Công bố điểm sàn xét tuyển vào ĐH Hoa Sen
Ngày 15/9, Trường ĐH Hoa Sen đã thông báo mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển đợt 1 theo phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi THPT Quốc gia năm 2020 (phương thức 1).
Sinh viên ĐH Hoa Sen.
Theo đó, ngưỡng điểm sàn xét tuyển theo phương thức điểm thi của Trường ĐH Hoa Sen dao động từ 16-18 điểm.
Ngành có điểm sàn xét tuyển cao nhất là ngành Quản trị Công nghệ truyền thông 18 điểm.
Video đang HOT
Năm học 2020-2021, Trường ĐH Hoa Sen cũng chính thức tuyển sinh và đào tạo thêm 5 ngành mới gồm: Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm, Nhật bản học, Hoa Kỳ học.
Mức điểm tối thiểu nhận hồ sơ xét tuyển là tổng điểm các môn thi của tổ hợp môn xét tuyển đối với học sinh THPT ở khu vực 3 và không có môn thi nào trong tổ hợp xét tuyển có kết quả từ 1,0 điểm trở xuống.
Mức chênh lệch điểm nhận hồ sơ xét tuyển giữa các nhóm đối tượng và khu vực tuyển sinh áp dụng theo khung điểm ưu tiên được quy định tại Chương II, Mục I, Điều 7 của Quy chế tuyển sinh trình độ đại học, tuyển sinh trình độ cao đẳng ngành Giáo dục mầm non.
Nhiều ngành học mới, lạ trong mùa tuyển sinh 2020
Có nhiều ngành học mới xuất hiện trong đề án tuyển sinh năm 2020 của các trường đại học. Trong đó, có ngành Hoa Kỳ học.
Ngoài 29 ngành đang đào tạo, năm 2020 Trường ĐH Hoa Sen mở 6 ngành mới gồm Hoa Kỳ học, Nhật Bản học, Quản trị sự kiện, Nghệ thuật số, Bảo hiểm, Thương mại điện tử. Tính tới thời điểm này, đây là trường đầu tiên ở Việt Nam đào tạo ngành Hoa Kỳ học.
Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (ĐH Quốc gia TP.HCM) mở 4 ngành/chương trình đào tạo mới là Vật lý Y khoa, Kỹ thuật địa chất, Công nghệ vật liệu, Khoa học môi trường (chương trình CLC).
Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) có các ngành mới là Tôn giáo học và Quản trị văn phòng. Đây là trường đầu tiên ở phía Nam đào tạo cử nhân ngành Tôn giáo học (ngành này đào tạo chính quy đầu tiên ở Trường ĐH Khoa học Xã hội nhân văn - ĐH Quốc gia Hà Nội từ năm 2017).
Đăng ký xét tuyển vào Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
Trường ĐH Bách khoa TP.HCM đào tạo 5 ngành/chương trình mới gồm Kỹ thuật Hàng không - Y Sinh - Logistics - Robot (Tiếng Anh) và Khoa học Máy tính (Tiếng Nhật).
Trường ĐH Nha Trang có 1 ngành mới là Kỹ thuật cơ khí động lực và 1 chương trình đào tạo định hướng nghề nghiệp ứng dụng POHE - Kế toán.
Trường ĐH Kinh tế - Tài chính TP.HCM mở 2 ngành mới là Kinh doanh thương mại, Ngôn ngữ Trung Quốc, nâng tổng số ngành đào tạo lên 22.
Năm ngoái, Trường ĐH Văn Lang cho hay đang nghiên cứu để mở ngành Trịnh Công Sơn học. Tuy nhiên theo một nguồn tin, trường ưu tiên mở những ngành tiệm cận với 4.0, riêng ngành Trịnh Công Sơn học chưa được tính tới.
ĐH Đà Nẵng có thêm nhiều ngành mới, trong đó Trường ĐH Bách khoa đã mở thêm 3 ngành/chương trình đào tạo mới gồm ngành Kỹ thuật máy tính, chuyên ngành Khoa học dữ liệu và trí tuệ nhân tạo thuộc ngành Công nghệ thông tin và chuyên ngành Cơ khí hàng không thuộc ngành Kỹ thuật cơ khí.
ĐH Quốc gia Hà Nội mở thêm 15 ngành mới như Khoa học dữ liệu, Kỹ thuật điện tử và tin học, Khoa học và Công nghệ thực phẩm, Công nghệ tích hợp giám sát tài nguyên và môi trường, Marketing, Nhật Bản học...
Hàng loạt đại học lấy điểm sàn 14-15 Phần lớn ngành ở Đại học Văn hoá TP HCM, Công nghệ Sài Gòn, Thủ Dầu Một, Đồng Tháp lấy điểm sàn 15, các ngành Đại học Xây dựng Miền Tây lấy sàn 14. Ngày 14/9, Đại học Văn hoá TP HCM công bố ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (điểm sàn) xét điểm thi tốt nghiệp THPT hầu hết ngành ở...