Công bố điểm sàn, điểm chuẩn vào đại học, cao đẳng
Thí sinh dù đạt điểm sàn của mỗi khối thi cũng cần cân nhắc thật kỹ để lựa chọn trường xét tuyển cho phù hợp.
Điểm sàn không chỉ dựa vào chỉ tiêu
Ông Bùi Văn Ga, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, cho biết: Năm nay hội đồng điểm sàn đã quyết định xác định điểm sàn theo cách mới: Dựa chủ yếu vào phổ điểm (tổng điểm bình quân của các thí sinh (TS) thay vì chỉ căn cứ vào chỉ tiêu như trước đây). Hội đồng điểm sàn vẫn căn cứ vào chỉ tiêu nhưng không phải là con số duy nhất mà vào ngưỡng tối thiểu TS có thể học được ở bậc ĐH, CĐ. Từ đó Hội đồng điểm sàn cân nhắc điều chỉnh chút ít như tăng nửa điểm hoặc giảm nửa điểm để đảm bảo số lượng TS trên sàn và giúp các trường có đủ nguồn tuyển. Thứ trưởng Ga khẳng định: Cách tiếp cận điểm sàn như vậy là ưu tiên đầu tiên cho chất lượng của nguồn tuyển.
Nếu chưa trúng tuyển, thí sinh vẫn còn cơ hội xét tuyển – Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Cân nhắc khi xét tuyển
Với mức điểm sàn đã công bố, khối ĐH dư tới 238.726 TS đạt từ điểm sàn trở lên (năm 2012 dư 141.000), như vậy nguồn dư năm nay rất lớn. Với nguồn dư này các trường trước đây khó tuyển năm nay hy vọng sẽ tuyển được TS. Tuy nhiên, điều này cũng khiến số TS dù đạt điểm sàn trở lên nhưng vẫn trượt ĐH sẽ lớn hơn. Ông Ga cũng dự báo: “Không nhất thiết tất cả TS đạt điểm sàn đều đỗ ĐH vì các trường tuyển sinh từ trên xuống dưới. Dù điểm sàn là 13 – 14 nhưng rất nhiều trường sẽ tuyển từ mức 18 điểm trở lên”.
Năm nay, cả nước có 323.681 chỉ tiêu ĐH của tất cả các khối. Trong khi đó, có 562.442 TS đạt điểm sàn trở lên, số dôi dư là 238.768 TS, như vậy tỷ lệ xét tuyển sau NV 1 vào khoảng 1,73%.
Bộ cũng đưa ra mức dôi dư của từng khối như sau: Khối A có 151.646 chỉ tiêu, có 228.725 TS đạt điểm sàn trở lên, dôi dư 77.079 TS (tỷ lệ xét tuyển 1,51%). Khối A1 có 36.381 chỉ tiêu, 62.537 đạt, số dư 26.219 (1,72%). Khối B có 45.196 chỉ tiêu; có 62.537 đạt; số dư là 95.210 (3,11%). Khối C có 23.194 chỉ tiêu; có 29.982 đạt; số dư là 6.788 (1,29%). Khối D1 67.327 chỉ tiêu; có 100.799 đạt; số dư là 33.472 (1,5%).
Điểm sàn qua các năm
Sẽ phạt nặng nếu tuyển vượt chỉ tiêu TS không trúng tuyển nhưng đạt mức điểm sàn trở lên thì sẽ nhận được 3 giấy chứng nhận để tham gia xét tuyển vào các trường khác. Thời gian xét tuyển mỗi đợt như vậy là 20 ngày, bắt đầu từ ngày 20.8 và kết thúc trước 31.10. Ông Bùi Văn Ga cho biết năm nay Bộ sẽ kiểm soát rất chặt chẽ chỉ tiêu tuyển sinh của các trường. Bộ đã có kế hoạch thanh kiểm tra sau khi kết thúc đợt xét tuyển và tuyển sinh, trường nào vi phạm về chỉ tiêu sẽ bị phạt nặng; không chỉ phạt trường mà cả người đứng đầu cơ sở, là hiệu trưởng hoặc chủ tịch hội đồng tuyển sinh. Sau khi kết thúc đợt tuyển sinh, các trường báo cáo kết quả tuyển sinh về, Bộ sẽ tiến hành kiểm tra việc này.
