Công bố chương trình dự bị đại học New Zealand tại Việt Nam
Học sinh sau khi hoàn thành khóa học Dự bị Đại học Quốc tế của NCUK tại Việt Nam có thể nhập học vào 8 trường đại học của New Zealand.
New Zealand nhận được nhiều sự quan tâm của phụ huynh và HSSV Việt Nam
Cơ quan Giáo dục New Zealand (ENZ), Tổ chức NCUK và 8 trường Đại học New Zealand vừa công bố hợp tác toàn cầu, tạo điều kiện cho học sinh phổ thông được theo học chương trình Dự bị Đại học New Zealand ngay tại Việt Nam. Dịp này, 8 trường đại học New Zealand cũng công bố quỹ học bổng lên đến 300.000 NZD/năm cho học sinh quốc tế theo học chương trình này.
Việc hợp tác giữa ENZ, các trường đại học New Zealand và tổ chức NCUK với mạng lưới toàn cầu gồm 81 Trung tâm Học tập Quốc tế (Study Centre) được kiểm định chất lượng nhằm hướng tới tạo điều kiện cho HSSV quốc tế nói chung và HSSV Việt Nam nói riêng, được tham dự chương trình Dự bị Đại học New Zealand ngay tại nước sở tại. Theo đó, HSSV khi hoàn thành khóa học Dự bị Đại học Quốc tế của NCUK tại Việt Nam với kết quả đạt yêu cầu tương ứng sẽ đảm bảo đủ điều kiện nhập học vào bất kỳ trường nào trong 8 trường đại học của New Zealand.
Các trường đại học tại New Zealand đều thuộc top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới
Tám trường đại học công lập New Zealand – đều thuộc top 3% các trường đại học tốt nhất thế giới (theo QS World University Rankings) – cũng đã công bố quỹ học bổng hàng năm lên đến 300.000 NZD (khoảng 4,5 tỷ đồng) dành riêng cho các học sinh quốc tế theo học chương trình này.
Ông Chris Hipkins, Bộ trưởng Bộ Giáo dục New Zealand, chia sẻ: “Sáng kiến giáo dục này mang đến cho học sinh trên toàn cầu thêm một lựa chọn linh hoạt về cách thức và thời điểm để tiếp cận nền giáo dục đẳng cấp thế giới của New Zealand. Cam kết này cũng đồng thời thể hiện những ưu điểm của nền giáo dục New Zealand, đó là sự thích ứng nhanh nhạy, hướng đến tương lai và lấy người học làm trung tâm”.
Trung tâm Học tập Quốc tế (Study Centre) đầu tiên của NCUK ở Việt Nam được đặt tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh (UEH), một trong những trường đào tạo hàng đầu về kinh tế và kinh doanh. Các Trung tâm Học tập Quốc tế khác của NCUK tại Việt Nam sẽ được công bố trong thời gian tới, tạo điều kiện cho ngày càng nhiều học sinh trên toàn quốc đang lên kế hoạch du học tại New Zealand có thể tiếp cận lộ trình học tập ưu việt này.
Lộ trình học tập mới với chương trình Dự bị Đại học Quốc tế NCUK giúp vào thẳng các trường đại học New Zealand cho phép học sinh bắt đầu ngay khi vừa hoàn thành lớp 11 (hoặc lớp 12) tại Việt Nam. Nhờ đó, giúp tối ưu chi phí du học, cũng như mang lại các lợi ích khác như việc chuẩn bị tốt nhất về kiến thức, kỹ năng, phương pháp học cho các sinh viên tương lai khi đến học tập tại New Zealand.
Chương trình Dự bị Đại học Quốc tế NCUK sẽ khai giảng khóa đầu tiên vào tháng 3/2021 tại Trung tâm UEH. Học sinh Việt Nam sau đó có thể bắt đầu chương trình học đại học tại New Zealand (trực tuyến hoặc trực tiếp) vào năm học 2022/2023 sau khi hoàn tất chương trình Dự bị Đại học 1 năm để chuyển tiếp vào năm nhất đại học New Zealand.
