Công bố dự thảo “một kỳ thi quốc gia”
Ba phương án tổ chức “một kỳ thi quốc gia” vừa được Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển giới thiệu với các nhà quản lý giáo dục tại hội nghị tổng kết năm học 2013 – 2014 sáng nay, 29/7.
Phương án 1: Thi theo môn
Theo phương án này, thí sinh sẽ thi 8 môn, gồm: Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ; với 8 buổi thi trong 4 ngày, mỗi buổi thi 1 môn.
Để được xét công nhận tốt nghiệp THPT, mỗi thí sinh phải dự thi 4 môn (gọi là các môn thi tối thiểu) gồm: 3 môn bắt buộc là Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 môn do thí sinh tự chọn trong số các môn: Vật lí, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lí.
Kết quả của 4 môn thi tối thiểu được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp THPT. Kết quả này cũng được sử dụng để đăng ký xét tuyển vào các trường ĐH, CĐ có các môn thi phù hợp với ngành đào tạo.
Ngoài 4 môn thi nói trên, thí sinh có quyền đăng ký thi thêm các môn thi của Kỳ thi THPT quốc gia còn lại để sử dụng cho việc đăng ký tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ theo yêu cầu của các ngành đào tạo do từng trường ĐH, CĐ quy định.
Theo lộ trình đổi mới thi, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi với mức độ tích hợp từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao phù hợp với thay đổi việc dạy và học ở nhà trường trong quá trình triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW.
Thời gian làm bài thi: Các môn Toán, Ngữ văn: 180 phút; Các môn Lịch sử, Địa lí, Hóa học, Vật lí, Sinh học và Ngoại ngữ: 90 phút.
Bộ GD-ĐT giải thích việc thi theo môn và cho thí sinh chọn môn thi phù hợp với định hướng của Nghị quyết 29-NQ/TW. Đồng thời, tạo thuận lợi cho việc ra đề thi, đảm bảo đánh giá được mức độ học vấn phổ thông và phân hóa tốt hơn trình độ thí sinh, giúp các trường ĐH, CĐ lựa chọn được thí sinh phù hợp với ngành đào tạo của trường.
Việc chuyển môn thi sang các bài thi (tổng hợp, tích hợp) được làm từng bước, phù hợp với thay đổi việc dạy học, kiểm tra đánh giá của nhà trường theo lộ trình đổi mới thi.
Đối chiếu hình ảnh của thí sinh dự thi ĐH, tại kỳ thi tuyển sinh năm 2014. Ảnh: Văn Chung
Phương án 2: Thi theo bài
Với phương án này, 8 môn học (Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí và Ngoại ngữ) được chọn để tổng hợp thành 5 bài thi gồm: Toán; Ngữ văn; Ngoại ngữ; Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học và Sinh học); Khoa học Xã hội (gồm Lịch sử và Địa lí); có 5 buổi thi trong 2,5 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Mỗi thí sinh phải thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ; 1 bài thi do học sinh tự chọn từ Khoa học Tự nhiên hoặc Khoa học Xã hội.
Thời gian: Toán, Ngữ văn: 180 phút; Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội: 180 phút; Ngoại ngữ: 90 phút.
Video đang HOT
Phương án này diễn ra trong 2,5 ngày.
Bộ GD-ĐT nhận định, việc thi theo các bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý.
Phương án 3: Thi theo bài
Cũng là phương án “thi theo bài”, nhưng số lượng bài thi không phải là 5 mà là 4.
Cụ thể, 11 môn học ( Toán, Ngữ văn, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Lịch sử, Địa lí, Ngoại ngữ, Tin học, Công nghệ và Giáo dục công dân) sẽ được tổng hợp thành 4 bài thi gồm: Toán – Tin (gồm các môn Toán và Tin học); Khoa học Tự nhiên (gồm Vật lí, Hóa học, Sinh học và Công nghệ); Khoa học Xã hội (gồm Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và Giáo dục công dân); Ngoại ngữ. Thí sinh sẽ thi 4 buổi trong 2 ngày, mỗi buổi thi 1 bài thi.