Video đang HOT
Ngày hôm qua, sau khi Bộ GD-ĐT đưa ra mức điểm sàn, nhiều trường ĐH, CĐ đồng loạt công bố điểm chuẩn.
Phía bắc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội: Khối ngành kỹ thuật (KT) (hệ cử nhân KT/kỹ sư): KT1 (cơ khí – cơ điện tử – nhiệt lạnh): khối A 23 điểm; A1: 22 điểm. KT2 (điện – tự động hóa – điện tử – CNTT – toán tin): A 24,5; A1: 23,5. KT3 (hóa – sinh – thực phẩm – môi trường): A 22,5. KT4 (vật liệu – dệt may – sư phạm kỹ thuật): A 21,5; A1: 20,5. KT5 (vật lý kỹ thuật – kỹ thuật hạt nhân): khối A 22; khối A1: 21. Khối ngành kinh tế – quản lý (KT6): A 22; A1: 21 và D1: 20. Ngành ngôn ngữ Anh: Tiếng Anh khoa học – kỹ thuật và công nghệ: 28,5. Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế, IPE: 28. Môn tiếng Anh nhân hệ số 2. Khối ngành công nghệ (CN) KT (hệ cử nhân CN: CN cơ khí – cơ điện tử – ô tô: A 20,5; A1: 20. CN tự động hóa – điện tử – CNTT: A 21; A1: 20. CN hóa học – thực phẩm: A 21.
Trường ĐH Kinh tế quốc dân: Điểm sàn vào trường: A 22,5; A1 và D1: 22,5 (tiếng Anh không nhân hệ số); 24,5 (tiếng Anh nhân hệ số 2). Điểm trúng tuyển từng ngành: kế toán (A, A1, D1) 25; tài chính ngân hàng 24; maketing 23,5; kinh tế 23; quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, bất động sản 22,5; luật 22; toán ứng dụng trong kinh tế, hệ thống thông tin quản lý, khoa học máy tính, kinh tế tài nguyên, quản trị khách sạn: 21,5; chương trình E – BBA: 22 (A), 24 (A1 và D1 – tiếng Anh nhân hệ số 2); ngôn ngữ Anh: 24,5 (D1, tiếng Anh nhân hệ số 2); chương trình POHE: 24 (A1 và D1 tiếng Anh nhân hệ số 2).
Trường ĐH Nông nghiệp Hà Nội: Điểm chuẩn vào trường của khối A là 15,5; B, C 16,5; D1: 16. Các ngành có điểm chuẩn riêng như sau: Quản lý đất đai: A 17; B 19. Khoa học môi trường: A 17; B 19,5. CN thực phẩm: A 20; B 21. CN sinh học: A 21; B 21.
Trường ĐH Xây dựng Hà Nội: Điểm chuẩn hệ chính quy của khối A là 17; A1: 16; V: ngành kiến trúc 26; ngành quy hoạch vùng và đô thị 17. Điểm chuẩn theo chuyên ngành (khối A): Các ngành có mức điểm 20 (xây dựng dân dụng và công nghiệp; hệ thống kỹ thuật trong công trình; kinh tế xây dựng). Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: 19 điểm. Năm nay trường xét tuyển 760 chỉ tiêu khối A, A1. Trong đó, các ngành xây dựng dân dụng và công nghiệp; kinh tế xây dựng (khối A) đều có 50 chỉ tiêu/ngành và mức điểm 22. Ngành kỹ thuật xây dựng công trình giao thông: 50 CT/21 điểm. Các ngành lấy 60 chỉ tiêu/ ngành và 17 điểm (xây dựng cảng – đường thủy, xây dựng thủy lợi – thủy điện, tin học xây dựng, cấp thoát nước, kỹ thuật trắc địa – bản đồ, kinh tế và quản lý bất động sản, CNTT, kỹ thuật công trình biển, CN kỹ thuật vật liệu xây dựng, máy xây dựng, cơ giới hóa xây dựng). Các ngành lấy 17 điểm và 20 chỉ tiêu/ngành (CN kỹ thuật môi trường; kỹ thuật trắc địa – bản đồ; kinh tế và quản lý bất động sản; CNTT). Khối A1 có duy nhất ngành CNTT với 50 chỉ tiêu và mức điểm chuẩn là 16.
