Công bố danh sách 42 ngân hàng đủ điều kiện bảo lãnh bán nhà…. “trên giấy”
Ngân hàng Nhà nước vừa công bố danh sách 42 ngân hàng thương mại đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho khách hàng theo quy định của Thông tư 13/2017.
Theo đó, đứng đầu trong bảng danh sách các ngân hàng đủ điều kiện bảo lãnh bán nhà ở hình thành trong tương lai, gồm: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, TMCP Công thương Việt Nam, TMCP Ngoại thương Việt Nam, TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam, TMCP An Bình, TMCP Bưu điện Liên Việt, TMCP Á Châu, TMCP Xăng dầu Petrolimex…
Liên quan đến việc công bố danh sách này, trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 13/2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 07/2015 ngày 25/6/2015 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về bảo lãnh ngân hàng.
Theo Thông tư 13/2017, kể từ ngày 15/11/2017, các ngân hàng thương mại phải phát hành cam kết bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng bên mua trong vòng 10 ngày làm việc kể từ ngày ký hợp đồng mua nhà.
Theo quy định tại Thông tư này, bảo lãnh trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai (gọi là bảo lãnh nhà ở) là bảo lãnh ngân hàng. Theo đó, ngân hàng thương mại cam kết với bên mua, bên thuê mua (gọi chung là bên mua) về việc sẽ thực hiện nghĩa vụ tài chính thay cho chủ đầu tư khi đến thời hạn giao, nhận nhà ở đã cam kết nhưng chủ đầu tư không bàn giao nhà ở cho bên mua mà không hoàn lại hoặc hoàn lại không đầy đủ số tiền đã nhận ứng trước và các khoản tiền khác theo hợp đồng mua, thuê mua nhà ở đã ký kết cho bên mua; chủ đầu tư phải nhận nợ và hoàn trả cho ngân hàng thương mại.
Vẫn theo quy định, ngân hàng thương mại có đủ năng lực thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai phải đảm bảo 2 điều kiện: 1) Trong Giấy phép thành lập và hoạt động hoặc tại văn bản sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập và hoạt động của ngân hàng thương mại có quy định nội dung hoạt động bảo lãnh ngân hàng; 2) Không bị cấm thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai trong giai đoạn bị kiểm soát đặc biệt.
Danh sách các ngân hàng đủ điều kiện bảo lãnh bán nhà… “trên giấy”.
Xung quanh vấn đề này, trước đó trao đổi với BiLIVE, chuyên gia Tài chính – ngân hàng TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Thông tư 13 đã đưa ra vấn đề cụ thể nhưng chưa đưa ra biện pháp, chế tài trong trường hợp các chủ đầu tư không thực hiện việc bảo lãnh đó thì có biện pháp gì hay không?
Video đang HOT
Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, trên thực tế trong nhiều trường hợp chủ đầu tư khi xây dựng một dự án, họ quảng cáo có ngân hàng này đứng ra bảo lãnh. Tuy nhiên, không ai biết được rằng các hợp đồng mua bán có được bảo lãnh không?
Hay trong nhiều trường hợp chủ đầu tư bỏ qua bước đó, thậm chí ngay người mua nhà cũng bỏ qua bước đó, khi họ thấy rằng chủ đầu tư uy tín, đã mua nhà từ trước nên không cần bảo lãnh nữa, thành ra cũng chưa có gì bảo đảm người mua nhà sẽ nhận được bảo lãnh.
Trước lo ngại việc bắt buộc ngân hàng đứng ra bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai cho từng khách hàng liệu có làm tăng phí mua nhà? TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, thông thường bên được bảo lãnh, tức là chủ đầu tư phải chịu phí bảo lãnh. Ngân hàng họ không làm không công cho ai, do đó bắt buộc phải trả phí cho ngân hàng. Đây là chuyện công bằng và thường chủ đầu tư là người bán nhà phải chịu phí đó. Tuy nhiên, có thể họ bắt người mua nhà phải chịu.
Ở trong quy định này không nói rõ ai là người chịu phí đó. Có lẽ Ngân hàng Nhà nước để mở việc này cho các bên đàm phán với nhau để một là chủ đầu tư chịu phí, hai là chủ đầu tư cùng khách hàng chia sẻ phí này.
“Đúng là bất cứ bên nào, nhất là nếu chủ đầu tư chịu phí, có khả năng họ sẽ đẩy phí đó vào tiền bán nhà và giá nhà vì thế cũng bị đẩy lên. Tuy nhiên, người mua chắc phải chấp nhận, vì đây là quyền lợi của họ và khi có quyền lợi thì phải trả chi phí nào đó, thành ra việc giá nhà tăng lên rất có thể xảy ra”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu quan điểm.