Mỗi thí sinh phải thi cả 4 bài thi nói trên trong thời gian 180 phút; riêng bài thi Ngoại ngữ là 90 phút.
Với phương án này, Bộ GD-ĐT dự báo việc thi theo các bài thi tổng hợp chưa được giáo viên và học sinh chuẩn bị đầy đủ, do đó có thể sẽ gây lo lắng, tác động đến tâm lý.
Còn đối với môn Ngoại ngữ thì không bắt buộc, chỉ phải thi các môn thi/bài thi ứng với mỗi phương án (gồm 2 môn thi/bài thi bắt buộc và 1 môn thi/bài thi tự chọn).
Cùng với việc đổi mới dạy, học ngoại ngữ, sẽ tích cực chuẩn bị các điều kiện để xây dựng và đưa vào hoạt động Trung tâm Đánh giá năng lực Ngoại ngữ quốc gia để tổ chức thi nhiều đợt trong năm. Khi đó, các thí sinh có thể đăng ký thi nhiều đợt trong năm, vào thời gian phù hợp; kết quả các lần thi này được sử dụng trong xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh vào các trường ĐH, CĐ….
Tổ chức vào tháng 6, theo các cụm ở tỉnh
Bộ GD-ĐT cho biết, mục đích tổ chức Kỳ thi THPT quốc gia nhằm xét công nhận tốt nghiệp THPT và làm một trong các căn cứ giúp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.
Theo dự thảo, kỳ thi được tổ chức vào tuần thứ 2 của tháng 6 hằng năm.
Việc tổ chức thi được bố trí thành cụm theo địa bàn tỉnh. Tại mỗi tỉnh, có thể có một số cụm thi tập trung chủ yếu ở thành phố, thị xã, thị trấn.
Địa điểm diễn ra kỳ thi là các trường THPT, trường ĐH, CĐ. Bộ GD – ĐT sẽ thảo luận với các tỉnh để quyết định phương án thành lập các cụm thi quốc gia.
Thành viên Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi: Thành viên là cán bộ, giáo viên của sở GDĐT và cán bộ, giảng viên của các trường ĐH, CĐ. Lãnh đạo các Hội đồng chủ yếu là lãnh đạo các trường ĐH và lãnh đạo sở GDĐT có uy tín, nhiều kinh nghiệm trong tổ chức các kỳ thi quốc gia.
Đề thi xây dựng theo hướng đánh giá năng lực
Một khâu quan trọng của kỳ thi này là đề thi, được xác định như sau: Trước mắt là do Bộ GD-ĐT. Trong tương lai, việc này sẽ do Trung tâm Đánh giá chất lượng giáo dục phổ thông quốc gia đảm nhận.
Đề thi được xây dựng theo hướng đánh giá năng lực người học, tăng dần các câu hỏi ở mức độ vận dụng khác nhau, các câu hỏi mở, tích hợp kiến thức trong từng môn và liên môn; cùng với quá trình chuyển mạnh việc dạy và học từ chú trọng truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất, năng lực của học sinh, các môn thi sẽ được chuyển dần thành các bài thi (yêu cầu học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp, liên môn từ dễ đến khó)….
Điểm thi của thí sinh trong Kỳ thi THPT quốc gia được sử dụng để xét công nhận tốt nghiệp và tuyển sinh ĐH, CĐ, Trung cấp chuyên nghiệp. Như vậy, học sinh sẽ thi quốc gia trước, đăng ký vào học ở ngành và trường ĐH, CĐ sau khi đã có kết quả thi.
Khi nào thực hiện?