Trường Đại học Y Thái Bình: Hệ chính quy: Y đa khoa: 25,5; Y học cổ truyền 23; Y học dự phòng, điều dưỡng 22,5; Dược học 24,5; Y tế công cộng 15. Hệ liên thông: Diện có bằng tốt nghiệp dưới 36 tháng: Y đa khoa 16,5; Y học cổ truyền 15,5; Dược học 15. Diện có bằng tốt nghiệp từ 36 tháng trở lên: Y đa khoa 15,5; Y học cổ truyền 17,5; Dược học 13,5.
Các trường tại TP.HCM: Trường ĐH Sư phạm: Điểm chuẩn các ngành gồm: giáo dục đặc biệt, giáo dục quốc phòng – an ninh, giáo dục chính trị: 15; SP tin học, CNTT, vật lý học, văn học, Việt Nam học, quốc tế học, quản lý giáo dục, SP địa lý (khối A): 16; SP lịch sử 17,5; SP địa lý (khối C): 18; tâm lý học 18,5; SP ngữ văn, giáo dục tiểu học, giáo dục mầm non: 19; SP sinh học, SP tiếng Pháp, ngôn ngữ Pháp, SP tiếng Trung Quốc, ngôn ngữ Nhật (khối D6): 20; hóa học, ngôn ngữ Nga – Anh, ngôn ngữ Trung Quốc: 21; SP song ngữ Nga – Anh 21,5; SP vật lý, giáo dục thể chất: 22; SP hóa học 24; sư phạm (SP) toán học 24,5; ngôn ngữ Nhật 26 (khối D1, D4); SP tiếng Anh 28,5; ngôn ngữ Anh 29. Trong đó, điểm chuẩn các ngành chuyên ngữ đã nhân hệ số 2 môn thi ngoại ngữ và ngành giáo dục thể chất đã nhân hệ số 2 môn năng khiếu thể dục thể thao. Trường xét tuyển 520 chỉ tiêu NV bổ sung với điểm xét bằng điểm chuẩn NV 1. Chỉ tiêu xét tuyển từng ngành như sau: SP tin học, CNTT: 50/ngành; vật lý học, văn học: 80/ ngành; giáo dục quốc phòng – an ninh 90; giáo dục chính trị 70; ngôn ngữ Nga – Anh 60; ngôn ngữ Trung Quốc 40. Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 19.8 đến 4.9.
Trường ĐH Kinh tế: Điểm chuẩn chung tất cả các ngành là 20.
Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật: Điểm chuẩn các ngành bậc ĐH gồm: KT công nghiệp, kinh tế gia đình: 16; CNKT nhiệt, CNKT máy tính: 17; CNKT điện tử – truyền thông, CN chế tạo máy 17,5; CNKT công trình xây dựng, kế toán, CN in 18; CNKT môi trường 18,5; CNKT ô tô, CN thông tin, CN may: 19; CNKT điện – điện tử, quản lý công nghiệp, CN thực phẩm: 19,5; CN KT cơ điện tử, CNKT cơ khí, thiết kế thời trang (thiết kế thời trang môn vẽ màu nước nhân hệ số 2), CNKT điều khiển và tự động hóa: 20,5; sư phạm tiếng Anh 26,5 (môn tiếng Anh nhân hệ số 2 và tổng điểm ba môn trước khi nhân hệ số phải từ 16 điểm trở lên). Các ngành CĐ điểm chuẩn là 11.
Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn: Các ngành văn học, ngôn ngữ học 23,5; Các ngành nhân học, giáo dục học, lưu trữ học 15 (khối C) và 14,5 (khối D1); báo chí và truyền thông 22 (khối C) và 21,5 (khối D1); lịch sử 19 (C) và 14,5 (D1); triết học 14,5 (A, A1, D1) và 15,5 (C); địa lý học 15 (D1), 15,5 (A và B), 16 (A1) và 24 (C); xã hội học 17 (A), 17,5 (A1), 18 (D1) và 19 (C); thông tin học 14,5 (A1, D1) và 15 (C); đông phương học 19; văn hóa học 15,5; công tác xã hội 16; tâm lý học 21 (C, D1) và 21,5 (B); quản trị vùng và đô thị 18 (A, A1) và 19 (D1); Nhật Bản học 21 (D1) và 20 (D6); Hàn Quốc học 19,5; ngôn ngữ Anh 28; ngôn ngữ Nga 22,5 (D1) và 23 (D2); ngôn ngữ Pháp 23,5 (D1) và 23 (D3); ngôn ngữ Trung Quốc 23,5 (D1) và 24,5 (D4); ngôn ngữ Đức 24,5 (D1) và 23 (D5); quan hệ quốc tế 21,5; ngôn ngữ Tây Ban Nha 23; ngôn ngữ Italia 20. Điểm chuẩn trên đã nhân hệ số 2 môn ngoại ngữ các ngành: ngôn ngữ Anh, ngôn ngữ Pháp, ngôn ngữ Nga, ngôn ngữ Trung Quốc, ngôn ngữ Đức, ngôn ngữ Tây Ban Nha, ngôn ngữ Italia; Đã nhân hệ số 2 môn văn vào các ngành: văn học, ngôn ngữ học; Đã nhân hệ số 2 môn lịch sử vào ngành lịch sử và môn địa lý vào ngành địa lý học. Xét tuyển bổ sung các ngành: lịch sử 20 điểm (C, 30 chỉ tiêu – CT) và 15 điểm (D1, 20 CT); nhân học 15,5 (C, 25 CT) và 15 (D1, 15 CT); triết học 15 (A, A1, 10 CT), 16 (C, 20 CT) và 15 (D1, 10 CT); thông tin học 15 (A, A1, 15 CT), 15,5 (C, 20 CT) và 15 (D1, 15 CT); giáo dục học 15,5 (C, 35 CT) và 15 (D1, 25 CT).
Trường ĐH Ngân hàng: Điểm chuẩn ngành tài chính ngân hàng 17; Các ngành quản trị kinh doanh, kế toán, hệ thống thông tin quản lý, ngôn ngữ Anh 16. Xét tuyển bổ sung 700 chỉ tiêu với điểm xét cao hơn điểm trúng tuyển nguyện vọng 1 là 0,5 điểm. Cụ thể, bậc ĐH ngành tài chính ngân hàng là 17,5 điểm và các ngành còn lại là 16,5 điểm.
Trường ĐH Sài Gòn: Điểm chuẩn bậc ĐH gồm: Các ngành CNTT, kế toán, quản trị kinh doanh, giáo dục mầm non 18,5; tài chính ngân hàng 17,5; CNKT điện điện tử, CNKT điện tử truyền thông, SP lịch sử 16; KT điện điện tử, KT điện tử truyền thông 16,5; SP ngữ văn, SP sinh học 18; SP tiếng Anh 20; SP mỹ thuật 28; SP âm nhạc 35; SP hóa học 21; SP vật lý 19; SP toán học 22; thanh nhạc 34; ngôn ngữ Anh 20; Việt Nam học 17 (A1, D1) và 18 (C); khoa học thư viện 14 (A, A1) và 14,5 (B, C, D1); luật 20 (A, A1, D1) và 22 (C); khoa học môi trường 17,5 (A, A1) và 19 (B); toán ứng dụng 16 (A, A1) và 17 (D1); quản lý giáo dục 15,5 (A) – 17 (A1) và 17,5 (B, C, D1); giáo dục tiểu học 19,5 (A, A1) và 20 (D1); giáo dục chính trị 14 (A, A1, D1) và 15 (C); SP địa lý 15 (A, A1) và 16 (C). Thí sinh thi ngành giáo dục mầm non không trúng tuyển có tổng điểm từ 17 trở lên được chuyển sang học ngành giáo dục mầm non bậc CĐ. Thí sinh dự thi ngành SP âm nhạc không trúng tuyển có tổng điểm từ 29 trở lên được chuyển sang ngành SP âm nhạc bậc CĐ. Thí sinh dự thi ngành SP mỹ thuật không trúng tuyển có điểm từ 20 trở lên được chuyển sang ngành SP mĩ thuật bậc CĐ. Điểm chuẩn bậc CĐ gồm: giáo dục mầm non 17; SP âm nhạc 29; SP mỹ thuật 20. Xét tuyển NV bổ sung bậc ĐH gồm: khoa học thư viện 14 (A, A1) và 14,5 (B, C, D1) – 15 chỉ tiêu; tài chính ngân hàng 17,5 – 120 CT; quản trị văn phòng 16 – 60 CT; toán ứng dụng 16 (A, A1) và 17 (D1) – 25 CT; CNKT môi trường 16 (A, A1) và 17,5 (B) – 60 CT; giáo dục chính trị 14 (A, A1, D1) và 15 (C) – 15 CT; SP sinh học 18 – 10 CT; SP lịch sử 16 – 15 CT; SP địa lý 15 (A, A1) và 16 (C) – 10 CT. Bậc CĐ xét tuyển thí sinh dự thi ĐH, các ngành gồm: Việt Nam học, tiếng Anh 13 – 60 CT mỗi ngành; lưu trữ học, CNKT điện điện tử, CNKT điện tử truyền thông, thư ký văn phòng, giáo dục công dân 11 – 30 CT; quản trị văn phòng 13 – 30 CT; CN TT 13 – 40 CT; CNKT môi trường 11 – 40 CT; giáo dục tiểu học 13 – 250 CT; SP toán học 15 – 30 CT; SP vật lý, SP hóa học, SP sinh học 14 – 30 CT; SPKT công nghiệp 10 (A, A1, D1) và 11 (khối B) – 30 CT; SPKT nông nghiệp 10 (A, A1, D1) và 11 (B) – 30 CT; SP kinh tế gia đình 10 (A, A1, D1) và 11 (B, C) – 30 CT; SP ngữ văn 15 – 30 CT; SP lịch sử, SP địa lý 11 – 30 CT; SP tiếng Anh 14 – 60 CT.
Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM: Điểm trúng tuyển các ngành bậc ĐH gồm: khoa học hàng hải (chuyên ngành điều khiển tàu biển) 14,5; kỹ thuật tàu thủy, khoa học hàng hải (chuyên ngành vận hành khai thác máy tàu thủy) 13; KT điện điện tử, KT điện tử truyền thông, KT điều khiển và tự động hóa, truyền thông và mạng máy tính 15,5; KT cơ khí, KT xây dựng công trình giao thông 17; KT công trình xây dựng, kinh tế vận tải 18; CN thông tin 13,5; kinh tế xây dựng 16,5; khai thác vận tải 19. Điểm chuẩn tất cả các ngành bậc CĐ là 10. Trường chỉ xét tuyển bổ sung bậc CĐ từ thí sinh dự thi ĐH khối A, A1 với điểm xét là 10, gồm: điều khiển tàu biển 75 CT, vận hành khai thác máy tàu thủy 80, CNTT 80, CN kỹ thuật ô tô 55, khai thác vận tải 60.
Trường ĐH Tài chính – Marketing: quản trị kinh doanh 18,5 (A) và 18 (A1 và D1); quản trị khách sạn 20,5 (A), 19 (A1) và 18,5 (D1); bất động sản, hệ thống thông tin quản lý 16,5 (A, A1 và D1); kinh doanh quốc tế 20 (A) và 19 (A1, D1); marketing 19 (A, A1) và 18 (D1); tài chính ngân hàng, kế toán, ngôn ngữ Anh, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống 17 (A, A1 và D1). Xét tuyển bổ sung các ngành gồm: quản trị kinh doanh, chuyên ngành quản lý kinh tế 20 CT, chuyên ngành quản lý dự án 30 CT: 18,5 (khối A) và 18 (A1, D1); tài chính ngân hàng, chuyên ngành thuế 20 CT, chuyên ngành tài chính công 40 CT, chuyên ngành tài chính bảo hiểm và đầu tư 30 CT, chuyên ngành thẩm định giá 20 CT: 17 điểm; hệ thống thông tin quản lý chuyên ngành tin học kế toán 16,5 – 20 CT; quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống chuyên ngành quản trị nhà hàng 16,5 – 20 CT. Thời gian nhận hồ sơ từ 20.8 đến ngày 9.9.
