Công bố Chỉ số PAPI 2018: Thanh Hóa xếp thứ 11
Ngày 2-4, tại Hà Nội, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) công bố Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ( PAPI) 2018. Theo báo cáo, Thanh Hóa là địa phương đứng trong nhóm dẫn đầu, xếp thứ 11/63 tỉnh, thành phố.
Báo cáo PAPI 2018 được thực hiện dựa trên ý kiến chia sẻ của 14.304 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc trong năm 2018.
Chỉ số PAPI là công cụ giám sát thực thi chính sách thường niên. Chỉ số PAPI được thực hiện lặp lại qua nhiều năm, tập trung thu thập ý kiến của người dân trên phạm vi toàn quốc qua khảo sát xã hội học với quy mô lớn nhất ở Việt Nam. Báo cáo PAPI 2018 được thực hiện dựa trên ý kiến chia sẻ của 14.304 người dân được lựa chọn ngẫu nhiên trên phạm vi toàn quốc trong năm 2018. Chỉ số PAPI bao gồm 8 chỉ số lĩnh vực nội dung (Tham gia của người dân ở cấp cơ sở; Công khai, minh bạch; Trách nhiệm giải trình với người dân; Kiểm soát tham nhũng; Thủ tục hành chính công; Cung ứng dịch vụ công; Quản trị môi trường; Quản trị điện tử), 28 chỉ số nội dung thành phần và hơn 120 chỉ tiêu cụ thể về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh/thành phố. Chỉ số PAPI được cấu thành từ việc tính toán, tổng hợp từ hơn 6.000 biến số cấu thành các chỉ tiêu, hình thành từ hơn 550 câu hỏi trong Bộ phiếu hỏi PAPI.
Bản đồ nội dung Công khai minh bạch ở cấp tỉnh cho thấy Thanh Hóa là tỉnh đứng trong nhóm đầu.
Theo báo cáo, Thanh Hóa là tỉnh đứng 11, với tổng số 45.69 điểm, gồm các lĩnh vực nội dung: Tham gia của người dân ở cấp cơ sở (5.57 điểm); công khai, minh bạch (5.7 điểm); trách nhiệm giải trình với người dân (5.32 điểm); kiểm soát tham nhũng trong khu vực công (6.36 điểm); thủ tục hành chính công (7.49 điểm); cung ứng dịch vụ công (7.17 điểm); quản trị môi trường (4.62 điểm); quản trị điện tử (3.45 điểm).
Video đang HOT
14 tỉnh có Chỉ số PAPI 2018 cao nhất.
Cũng theo báo cáo, mối tương quan giữa Chỉ số PAPI 2018 và Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) 2018 của Thanh Hóa cũng ở mức khá cao.
Là địa phương nằm trong top đầu về chỉ số PAPI 2018 sẽ góp phần tạo động lực nâng cao hiệu quả quản trị và hành chính công của Thanh Hóa. Qua đó góp phần xây dựng một nền công vụ vì dân và thúc đẩy phát triển bền vững.
PCI năm 2018: Lâm Đồng dẫn đầu khu vực Tây Nguyên
Theo Bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2018 vừa được Phòng Thương mại và Công nghiệp việt Nam (VCCI) công bố, tỉnh Lâm Đồng đạt 63,79 điểm, xếp thứ 27 cả nước và dẫn đầu khu vực Tây Nguyên.
Lâm Đồng dẫn đầu xếp hạng PCI năm 2018 khu vực Tây Nguyên (Ảnh: TL)
Tây Nguyên, nhưng lại tụt 5 hạng so với năm 2017.
Đây là năm thứ 2 liên tiếp, Lâm Đồng dẫn đầu về chỉ số PCI tại khu Tây Nguyên. Năm nay, xếp tiếp theo Lâm Đồng là Gia Lai (thứ 33), Đắk Lắk (thứ 40), Kon Tum (thứ 59), Đắk Nông (thứ 63).
Tuy nhiên, dù điểm tổng hợp các chỉ số thành phần của Lâm Đồng được 63,79 điểm, cao hơn năm 2017 (63,50 điểm), nhưng kết quả xếp hạng cả nước lại tụt 5 bậc (từ hạng 22 xuống 27).
Năm nay, Quảng Ninh tiếp tục đứng đầu bảng xếp hạng PCI với 70,36/100điểm. Năm 2017, Quảng Ninh cũng xếp ở vị trí số 1 với điểm số 70,7.
Xếp thứ 2 là Đồng Tháp với 70,19 điểm; Long An xếp thứ 3 với 68,09 điểm; tiếp đến là Bến Tre với 67,67 điểm, xếp thứ 4.
Năm thứ 2 liên tiếp Quảng Ninh dẫn đầu cả nước về chỉ số PCI (Ảnh: TL)
Trong khi đó, sau 4 năm liên tiếp ở vị trí "Quán quân" và năm 2017 ở vị trí "Á quân", thì năm 2018, TP. Đà Nẵng đã tụt xuống vị trí thứ 5 với 67,65 điểm (năm 2017 Đà Nẵng được 70,1 điểm).
Hai "đầu tàu" kinh tế là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chia nhau vị trí thứ 9 và thứ 10. Đây là lần đầu tiên Hà Nội đạt được vị trí cao nhất sau 14 năm xếp hạng PCI.
Ở cuối bảng xếp hạng gồm có Đắk Nông được 58,16 điểm, xếp thứ 63; Lai Châu được 58,33 điểm xếp thứ 62 và Bình Phước xếp thứ 61 với 60,02 điểm.
Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, mức độ lạc quan của các doanh nghiệp về triển vọng kinh doanh thời gian tới tiếp tục ở mức tương đối cao, 49% doanh nghiệp dân doanh và 56% doanh nghiệp FDI cho biết sẽ mở rộng quy mô kinh doanh trong 2 năm tới.
54% doanh nghiệp vẫn phải chi phí bôi trơn
Điều tra PCI năm 2018 cho thấy, chi phí không chính thức giảm nhưng vẫn còn ở mức cao. 58% doanh nghiệp trong nước vẫn còn bị nhũng nhiễu. 54% doanh nghiệp vẫn phải trả chi phí bôi trơn.
Môi trường kinh doanh bình đẳng hơn nhưng vẫn còn không ít gập ghềnh. Vẫn có tới 40% doanh nghiệp cho biết các tỉnh còn ưu tiên, ưu ái doanh nghiệp Nhà nước và FDI hơn các doanh nghiệp tư nhân.
Thủ tục hành chính còn nhiều phiền hà nhất là trong các lĩnh vực đất đai, thuế, bảo hiểm xã hội, quản lý thị trường, giao thông vận tải... Tính minh bạch, cũng theo phản ánh của doanh nghiệp còn ít được cải thiện. Chất lượng nguồn nhân lực và các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp chưa cao.
Theo DNVN
Mở dòng tiền margin cho UPCoM, bao giờ? Để khắc phục tình trạng "4 k" kéo dài nhiều năm nay, ý kiến từ những người trong cuộc cho rằng, sau 10 năm phát triển, đây là thời điểm nhà quản lý cần "làm mới" sàn UPCoM để cải thiện sức hấp dẫn cho sàn này. Những tín hiệu vui... Năm 2018 sắp qua đi, theo cập nhật mới nhất của Sở...