Công bố 20 sản phẩm lĩnh vực CNTT lọt vào chung khảo Nhân Tài đất Việt năm 2018
Chiều nay 6/11, Ban Tổ chức giải thưởng Nhân Tài đất Việt năm 2018 đã công bố 20 tác giả, nhóm tác giả với các sản phẩm lĩnh vực CNTT đã xuất sắc vượt qua 318 sản phẩm để lọt vào chung khảo lĩnh vực CNTT.
Theo đúng dự kiến, kết quả vòng Sơ khảo Giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT 2018 đã được công bố trong chương trình Họp báo diễn ra tại tòa nhà VNPT, 57 Huỳnh Thúc Kháng, Hà Nội với sự tham dự của Hội đồng Giám khảo, Ban Tổ chức, các nhà tài trợ cùng đông đảo cơ quan thông tấn báo chí, phát thanh và truyền hình Trung ương và địa phương.
Phát biểu khai mạc buổi họp báo, ông Phạm Huy Toàn, Trưởng ban tổ chức giải thưởng, Tổng biên tập báo Dân Trí cho biết: “Về nét mới năm nay, giá trị giải thưởng tất cả các lĩnh vực đã được tăng lên 2 lần so với những năm trước và được mở rộng đến nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, trong các lĩnh vực trao giải, giải thưởng CNTT vẫn là giải thưởng sôi động nhất, với số lượng sản phẩm năm nay là 318 sản phẩm tăng 20% so với năm ngoái. Trong lĩnh vực CNTT, cuộc thi thu hút nhiều thành phần lứa tuổi tham gia, nhỏ tuổi nhất là 13 tuổi và cao tuổi nhất là 78 tuổi”.
Về phía nhà tài trợ, ông Hồ Đức Thắng, lãnh đạo Tập đoàn VNPT, đơn vị đồng tổ chức và nhà tài trợ chính phát biểu: “Năm 2018, VNPT đã dành 1.1 tỷ đồng và giá trị giải thưởng tăng gấp đôi. Đặc biệt, hệ thống giải thưởng sản phẩm số triển vọng thu hút được nhiều thí sinh tham gia. Các sản phẩm dự thi được chuẩn bị một cách cẩn thận, công phu, đa số bài dự thi tập trung vào đúng chủ đề, yêu cầu “Sức mạnh công nghệ số”. Giải thưởng Nhân Tài đất Việt đang ngày càng phát huy được mục tiêu của Ban Tổ chức đặt ra”.
“ Cuộc thi có tính cạnh tranh cao, sức ép tâm lý rất nặng. Trong số người tham dự giải, có những % nhất định đoạt giải, khát vọng về sản phẩm để có bước tiến tiếp theo. Đặc biệt, năm nay, đang có sự tham gia đông đảo các sản phẩm khởi nghiệp. Các sản phẩm tham dự được đánh giá về công nghệ, tối ưu của sản phẩm. Qua 20 sản phẩm lọt vào chung khảo, hội đồng chung khảo sẽ khắt khe hơn để tìm được sản phẩm tốt nhất. Chủ tịch Hội đồng sơ khảo lĩnh vực CNTT, ông Nguyễn Long nhận định.
Tại buổi họp báo, Ban Tổ chức giải thưởng Nhân Tài đất Việt năm 2018 đã công bố 20 đại diện tác giả, nhóm tác giả với các sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vòng thi Chung khảo, trong đó có 5 sản phẩm Sản phẩm số triển vọng; 10 sản phẩm công nghệ thông tin Khởi nghiệp và 5 sản phẩm công nghệ Kết nối, Di động.
Danh sách 10 sản phẩm công nghệ thông tin Khởi nghiệp lọt vào chung khảo Nhân Tài đất Việt năm 2018
Sau khi công bố sản phẩm lọt chung khảo Nhân tài Đất Việt 2018, Hội đồng Chung khảo sẽ đi khảo sát đánh giá chất lượng và thực tế triển khai hoạt động, tính khả thi của các sản phẩm để có cái nhìn khách quan và đánh giá xác thực nhất các sản phẩm dự thi. Dự kiến ngày 18/11, các tác giả, nhóm tác giả vượt qua vòng sơ khảo nội dung công nghệ thông tin sẽ tập trung tại Hà Nội và thuyết trình, bảo vệ sản phẩm trực tiếp trước Hội đồng.