Trường ĐH Luật TP.HCM: Ngành luật, chuyên ngành luật thương mại 21 (D1) – 22 (D3) – 22,5 (A1) và 23 (A, C); Các chuyên ngành còn lại của ngành luật (luật dân sự, luật hình sự, luật hành chính, luật quốc tế): 19,5 (D1,3) – 20 (A, A1) và 21,5 (C); Thí sinh đăng ký dự thi chuyên ngành luật thương mại không trúng tuyển nhưng đạt điểm chuẩn ngành luật (C 21,5; A và A1 20; D1 và D3 19,5) được xét trúng tuyển vào các chuyên ngành còn lại của ngành luật. Ngành quản trị – luật điểm chuẩn 19,5; ngành quản trị kinh doanh 19 (A, A1, D1) và 20 (D3). Xét tuyển bổ sung các ngành gồm: Ngành luật điểm xét tuyển 20 (D1, D3) – 20,5 (A, A1) – 22 (C) với 70 CT (trong đó A 15 CT, A1: 15 CT, C 15 CT, D1 và D3: 25 CT). Ngành quản trị – luật xét tuyển từ 19,5 điểm trở lên với 40 CT (trong đó A 15 CT, A1: 10 CT, D1 và D3: 15 CT). Ngành quản trị kinh doanh điểm xét tuyển 19 (A, A1, D1) và 20 (D3) với 40 CT (trong đó A 15 CT, A1: 10 CT, D1 và D3: 15 CT). Thời gian nhận hồ sơ từ ngày 20.8 đến 10.9.
Trường ĐH Lạc Hồng: Cao nhất là ngành dược sĩ có điểm chuẩn: 16 (A), 17 (B). Tất cả các ngành khác có điểm chuẩn theo khối thi bằng với điểm sàn của Bộ. Trường cũng xét tuyển 800 CT cho cả bậc ĐH và CĐ với điểm xét tuyển bằng với điểm chuẩn NV1.
Trường ĐH Văn Hiến: Điểm chuẩn vào trường bằng với điểm sàn của Bộ. Trường cũng thông báo xét tuyển 700 CT bậc ĐH và 300 bậc CĐ cho tất cả các ngành với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn NV1.
Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM: Điểm chuẩn bằng điểm sàn. Trường xét tuyển bằng điểm chuẩn NV1 với CT 2.500 bậc ĐH và 1.400 bậc CĐ.
Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng: Điểm chuẩn các ngành theo khối thi A, B, C, D bằng với điểm sàn. Riêng khối T 13 điểm và H, V 16 điểm, trong đó các môn năng khiếu nhân hệ số 2. Trường xét tuyển 1.680 CT bậc ĐH và 1.500 CT bậc CĐ.
Trường ĐH Hoa Sen: Các ngành bậc ĐH: ngôn ngữ Anh 21 điểm (hệ số 2 môn tiếng Anh), thiết kế đồ họa, thiết kế thời trang, thiết kế nội thất 18 (hệ số 2 môn năng khiếu), toán ứng dụng 17 (hệ số 2 môn toán), kinh doanh quốc tế (A, A1: 15; D: 17), quản trị khách sạn (A, A1: 15; D: 16), tài chính – ngân hàng 15, quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, quản trị kinh doanh, marketing (A, A1: 14; D: 15), quản trị công nghệ truyền thông (A, A1: 13; D: 14). Các ngành khác có điểm chuẩn bằng với điểm sàn của Bộ. Các ngành bậc CĐ: tiếng Anh 15 (hệ số 2 môn tiếng Anh), các ngành khác (A, A1: 10; D: 10,5). Điểm chuẩn các ngành liên thông bằng với điểm sàn, trừ ngành thiết kế thời trang 18 điểm. Trường cũng xét tuyển 1.020 CT bậc ĐH và 760 bậc CĐ. Điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn NV1. Trường dành 230 CT để xét tuyển hệ liên thông với điểm xét tuyển bằng điểm chuẩn NV1.