Video đang HOT
Ngoài ra, NCUK phối hợp cùng ENZ và UEH tổ chức sự kiện NCUK University Admissions Day (Ngày hội Tuyển sinh Đại học cùng NCUK) dành cho học sinh Việt quan tâm đến chương trình dự bị đại học New Zealand sẽ diễn ra vào thứ Năm, ngày 21/1/2021.
Bí quyết học đại học
Bước vào giảng đường đại học, nhiều sinh viên cứ nghĩ sẽ thảnh thơi hơn thời THPT và không ít người mang tâm thế học đại học như học... đại.
Với phương thức và cách học khoa học, Nguyễn Minh Huy xuất sắc đạt cả 2 danh hiệu thủ khoa đầu vào và đầu ra của toàn trường - ẢNH: NVCC
Mỗi năm, hàng ngàn sinh viên (SV) bị buộc thôi học và cảnh báo học vụ vì kết quả học tập yếu kém, như một "hồi chuông" cảnh báo cho cách thức và thái độ học đại học (ĐH) của SV.
Tuy vậy, vẫn có nhiều SV đạt những kết quả đáng ngưỡng mộ. Bí quyết nào giúp các SV thành công trong việc học?
Chọn đúng ngành để học hiệu quả
Học ĐH với kết quả yếu kém, theo nhiều chuyên gia, một trong những nguyên nhân xuất phát từ việc SV chọn sai ngành, từ đó dẫn đến chán nản, không còn động lực để phấn đấu trong việc học.
Đỗ Nhật Thịnh từ cậu học trò rất giỏi khối B, ai cũng nghĩ nên chọn theo học nghề bác sĩ nhưng Thịnh quyết tâm theo đuổi đam mê hội họa, để hôm nay Thịnh trở thành thủ khoa đầu ra của Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM và đang có công việc như mong muốn. Câu chuyện chọn ngành của Thịnh là minh chứng cho việc chọn đúng ngành để học ĐH hiệu quả và có được những thành công cũng như hạnh phúc trong cuộc sống.
Đỗ Nhật Thịnh cho rằng việc chọn đúng ngành rất quan trọng, quyết định rất nhiều đến kết quả học tập và sự thành công sau này.
Bí quyết chọn ngành đúng và phù hợp
Đỗ Nhật Thịnh khuyên thí sinh nên dành thời gian để tự đánh giá về bản thân, có thế mạnh điều gì, ưu điểm và nhược điểm của mình ra sao để đánh giá tương quan với công việc mà mình muốn theo liệu có phù hợp hay không.
Theo Thịnh, việc chọn ngành cũng cần lộ trình, kế hoạch rõ ràng. "Phải nhìn bao quát hơn về nhu cầu của xã hội thì mình sẽ có được lựa chọn đúng đắn hơn", Thịnh bật mí và chia sẻ thêm: "Nếu chọn sai, bạn sẽ mất rất nhiều thời gian, công sức cũng như làm nhụt ý chí, mất tự tin vào bản thân. Điều đó sẽ ảnh hưởng tai hại đến tương lai của chính bạn".
Thịnh kể, ngay từ tiểu học, anh chàng đã nghĩ đến ngành mình theo học. Lúc đó, Thịnh học giỏi văn nên nghĩ sau này chắc theo khối C. Lên THCS, Thịnh lại học khối B rất tốt, nằm trong đội tuyển của trường và còn nhận được học bổng ôn luyện thi khối B miễn phí. Thế nhưng, khi còn khoảng 2 tháng cuối bước vào kỳ thi tốt nghiệp, Thịnh nhìn lại xem bản thân thực sự thích gì. Khi ấy Thịnh thấy có một điều đi theo mình xuyên suốt từ nhỏ cho đến lớn, đó chính là tình yêu với nghệ thuật.
Từ nhỏ Thịnh đã có cơ hội tham gia khá nhiều cuộc thi về mỹ thuật. Lúc nào Thịnh cũng luôn muốn vẽ, thiết kế điều gì đó. Chẳng hạn như đi ra đường, thấy những logo thương hiệu, Thịnh nhìn và nghĩ ra những ý tưởng cho riêng mình. Chính vì thế, Thịnh quyết định chọn theo ngành thiết kế đồ họa.
"Dù cho bạn biết mình có khả năng ở nhiều khối nhưng phải suy nghĩ lại bản thân thực sự thích gì. Cũng giống như việc bày ra rất nhiều món ăn trên bàn, món nào cũng ăn được nhưng quan trọng là mình thích món nào hơn. Càng có kế hoạch rõ ràng, càng có thực đơn chi tiết thì mình càng có được sự lựa chọn tốt và đúng nhất", Thịnh chia sẻ.
Khi Thịnh chọn học ngành thiết kế đồ họa, từ thầy cô đến bạn bè đều ra sức ngăn cản. "Ai cũng ngăn cản và thậm chí nhìn nhận mình như một kẻ thất bại khi lựa chọn hướng đi này, nhưng mình vẫn quyết tâm vì đó là ngành mình thấy được bản thân có nhiều ưu điểm nhất, hơn nữa đó là đam mê", Thịnh bày tỏ.
Đỗ Nhật Thịnh là tấm gương của việc vượt khó học giỏi và luôn có sự chuẩn bị rất kỹ lưỡng cho từng hướng đi - ẢNH: NỮ VƯƠNG
Từ thủ khoa đầu vào đến thủ khoa đầu ra
Xuất sắc là thủ khoa đầu vào toàn trường ĐH Khoa học tự nhiên TP.HCM với số điểm 3 môn khối A1 là toán 9,8, vật lý 9,75 và điểm 10 tiếng Anh, 3 năm sau Nguyễn Minh Huy lại tốt nghiệp sớm với tấm bằng thủ khoa đầu ra với số điểm gần như tuyệt đối (9,75/10). Để đạt được những thành tích đó, Huy đã có một lộ trình và kế hoạch học tập rất khoa học.
Mặc dù có xuất phát điểm và nền tảng về toán khá tốt, thế nhưng Huy cho rằng bước vào giảng đường ĐH, Huy phải chuẩn bị rất kỹ lưỡng mọi thứ và cũng phải mất một năm đầu khó khăn do chưa quen kịp với cách thức học ĐH.
Lựa chọn phương pháp học phù hợp
Do đi theo khuynh hướng nghiên cứu nên Nguyễn Minh Huy dành khá nhiều thời gian cho việc học. Tuy nhiên, Huy cũng khuyên: "Với ngành thiên về học thuật thì bắt buộc phải chịu khó học và nghiên cứu. Nếu không học thì những thứ bên ngoài đâu giúp mình thành công được trên con đường này. Còn với những bạn học về kinh tế chẳng hạn, không thể cứ cắm đầu vào học những kiến thức này trong khi cuộc đời của các bạn là kiếm tiền ngoài xã hội. Chính vì thế, tùy ngành mà các bạn cần chọn định hướng học tập cho riêng mình".
"Toán ở cấp phổ thông và ĐH khác nhau rất nhiều. Toán ở phổ thông chỉ đơn thuần là tính toán, còn toán ở ĐH lại cần nhiều suy luận hơn và có phương pháp rõ ràng. Mình khó khăn trong một năm đầu, do còn phải học thêm rất nhiều môn đại cương khác. Học phổ thông thì lúc nào cũng có giáo viên kèm cặp, nhắc nhở. Còn khi lên ĐH, giáo viên vẫn ra bài tập nhưng để mình tự tìm hiểu chứ không có giám sát. Chính vì thế, muốn học ĐH tốt thì tính tự giác phải đi đầu", Huy chia sẻ.