Năm 2018, Ban Tổ chức đã quyết định tăng giá trị của các hệ thống sản phẩm CNTT. Cụ thể, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 200 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 100 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 50 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ. Hệ thống các giải thưởng lĩnh vực Khoa học công nghệ; Y dược; Môi trường và Khuyến tài cũng được tăng gấp đôi giá trị giải thưởng.
Song song với việc chấm thi sản phẩm lĩnh vực công nghệ, các hội đồng khoa học trong những lĩnh vực khác của giải thưởng, bao gồm Khoa học công nghệ; Y dược; Môi trường và Khuyến tài cũng đã chọn được các công trình xứng đáng để cùng vinh danh tại Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt sẽ diễn ra vào ngày 20/11 tới.
Theo Báo Mới
Ứng dụng hệ sinh thái gọi xe Fastgo Việt Nam vào Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2018
Trong 20 sản phẩm CNTT được chọn đi tiếp vào Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 208, bên cạnh 5 'Sản phẩm Số triển vọng' và 10 'Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp', có 5 'Sản phẩm CNTT Kết nối, Di động', trong đó có ứng dụng hệ sinh thái gọi xe Fastgo Việt Nam.
Video đang HOT
Buổi họp báo công bố kết quả Sơ khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 vừa được tổ chức chiều ngày 6/11/2018 tại Hà Nội.
Giải thưởng Nhân tài Đất Việt Nam 2018 được VNPT và báo điện tử Dân trí chính thức phát động ngày 23/4. Tiếp tục hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, khuyến khích các sản phẩm đi đầu trong xu hướng chuyển đổi số, giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực CNTT có chủ đề "Sức mạnh công nghệ số" khuyến khích các sản phẩm CNTT ứng dụng thành công, hiệu quả công nghệ mới, bắt nhịp với xu hướng chuyển đổi số đang diễn ra rất mạnh mẽ hiện nay, góp phần tạo ra những sản phẩm, ứng dụng thông minh phục vụ các lĩnh vực khác nhau trong đời sống, trong đó đặc biệt khuyến khích những sản phẩm đến từ các doanh nghiệp khởi nghiệp.
Năm nay, giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT gồm 3 hệ thống sản phẩm dự thi chính, gồm: Sản phẩm Số triển vọng; Sản phẩm CNTT Khởi nghiệp; Sản phẩm CNTT Kết nối, Di động.
Trong thông tin chia sẻ tại cuộc họp báo công bố kết quả Sơ khảo diễn ra chiều 6/11/2018, Ban tổ chức cho biết, giải thưởng Nhân tài Đất Việt lĩnh vực CNTT năm 2018 có tổng cộng 318 sản phẩm dự thi. Hội đồng Sơ khảo gồm các Giáo sư, chuyên gia đầu ngành trong lĩnh vực CNTT-TT đã được thành lập, với Chủ tịch Hội đồng là Tổng thư ký Hội Tin học Việt Nam Nguyễn Long.
Qua quá trình sơ tuyển, Hội đồng đã chọn được 79 sản phẩm hợp lệ và đủ điều kiện để đưa vào chấm thi Sơ khảo. Và ngày 3/11 vừa qua, Hội đồng Sơ khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực CNTT đã có buổi làm việc tập trung, nghiêm túc và công minh để lựa chọn 20 đại diện tác giả, nhóm tác giả với các sản phẩm xuất sắc nhất tham gia vòng thi Chung khảo, trong đó có 5 sản phẩm Sản phẩm Số triển vọng; 10 sản phẩm CNTT Khởi nghiệp và 5 sản phẩm CNTT Kết nối, Di động.
Ông Nguyễn Long - Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Nhân tài Đất Việt 2018 nhận định: "Với giải thưởng năm nay, có thể thấy rõ những khát khao, tham vọng của các tác giả trẻ với mong muốn được khẳng định về công nghệ, quyết tâm vượt qua các vòng thi đầy khắt khe cùng sự chuẩn bị hồ sơ công phu, đầy đủ theo đúng các thể lệ, tiêu chí về sản phẩm của từng lĩnh vực mà Ban tổ chức Giải thưởng đã đề ra. Hội đồng Sơ khảo đánh giá rất cao về số lượng cũng như chất lượng sản phẩm dự thi lĩnh vực CNTT 2018".