Các trường CĐ: Trường CĐ Công thương TP.HCM: CN sợi – dệt, CN da giày, CN giấy và bột giấy: 10; CNKT cơ khí, CN chế tạo máy, CNKT điện – điện tử, CNKT hóa học, CN may, CNKT nhiệt: 12; CNTT, CNKT cơ điện tử, CNKT ô tô, CNKT điều khiển và tự động hóa: 13; kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng: 15. Trường xét 1.500 chỉ tiêu. Đối với thí sinh dự thi ĐH: CN sợi – dệt, CN da giày, CN giấy và bột giấy, CNKT cơ khí, CN chế tạo máy, CNKT điện – điện tử, CNKT hóa học, CNTT, CN may, CNKT cơ điện tử, CNKT điều khiển và tự động hóa, CNKT ô tô, CNKT nhiệt, CN thực phẩm, CNKT điện tử – viễn thông, truyền thông và mạng máy tính: 10; kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính ngân hàng: 12. Đối với thí sinh thi CĐ: CN sợi – dệt, CN da giày, CN giấy và bột giấy, CN thực phẩm, CN kỹ thuật điện tử – viễn thông, truyền thông và mạng máy tính: 10; CNKT cơ khí, CN chế tạo máy, CNKT thuật điện – điện tử, công nghệ kỹ thuật hóa học, công nghệ may, công nghệ kỹ nhiệt: 12; CNTT, CNKT cơ điện tử, CNKT ô tô, CNKT điều khiển và tự động hóa: 13; kế toán, quản trị kinh doanh, tài chính – ngân hàng: 15. Trường nhận hồ sơ xét tuyển bổ sung từ ngày 10.8 đến 10.9. Chỉ nhận giấy chứng nhận kết quả thi bản chính.
Trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng: CNKT ô tô 17,5; CNKT cơ khí, CN kỹ thuật điện – điện tử 16,5; CNTT 15,5; CNKT cơ điện tử:15; CNKT điều khiển và tự động hóa 14,5; CNKT nhiệt (cơ điện lạnh), CNKT điện tử – truyền thông 14; kế toán: 13,5.
Theo TNO
'Lỗ hổng' để tuyển thí sinh dưới điểm sàn
Trong quy chế tuyển sinh hiện hành, Bộ GD-ĐT chưa có quy định nào về việc nhân hệ số các môn thi, cũng như ngưỡng tối thiểu khi xác định điểm chuẩn các ngành khối năng khiếu.
Đây chính là "lỗ hổng" để các trường lách luật tuyển thí sinh (TS) dưới điểm sàn.
Thí sinh dự thi môn năng khiếu tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM năm 2013 - Ảnh: Đào Ngọc Thạch
Chỉ 1,8 điểm mỗi môn
Theo Quy chế thi và tuyển sinh, Bộ GD-ĐT chỉ quy định điểm sàn với các trường sử dụng chung đề thi của Bộ hoặc chung kết quả kỳ thi này để xét tuyển, cụ thể là các khối thi A, B, C và D. Trong khi đó, các khối thi năng khiếu không bị ràng buộc bởi quy định trên nên các trường được phép tự xác định điểm chuẩn, miễn sao cho điểm từng môn thi không bị liệt (tức 0 điểm). Do vậy, nhiều năm qua các trường đã tự xây dựng điểm trúng tuyển khối thi năng khiếu theo cách khác nhau, có trường mức điểm này thấp hơn nhiều so với điểm sàn chung.
Ngược lại, rất nhiều trường khác khi xây dựng điểm chuẩn trúng tuyển ngành thuộc khối năng khiếu lại nhân hệ số mà không quy định mức điểm tối thiểu các môn này. Kết quả, khi nhìn vào tổng điểm thì thấy bình thường nhưng thực ra điểm thi từng môn rất thấp. Chẳng hạn, Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng điểm chuẩn năm 2012 khối T chỉ ở mức 13 (trong đó, điểm môn năng khiếu thể dục thể thao đã được nhân hệ số 2). Như vậy, tính điểm bình quân sau khi nhân hệ số cho 4 môn, mỗi môn chỉ đạt 3,25 điểm. Nếu trừ ra mức điểm ưu tiên tối đa một TS có thể được hưởng là 3,5 điểm, mỗi môn bình quân chỉ đạt 2,5 điểm.
