Công bố quy chế thi THPT và tuyển sinh đại học trước Tết
Bộ GD&ĐT sẽ công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển đại học, cao đẳng năm 2016 trước Tết Nguyên đán.
Bộ GD&ĐT đang hoàn thiện Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Dự thảo Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2016 để lấy ý kiến xã hội.
Theo Thứ trưởng GD&ĐT Bùi Văn Ga, về cơ bản, kỳ thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học, cao đẳng năm 2016 vẫn giữ ổn định như năm 2015, nhưng có một số điều chỉnh về cụm thi và các khâu trong đăng ký xét tuyển, để tránh những bức xúc như năm 2015.
Về nguyên tắc, năm 2016, Bộ GD&ĐT sẽ điều chỉnh việc tổ chức thi THPT quốc gia, xét tuyển đại học, cao đẳng để khắc phục những bất cập của năm 2015. Đối với kỳ thi THPT quốc gia, qua nhiều cuộc họp giữa Bộ với các trường đại học, cao đẳng và Sở GD&ĐT các địa phương đều đánh giá kỳ thi 2015 thành công, đạt mục tiêu mong muốn là giảm áp lực, giảm tốn kém.
Thí sinh thi đại học . Ảnh: VOV.
Kết quả của kỳ thi có độ tin cậy để các trường đại học, cao đẳng xét tuyển. Vì vậy, trong năm 2016, Bộ vẫn tiếp tục tổ chức cụm thi tỉnh do Sở GD&ĐT chủ trì và cụm thi liên tỉnh do trường đại học chủ trì như năm 2015.
Video đang HOT
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết: “Các Sở, trường cảm thấy việc tổ chức cụm thi như vậy rất hợp lý, phù hợp nhu cầu của thí sinh. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cũng đề nghị năm nay quy định cụm thi cho thí sinh cũng nên mềm dẻo hơn. Ví dụ như những vùng giáp ranh của 2 cụm thi, thí sinh có thể chọn cụm thi nào gần và thuận tiện để đến dự thi hơn là bắt buộc đến cụm thi xa. Vì vậy, cũng dự kiến có sự điều chỉnh chút ít về quy định cụm thi cho thí sinh mềm dẻo phù hợp với khi đi lại của thí sinh hơn”.
Đối với xét tuyển đại học, cao đẳng hệ chính quy, việc cho phép thí sinh nộp và rút hồ sơ khi xét tuyển đợt 1, năm 2015 là tạo điều kiện tối đa cho thí sinh có cơ hội trúng tuyển, nhưng cũng gây ra tình trạng lộn xộn trong việc nộp và rút hồ ở một số trường vào những ngày cuối của đợt xét tuyển.
Vì vậy, Bộ đang xây dựng một số phương án thay đổi về thời gian, hình thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển, quy định về ngưỡng điểm xét tuyển cho các ngành… Tất cả những phương án này đều nhằm làm giảm những bất cập trong xét tuyển cho thí sinh và các trường. Về nguyên tắc tuyển sinh, đó là các trường tự chủ hoàn toàn, Bộ không đứng ra làm thay cho các trường trong việc xét tuyển này.
Về chế độ ưu tiên vùng miền, ưu tiên đối tượng khi xét tuyển cũng sẽ được điều chỉnh phù hợp với các quy định hiện hành và thực tiễn, trong đó dự kiến sẽ bãi bỏ cộng điểm đối với một số đối tượng và giảm mức điểm ưu tiên so với năm 2015, để đảm bảo sự công bằng đối với các đối tượng học sinh khác nhau.
Lịch thi, thời gian thi cũng sẽ có phương án điều chỉnh để các trường, Sở cùng thuận lợi khi tổ chức thi, phù hợp với thời tiết. Dự kiến, GD&ĐT sẽ công bố Dự thảo sửa đổi, bổ sung Quy chế thi THPT quốc gia và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng chính quy năm 2016 trước Tết Nguyên đán.
Theo Minh Hường/VOV
Có được chỉnh sửa năm sinh trong bằng tốt nghiệp THPT?
Bằng tốt nghiệp THPT và giấy khai sinh của tôi không trùng năm sinh. Nếu tôi muốn sửa lại năm sinh trên bằng tốt nghiệp có được không và nếu có thì cần phai lam nhưng thu tuc gì? - Đào Tiến Bình - Tỉnh Ninh Bình (dtbinh...@gmail.com).
* Trả lời:
Ngày 20/6/2012 Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT: Sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế văn bằng, chứng chỉ của hệ thống giáo dục quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-BGDĐT ngày 20/6/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT.
Theo đó, tại Điều 21 của Thông tư này hướng dẫn về thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau: Người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đã cấp văn bằng, chứng chỉ và đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ.
Trường hợp cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ đã sáp nhập, chia, tách, giải thể hoặc có sự điều chỉnh về thẩm quyền thì người có thẩm quyền quyết định chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ là thủ trưởng cơ quan đang quản lý sổ gốc văn bằng, chứng chỉ".
Còn tại Điều 21a của Thông tư trên hướng dẫn về các trường hợp chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ như sau: Người được cấp văn bằng, chứng chỉ có quyền yêu cầu chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ trong các trường hợp sau đây:
- Sau khi được cấp văn bằng, chứng chỉ, người được cấp văn bằng, chứng chỉ được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc xác nhận việc thay đổi hoặc cải chính hộ tịch, xác định lại dân tộc, xác định lại giới tính, bổ sung hộ tịch, điều chỉnh hộ tịch, đăng ký khai sinh quá hạn, đăng ký lại việc sinh theo quy định của pháp luật.
- Người học đã ký nhận văn bằng, chứng chỉ nhưng nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ bị ghi sai do lỗi của cơ quan cấp văn bằng, chứng chỉ.
Về nội dung chính của quyết định chỉnh sửa và áp dụng việc chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ được hướng dẫn tại Điều 21c Thông tư trên như sau: Quyết định chỉnh sửa văn bằng, chứng chỉ gồm các nội dung: Họ, chữ đệm, tên; ngày tháng năm sinh của người có văn bằng, chứng chỉ được chỉnh sửa; Tên, số, ngày tháng năm cấp của văn bằng, chứng chỉ được chỉnh sửa; Nội dung chỉnh sửa; Lý do chỉnh sửa; Hiệu lực và trách nhiệm thi hành quyết định.
Việc chỉnh sửa nội dung ghi trên văn bằng, chứng chỉ quy định tại Điều này được áp dụng cả đối với những văn bằng, chứng chỉ được cấp trước ngày văn bản này có hiệu lực thi hành."
Hồ sơ, trình tự, thủ tục chỉnh sửa nội dung văn bằng, chứng chỉ được hướng dẫn tại Điều 21b của Thông tư số 22/2012/TT-BGDĐT.
Như vậy, căn cứ các hướng dẫn nêu trên và theo thư bạn viết, bạn có thể đề nghị cơ quan có thẩm quyền chỉnh sửa năm sinh trên bằng tốt nghiệp THPT theo quy định hiện hành.
Sỹ Điền
Theo GD&TĐ
Trường học đón nhận thay đổi lớn trong lo lắng Hai ngày sau khi Bộ GD-ĐT công bố quy chế một kỳ thi quốc gia đã có không ít băn khoăn về những điểm mới thực thi trong năm 2015. Năm nay, mỗi thí sinh có 4 giấy chứng nhận kết quả thi, theo quy định phiếu đăng ký xét tuyển có ghi rõ đợt xét tuyển, nhưng nhiều trường ĐH băn khoăn...