Bộ GD-ĐT mong nhận được các ý kiến góp ý của các chuyên gia, các cơ sở giáo dục, đào tạo và của toàn xã hội để hoàn thiện phương án. Trong trường hợp có sự đồng thuận cao, ngành Giáo dục dự kiến công bố phương án tổ chức thi chính thức trong tháng 9/2014 để triển khai áp dụng từ năm 2015.
Theo Vietnamnet
Hơn 34.000 tỷ đồng đổi mới chương trình, SGK: Cần nhất là hiệu quả
Giáo sư Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: "Dù có tốn kém nhất định chúng ta vẫn phải làm. Vấn đề làm như thế nào cho đúng, để đạt hiệu quả cao mà không gây lãng phí, tham nhũng".
Trong khi có nhiều ý kiến lo ngại về tính khả thi của dự thảo Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau năm 2015 với kinh phí lên tới trên 34.000 tỷ đồng, Giáo sư Phạm Minh Hạc- nguyên Bộ trưởng Bộ GDĐT cho rằng: "Dù có tốn kém nhất định chúng ta vẫn phải làm. Vấn đề làm như thế nào cho đúng, để đạt hiệu quả cao mà không gây lãng phí, tham nhũng".
Từng là Bộ trưởng Bộ GDĐT, theo ông, để đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục cần những yếu tố gì?
- Để đổi mới căn bản toàn diện giáo dục, Việt Nam cần phải giải quyết được 3 vấn đề mấu chốt: Phải làm bằng được một bộ sách giáo khoa (SGK) mới; thứ hai phải có đội ngũ giáo viên mạnh cả về số lượng và chất lượng; thứ 3 có một hệ thống cơ sở vật chất phục vụ việc học và hành đầy đủ, hiện đại.
GSPhạmMinh Hạc:"Muốn đổi mới SGK chúng ta cần phải có một bản đánh giá toàn diện cụ thể, gắn liền với đề án đổi mới SGK".
Trong 3 vấn đề trên, việc viết SGK là quan trong bậc nhất, điều này góp phần quan trọng trong việc định hướng cũng như thực hiện công cuộc đổi mới căn bản toàn diện giáo dục.
Tuy nhiên, muốn tiến hành làm SGK mới, trước hết chúng ta phải xem sách giáo khoa cũ đã có gì, cần có thêm những gì? Căn cứ vào đó đưa ra quyết định đổi mới mới có thể thuyết phục.
Giáo sư nhận định gì về dự thảo đề án đổi mới chương trình và SGK vừa được Bộ GDĐT trình thường vụ Quốc hội?
- Nội dung của dự thảo mới đề cập tới nhiều vấn đề, trong đó có việc tích hợp trong giáo dục tiểu học và THCS, nhưng lại không thấy có phần nhận diện khái niệm: Thế nào là tích hợp? Cá nhân tôi đã tham khảo ý kiến của nhiều nhà khoa học lớn thấy rằng chúng ta hoàn toàn có thể tích hợp được, thế nhưng tích hợp cái gì, tích hợp theo hướng nào thì cần phải bàn thêm.
Tôi đã từng xem qua cuốn sách tích hợp hóa - sinh trong chương trình tiểu học của Pháp. Nói là tích hợp nhưng giở ra thì chỉ thấy nửa sách bên này là hóa, nửa sách bên kia là nói về sinh học. Như vậy, liệu đã là tích hợp chưa?
- Một nội dung được xem là cần đổi mới nữa khi làm SGK mà dự thảo này đề cập đó chính là việc xây dựng chương trình theo hướng tự chọn cho học sinh cuối cấp THPT. Cái này ở các nước phát triển như Anh, Mỹ người ta đã làm từ lâu, làm rất tốt. Giờ mình đưa vào cũng phù hợp thôi, nhưng một vấn đề quan trọng như vậy lại chỉ được trình bày trong 2 trang giấy với những gạch đầu dòng rất sơ sài thì tôi e khó làm tốt được.
Vậy theo Giáo sư, cần phải làm thế nào để dự thảo sáng rõ hơn?