Tương tự, Trường ĐH Yersin Đà Lạt năm 2012 ngành thiết kế nội thất điểm chuẩn sau khi nhân hệ số là 10 (trong đó môn năng khiếu đã nhân hệ số 2). Như vậy, TS chỉ cần đạt 2,5 điểm mỗi môn sẽ trúng tuyển, và với TS được hưởng ưu tiên tối đa thì chỉ cần đạt 1,8 điểm mỗi môn.
Sẽ đưa ra mức điểm thấp hơn năm ngoái!
Trao đổi vấn đề này, đại diện Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, thừa nhận: "Tuy không yêu cầu TS phải đạt từ 5 điểm trở lên môn năng khiếu, nhưng hầu hết TS trúng tuyển đều đạt mức này. Nếu môn năng khiếu không đạt điểm trung bình thì TS không thể trúng tuyển, vì điểm các môn văn hóa rất thấp. Chẳng hạn khối T, điểm môn toán và sinh hiếm có TS nào đạt mức trung bình".
PGS-TS Phạm Bá Phong, Hiệu trưởng Trường ĐH Yersin Đà Lạt, cũng nói: "Theo quy định trường được phép tự xây dựng điểm chuẩn các ngành này, miễn sao đảm bảo điều kiện các môn thi không bị điểm liệt. Dù chưa thông qua hội đồng tuyển sinh, nhưng nếu tình hình tuyển sinh năm nay khó khăn trường có thể sẽ đưa ra mức điểm trúng tuyển ngành năng khiếu thấp hơn năm ngoái". Đặt ra vấn đề chất lượng TS, tiến sĩ Phong cho rằng: "Sinh viên các ngành này của trường đầu vào tuy có thấp hơn các trường khác nhưng chất lượng đầu ra không đến nỗi nào. Điều này chứng tỏ chất lượng người học không chỉ phụ thuộc đầu vào, mà còn cả quá trình đào tạo".
Tuy nhiên, thạc sĩ Ninh Quang Thăng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM, cho biết nhiều năm nay, trường vẫn xác định điểm sàn cho các ngành năng khiếu bằng mức điểm sàn khối thi gần nhất theo quy định của Bộ nhằm đảm bảo chất lượng sinh viên đầu vào. Chẳng hạn, điểm sàn khối V sẽ là 13 giống khối A. Thạc sĩ Thăng nhấn mạnh: "Dù rất khó xác định điểm sàn chung cho các khối năng khiếu, nhưng Bộ cần phải quy định một ngưỡng tối thiểu thí sinh cần đạt được để trúng tuyển vào học nhằm đảm bảo chất lượng chung"
Nhất quyết không lấy điểm thấp dù không đủ chỉ tiêu Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM quy định TS thi khối V và H phải có điểm thi môn năng khiếu đạt từ 5 điểm trở lên mới được xét tuyển vào trường. Ngay cả TS thuộc diện tuyển thẳng muốn đăng ký vào các ngành này cũng phải thi môn năng khiếu và đạt từ 5 điểm trở lên mới trúng tuyển. Tương tự, Trường ĐH Kiến trúc Hà Nội cũng quy định, TS dự thi khối V môn vẽ mỹ thuật sau khi nhân hệ số 1,5 phải đạt từ 7,5 điểm trở lên. Có nghĩa, trước khi nhân hệ số môn này phải đạt tối thiểu 5 điểm. Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cũng quy định điểm môn năng khiếu phải đạt từ 5 trở lên mới trúng tuyển vào trường. Trường ĐH Văn hóa TP.HCM, thạc sĩ Nguyễn Thanh Tùng, Trưởng phòng Đào tạo nhà trường, cho biết: "Năm nào trường cũng quy định mức điểm điều kiện tối thiểu với môn năng khiếu. Điều này là cần thiết, sinh viên cần phải có năng khiếu từ mức trung bình trở lên mới học tập được, cũng như làm việc sau này".
Theo Thanhnien
Gần 100% HS của cô giáo chuyển giới đỗ ĐH Dựa vào điểm chuẩn dự kiến và kinh nghiệm của mình, cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm khẳng định gần 80 học trò của lớp luyện thi của mình sẽ đậu đại học. Lớp luyện thi đại học của cô giáo chuyển giới Quỳnh Trâm mở từ tháng 10/2012 với 78 học sinh theo học. Sau khi biết điểm thi đại học, tất...