Theo Vạn Xuân
Vàng đã bớt "lấp lánh"
Thời gian qua, giá vàng tại thị trường trong nước diễn biến khá ổn định, thiếu những "con sóng" lớn để nhà đầu tư kiếm lời, do đó nhu cầu mua bán cũng giảm mạnh. Bên cạnh đó, các kênh đầu tư khác như bất động sản, chứng khoán phục hồi mạnh mẽ tạo ra nhiều cơ hội cũng khiến kênh đầu tư vào vàng trầm lắng.
Nhu cầu xuống thấp
"Con sóng" lớn nhất của giá vàng được ghi nhận kể từ đầu năm là do tác động tâm lý từ sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (Brexit) hồi cuối tháng 6. Sự kiện này đã kéo giá vàng trong nước vượt qua ngưỡng 35 triệu đồng/lượng được duy trì khá lâu. Tiếp theo đó, với lo ngại kinh tế Anh có thể sẽ bước vào thời kỳ đi xuống và thậm chí có thể gây ra hiệu ứng "domino", dẫn đến nguy cơ Liên minh châu Âu dần tan rã, đẩy nền kinh tế toàn cầu vào một thời kỳ bất ổn mới khiến giá vàng tăng vọt.
Trong phiên giao dịch ngày 6-7, giá vàng đã tăng tới 3 triệu đồng và chạm mốc 40 triệu đồng mỗi lượng, mặc dù vậy mức giá cao chót vót này không duy trì được lâu. Theo đánh giá của các chuyên gia, dù giá vàng thế giới chỉ tăng khoảng 25 USD/ounce tương đương gần 700.000 đồng/lượng nhưng giá trong nước lại tăng tới 3 triệu đồng, điều này có nguyên nhân đến từ tác động tâm lý bởi Brexit thực sự chưa tạo ra ảnh hưởng mạnh mẽ. Biến động mạnh mẽ trong khoảng thời gian cuối tháng 6, đầu tháng 7 giúp thị trường vàng trở nên sôi động, hoạt động mua bán cũng diễn ra mạnh mẽ hơn.
Tuy nhiên, sau "con sóng" lớn kể trên, thị trường vàng lại tiếp tục rơi vào chuỗi ngày ảm đạm, trầm lắng. Nhìn vào biểu đồ diễn biến giá vàng trong nước từ đầu tháng 7 tới thời điểm hiện tại có thể thấy, mức độ dao động của giá vàng không lớn, chỉ xoay quanh ngưỡng 36,5 triệu đồng. Có thể nói, dường như giá vàng đã đi ngang trong suốt khoảng thời gian gần 2 tháng.
Cùng với sự ảm đạm của hoạt động giao dịch, số liệu của Hội đồng Vàng thế giới (WGC) cũng cho thấy nhu cầu về vàng tại thị trường Việt Nam sụt giảm mạnh mẽ, "đi ngược" so với nhu cầu của thị trường thế giới. Cụ thể, tổng nhu cầu vàng toàn cầu đạt tới 1.050,2 tấn trong quý II-2016, tăng 15% so với cùng kỳ năm 2015.
Điểm đáng chú ý là nhu cầu vàng đầu tư chứng kiến sự tăng trưởng vượt trội, nhu cầu này trong quý II đạt 448,4 tấn, tăng mạnh tới 141% so với cùng kỳ và nâng tổng nhu cầu vàng đầu tư trong nửa đầu năm lên 1.063,9 tấn. Các chuyên gia đánh giá, đây là lần đầu tiên trong lịch sử, nhu cầu vàng đầu tư chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nhu cầu vàng toàn cầu 2 quý liên tiếp chủ yếu nhờ nhu cầu từ các nhà đầu tư phương Tây tăng mạnh trong bối cảnh các bất ổn và rủi ro toàn cầu gia tăng.
Tại Việt Nam, ghi nhận của WGC cho thấy, nhu cầu vàng trong quý II-2016 chỉ đạt 12,4 tấn, giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhu cầu vàng trang sức tiếp tục giảm thêm 5% trong quý II-2016 khi chỉ đạt 3,5 tấn, so với mức 4,7 tấn của quý trước.
Bên cạnh đó, nhu cầu vàng thỏi và vàng miếng ở Việt Nam cũng giảm khá mạnh so với cùng kỳ khi chỉ đạt 8,9 tấn, giảm 18%. Theo WGC, đây là mức thấp kỷ lục trong 5 quý liên tiếp, bởi mức trung bình của những quý trước đều trên 10 tấn. Năm 2015, nhu cầu vàng miếng, vàng thỏi của Việt Nam ở mức 47,8 tấn.
Người dân đã chán?