- Về căn bản, theo tôi muốn đổi mới SGK chúng ta cần phải có một bản đánh giá toàn diện cụ thể, gắn liền với đề án đổi mới SGK. Ví như đánh giá toàn diện xem quá trình thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đã làm được gì? Sách hiện hành đã đáp ứng được bao nhiêu yêu cầu của việc dạy và học?... Tất cả cần phải cụ thể hóa, ví dụ như có nhà khoa học nói SGK toán trong bậc học THPT đang quá tải, con số cụ thể là quá tải hơn 40% số tiết.
Muốn đổi mới cần phải tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, dựa trên nền tảng cái cũ đó để làm cái mới thì nó mới có giá trị thực tiễn. Đặc biệt, để khẳng định tầm quan trọng của việc đổi mới SGK, đề án cũng nên phác họa, triển vọng hoặc chỉ ra mục tiêu sau đổi mới SKG nền giáo dục Việt Nam trong tương lai sẽ thế nào, đứng ở vị trí nào mới đúng.
Khi Bộ GDĐT đưa ra con số 34.000 tỷ đồng để đổi mới SGK và phương pháp dạy học, nhiều người cho rằng lãng phí, ông nhận định thế nào về con số này?
- Nếu nói bỏ ra 34.000 tỷ đồng để đổi mới SGK, đổi mới giáo dục là lãng phí thì tôi không đồng tình. Để đổi mới giáo dục chúng ta còn cần số tiền lớn hơn con số này nhiều lần. Đúng là mấy hôm nay, dư luận rất "sốc" với con số 34.000 tỷ đồng, tôi thì nghĩ rằng nên nhìn nhận khách quan về con số này.
Đổi mới SGK, phải gắn liền với đổi mới trang thiết bị, phòng học, trường lớp thì chất lượng giáo dục mới mong được cải thiện. Năm 2004 Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị yêu cầu thực hiện kiên cố hóa trường lớp, thống kê của Bộ GDĐT cho thấy khoảng 70% trường đã được kiên cố hóa, nhưng con số thực tế còn thấp hơn nhiều. Nếu trường lớp không được kiên cố, phòng học không mở rộng, sĩ số không giảm (từ 30-50 học sinh như hiện nay) thì khó mà áp dụng việc đổi mới theo hướng tự chọn được...
Đi cùng với phòng ốc là giáo viên, nếu không được đào tạo theo hướng đổi mới thì việc đổi mới SGK không có mấy ý nghĩa. Ngoài ra còn nhiều yếu tố khác nữa. Vì thế, chi phí đi kèm sẽ rất nhiều.
Vậy vấn đề ông lo ngại ở đây là gì, thưa Giáo sư?
- Tiền thì chúng ta vẫn phải chi, vấn đề chi thế nào cho hợp lý. Hiện nay ta đề ra chủ trương tin học hóa trong trường học, vậy nhưng nhìn lại thì thấy hiệu quả không cao. Ngay tại Thủ đô, áp dụng tin học hóa còn hạn chế thì hỏi các trường ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa áp dụng thế nào được.
Cho nên theo tôi, quan trọng nhất là phải chi có hiệu quả, và phải làm rõ hiệu quả từng khoản chi. Bộ GDĐT nói đây chỉ là con số "khái toán" - có nghĩa là tính toán khái quát, nhưng dù có là khái quát đi chăng nữa thì vẫn phải tính toán. Mà đã tính toán thì phải tính toán cụ thể, chi tiết mới có tính thuyết phục được Quốc hội, được nhân dân.
Không thể lúc thì khái toán hết 70.000 tỷ, lúc lại nói khái toán hết 34.000 tỷ được, 2 con số này chênh nhau khá nhiều.
Xin cảm ơn Giáo sư!
Theo Danviet
Liệu có khả thi? Liên quan đến vấn đề đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông và Dự thảo Đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông sau năm 2015, tại phiên họp thứ 27 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, các thành viên...