Bên cạnh đó, Huy cho biết kiến thức ở ĐH rất rộng nên việc tự học, tự tìm thêm tài liệu rất quan trọng. "Giảng viên ở trên lớp chỉ giới thiệu một phần thôi chứ không thể nào giảng hết cho chúng ta được. Một cuốn sách toán của nước ngoài đến gần cả ngàn trang, mà một môn học cùng lắm cũng chỉ 12 - 13 buổi, nên nếu chỉ học trên lớp thôi thì không bao giờ đủ", Huy minh chứng.
Kết nối với sinh viên thành công cùng ngành
Xuất thân trong gia đình rất khó khăn, ba mất vì bệnh tim từ năm Đỗ Nhật Thịnh học lớp 6, một mình mẹ tần tảo nuôi 3 anh em ăn học, nên ngay từ nhỏ, Thịnh đã ý thức được việc vừa đi học, vừa kiếm tiền phụ mẹ.
Khi Thịnh học ĐH, mẹ không còn đủ sức khỏe để đi làm thuê được nữa, Thịnh lại ráng "cày" nhiều hơn, làm thêm đủ mọi việc để lo hết mọi chi phí ăn học và còn gửi tiền về lo cho mẹ.
Vừa học vừa làm vừa hoạt động Đoàn - Hội năng nổ, các chuyến tình nguyện xuyên Việt, xuyên biên giới cũng chưa lúc nào thiếu vắng Thịnh. Thế nhưng ra trường, thành tích học tập của Thịnh vẫn dẫn đầu toàn trường.
Chia sẻ về bí quyết của mình, Thịnh cho rằng cần có sự chuẩn bị, phải biết được quá trình học ĐH, thầy cô không đọc để mình chép như thời học sinh. SV cần tập làm quen với việc tự ghi chú và nhớ những điều quan trọng. "Bên cạnh đó, cần kết nối với các anh chị đã ra trường để xem quá trình các anh chị học đến lúc đi làm như thế nào, từ đó mình có sự chuẩn bị tốt nhất, cũng như kế hoạch học tập đúng đắn nhất", Thịnh chia sẻ.
Tương tự, Nguyễn Minh Huy cho biết ngay từ đầu đã chủ động tìm kiếm những anh chị từng học cùng ngành của trường đó và hiện tại đang rất thành công để hỏi bí quyết học như thế nào, từ đó có sự chuẩn bị kỹ lưỡng hơn với ngành học.
Tìm những người cùng chí hướng
Huy cũng lưu ý một bí quyết quan trọng nữa là nên tìm một người bạn cùng chí hướng. "Khi có bạn đồng hành thì trong quá trình tìm hiểu một cái gì đó mà mình được truyền đạt, trao đổi và giải thích cho người khác tức là mình đã học được điều đó lần thứ 2 và tự dưng những kiến thức đó vào đầu rất nhanh", Huy gửi gắm.
Cứ mỗi học kỳ, Huy thấy môn học nào hay và bổ ích là tận dụng đăng ký tối đa số tín chỉ cho phép. Vì vậy, mới hết năm 3, Huy đã học đủ các tín chỉ và còn là 1 trong 10 SV trên cả nước trúng tuyển vào chương trình đào tạo của một tập đoàn lớn dành cho người trẻ của VN theo lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Cảm thấy vừa được học, vừa được nghiên cứu và trải nghiệm thực tế mà còn có lương nên Huy quyết định tốt nghiệp sớm. (còn tiếp)
Nhiều trường cho sinh viên đi học trở lại Hàng loạt trường đại học ở TP. HCM đã bắt đầu cho sinh viên đi học tập trung trở lại vì dịch COVID-19 đã được kiểm soát. Đi học lại sau 2 tuần nghỉ Sinh viên trường ĐH Tôn Đức Thắng đã đi học tập trung trở lại từ hôm nay 14/12. Theo đó, tất cả nghiên cứu sinh, học viên cao học,...