TS Nguyễn Trí Hiếu nhận định, nói người dân chán vàng cũng đúng một phần bởi thị trường vàng ổn định nên những nhà đầu tư "lướt sóng" vàng không còn mặn mà. Một số nhà đầu tư cũng đã chịu thiệt hại khi giá vàng biến động mạnh sau sự kiện Brexit, chính vì vậy những nhà đầu tư, kinh doanh không còn động cơ để tiếp tục. Tuy nhiên, việc người dân trữ vàng vẫn tồn tại bởi nhiều người vẫn coi vàng là tài sản tích trữ, là của để dành. Điều này cho thấy nhu cầu về vàng trên thực tế vẫn còn.
Phân tích thêm về nhu cầu giữ vàng, TS Nguyễn Trí Hiếu cho biết: "Về lâu về dài giá vàng vẫn có xu hướng đi lên, trong khi đó chỉ cần một bất ổn xảy ra thì mức giá có thể tăng vọt. Ngoài ra, đây còn là thói quen, tập quán của người dân trong nước cũng như một số nước Á Đông và vàng còn được xem là tài sản đảm bảo chống rủi ro bởi tính thanh khoản cao".
Lý giải thêm về nhu cầu vàng đi xuống trong thời gian qua, ở một góc nhìn khác các chuyên gia cho rằng đây cũng là điều dễ hiểu khi giữ vàng trong nhà rất rủi ro bởi nguy cơ bị trộm cắp gây mất an toàn, còn gửi tại ngân hàng không những không có lãi mà còn phải trả phí giữ hộ. Đồng thời, lượng vàng người dân đang nắm giữ trong nhiều năm qua vẫn rất lớn.
Thông thường, khi mua vàng tích trữ nếu có lãi người dân vẫn bán ra và chờ cơ hội xuống thấp để mua lại, nhưng khi thị trường đi ngang thì cơ hội kiếm chút lãi rất khó hoặc có lãi nhưng không đáng kể. Đó là chưa kể những người mua vào ở thời điểm giá vàng tạo "đỉnh" đang bị lỗ rất lớn và chưa muốn bán ra.
Cũng theo các chuyên gia, việc vàng bị "chê" còn có nguyên nhân bởi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản đang tạo ra nhiều cơ hội. Với những người có ít tiền hoặc không muốn mạo hiểm thì kênh gửi ngân hàng cũng giúp mang lại lợi nhuận khi lãi suất có xu hướng tăng. Những yếu tố này khiến dòng tiền đổ vào thị trường vàng giảm sút.
Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh của một công ty vàng bạc đá quý chia sẻ, thị trường vàng thời gian gần đây đã giảm nhiệt bởi thiếu những biến động tạo cơ hội mua - bán kiếm lời cho nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, thị trường vàng cũng đang chịu tác động bởi quan niệm tránh mua bán trong tháng 7 âm lịch. Có thể nói đây là khoảng thời gian ảm đạm nhất của thị trường trong mỗi năm và luôn lặp lại theo chu kỳ. Hiện nguồn thu chính của doanh nghiệp trong thời gian qua phụ thuộc vào mặt hàng vàng trang sức và kỳ vọng doanh số sẽ tăng khi mùa cưới đang đến gần.
Nhiều ý kiến cho rằng, khi nhu cầu về vàng trong dân không lớn, khả năng kiếm lời không cao thì cơ hội để khơi thông "kho vàng" trong dân cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên thực tế có thể thấy, câu chuyện huy động 500 tấn vàng trong dân được bàn thảo, xới xáo nhiều lần rồi lại rơi vào im ắng.
TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, đúng là vấn đề này đã được thảo luận rất nhiều nhưng các cơ quan vẫn chưa đưa ra được phương án huy động. "Số lượng vàng trong dân còn rất lớn và cần huy động để đưa vào sản xuất, kinh doanh để mang lại hiệu quả cao hơn cho nền kinh tế. Ai cũng nhìn nhận thấy điều đó nhưng về phương pháp thì chưa rõ.
Để huy động vàng có nhiều phương pháp như phát hành chứng chỉ vàng rồi lập sàn vàng quốc gia... Chính phủ đã giao Ngân hàng Nhà nước lập đề án nhưng tôi cho rằng cần có chỉ đạo quyết liệt hơn để sớm đưa ra được đề án. Trên cơ sở đề án này mới có thể đưa ra những đánh giá, góp ý hay phản biện", TS Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh.
Theo_An ninh thủ đô
Đại gia vàng nợ thuế trăm tỷ được "cứu" Công ty vàng Phước Sơn - đại gia vàng nơ thuế trăm tỷ đã được chấp thuận bảo lãnh nợ của ngân hàng. Ngày 22/7, lãnh đạo Cục Thuế tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa có văn bản gửi Sở KH-ĐT về việc chấp thuận cho Công ty vàng Phước Sơn (Tập đoàn Besra) nộp dần tiền thuế theo bảo lãnh của Ngân...