nhiệm bồi thường Nhà nước, với số tiền hơn 8,3 tỷ đồng.
Cụ Thêm (thứ hai, từ trái qua) trong thời điểm được minh oan.
Gia đình và luật sư được thuê tính toán những ngày tháng oan khuất của cụ Thêm thành hai giai đoạn. Khoảng thời gian cụ Thêm bị giam giữ và thụ án ở trại Phủ Đức là 2.010 ngày. Sau đó, thời gian cụ Thêm được tha tù, tại ngoại nhưng chưa được minh oan là 14.530 ngày.
Tổng cộng các khoản bồi thường cho cả hai giai đoạn được luật sư xác định ban đầu là hơn 12 tỷ đồng, sau đó gia đình "chốt" lại còn hơn 8,3 tỷ đồng.
"Mong các cơ quan có thẩm quyền giải quyết bồi thường oan sai, xem xét sớm để giúp cụ Thêm cùng các con cháu phần nào được bù đắp lại những tổn thất trong suốt hơn 40 năm phải sống trong khổ cực", ông Được nói.
Năm 1970, ông Trần Văn Thêm và em họ đang ngủ trong lều thì bị đập búa vào đầu. Em họ ông Thêm mất tại bệnh viện, ông Thêm bị thương. Cơ quan chức năng điều tra, kết luận ông Thêm phạm tội giết người, cướp của. Trong cả hai cấp toà sơ thẩm và phúc thẩm lần lượt vào các năm 1973 và 1974, ông Thêm đều bị kết án tử hình. Ông liên tục kêu oan.
Năm 1976, ông Thêm được thả ra tù khi một đối tượng bị bắt đã khai là thủ phạm của vụ án nêu trên. Tự do sau gần 6 năm ngồi tù, ông Thêm chỉ có duy nhất tờ giấy miễn lao động nặng và không có tài liệu nào khác liên quan đến án oan của mình. Ông Thêm và người nhà đã nhiều lần mang đơn kêu oan gõ cửa các cơ quan chức năng, tuy nhiên đến trước ngày 8/8/2016 thì chưa một cơ quan có thẩm quyền nào kết luận ông vô tội.
- Ngày 23/6/1970, ông Nguyễn Khắc Văn trong lúc cùng ông Trần Văn Thêm đi mua hàng đã bị đánh khiến tử vong. Ông Thêm bị quy kết là thủ phạm.
- Năm 1973, TAND tỉnh Vĩnh Phúc xử sơ thẩm, tuyên ông Thêm án tử hình về tội Giết người, Cướp tài sản.
- Năm 1974, cấp phúc thẩm tuyên y án sơ thẩm.
- Năm 1976, ông Thêm được ra tù khi một người nhận là thủ phạm thực sự.
- Năm 1984, nghi can này tử vong khi vụ án chưa xét xử.
- Năm 1997, ông Thêm có đơn đề nghị TAND Tối cao xem xét lại vụ án.
- Ngày 6/12/2004, ông Thêm tiếp tục có đơn đề nghị bồi thường thiệt hại, nhưng không còn giữ giấy tờ liên quan vụ án ngoài chứng nhận bị thương mất sức lao động.
- Năm 2015, cơ quan chức năng thu thập được một số tài liệu cơ bản liên quan.
- Ngày 13/4, các cơ quan tố tụng họp bàn về vụ án.
- Ngày 8/8, TAND Tối cao xác định ông Thêm không thực hiện hành vi phạm tội. Cơ quan điều tra ra quyết định đình chỉ điều tra bị can.
- 11/8, tòa án công khai xin lỗi ông Thêm.
Việt Dũng
Theo VNE
'Bản án phải làm tội phạm khuất phục, người dân khâm phục' Chánh án TAND Tối cao cho rằng quy định hạn chế án bị hủy, sửa không phải vì đội ngũ thẩm phán mà là vì người dân. Làm sao mỗi bản án phải trở thành một áng văn giáo dục pháp luật, tội phạm thì khuất phục, nhân dân thì khâm phục. Ngày 24-8, trong chuyến công tác tại các tỉnh miền Tây...