Mặc dù là hệ thống sản phẩm lần đầu được đưa vào giải thưởng, song lĩnh vực "Sản phẩm Số triển vọng" đã có số lượng bài dự thi được lựa chọn vào chấm sơ khảo khá ấn tượng với 23 sản phẩm. Các sản phẩm này đều hướng tới cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là xu hướng chuyển đổi số đang phát triển nhất hiện giờ.
Năm thứ hai nằm trong hệ thống giải thưởng chính thức lĩnh vực CNTT, "CNTT Khởi nghiệp" được đánh giá đã thu hút nhiều sản phẩm từ phong trào khởi nghiệp đang rất phát triển hiện nay với hầu hết đều là Startup hoặc là các doanh nghiệp khởi nghiệp. Điều này được chứng minh với số lượng sản phẩm được chọn vào vòng sơ khảo nhất lên tới 36 sản phẩm.
Ứng dụng hệ sinh thái gọi xe Fastgo Việt Nam là 1 trong 5 sản phẩm "CNTT Kết nối, Di động" lọt vào Chung khảo giải thưởng Nhân tài Đất Việt 2018.
Sản phẩm thuộc lĩnh vực "CNTT Kết nối, Di động" có 20 sản phẩm được lựa chọn vào vòng Sơ khảo. Các sản phẩm được Hội đồng sơ khảo đánh giá đi đúng xu thế công nghệ cũng như hướng tới những vấn đề nóng trong xã hội hiện nay như: giám sát vấn đề thoát nước đô thị, nông nghiệp thông minh...
Trong phát biểu tại buổi họp báo, đại diện lãnh đạo VNPT khẳng định, với vai trò là Tập đoàn kinh tế chủ lực của đất nước trong lĩnh vực viễn thông - CNTT, VNPT đang liên tục đổi mới sáng tạo trong việc ứng dụng các công nghệ số tiên tiến, cung cấp các sản phẩm dịch vụ mới ngày càng tốt hơn. Đổi mới sáng tạo trong các mô hình kinh doanh mới, trong cải tiến quy trình, mô hình hoạt động, với mục tiêu trở thành nhà cung cấp dịch vụ số hàng đầu tại Việt Nam và là Trung tâm giao dịch số (Digital Hub) tại thị trường khu vực và thế giới.
"Để thực hiện được mục tiêu này, chúng tôi mong muốn nhận được sự hợp tác và đồng hành từ cộng đồng khởi nghiệp, các doanh nghiệp trẻ, các nhân tài của Việt Nam với trí tuệ sáng tạo để bắt kịp sự biến đổi không ngừng của khoa học công nghệ", đại diện VNPT nhấn mạnh.
Theo kế hoạch, với lĩnh vực CNTT, sau khi công bố sản phẩm lọt chung khảo Nhân tài Đất Việt 2018, Hội đồng Chung khảo sẽ đi khảo sát đánh giá chất lượng và thực tế triển khai hoạt động, tính khả thi của các sản phẩm vào chung khảo để có cái nhìn khách quan và đánh giá xác thực nhất các sản phẩm dự thi. Dự kiến ngày 18/11, các tác giả, nhóm tác giả vượt qua vòng sơ khảo nội dung CNTT sẽ tập trung tại Hà Nội và thuyết trình, bảo vệ sản phẩm trực tiếp trước Hội đồng Chung khảo.
Với mong muốn nhận được sự hợp tác, đồng hành từ chính các tác giả, nhóm tác giả tham gia Nhân tài Đất Việt 2018 lĩnh vực CNTT, ngày 19/11, VNPT sẽ tổ chức buổi gặp gỡ các tác giả, nhóm tác giả được chọn vào vòng chung khảo Giải thưởng để cùng trao đổi về những khả năng hợp tác, đầu tư, phát triển các sản phẩm CNTT có tính hoàn thiện, sẵn sàng ứng dụng thực tiễn và có khả năng phát triển kinh doanh trên hệ thống của VNPT.
Song song với việc chấm thi sản phẩm lĩnh vực CNTT, các hội đồng khoa học trong những lĩnh vực khác của giải thưởng, bao gồm Khoa học công nghệ; Y dược; Môi trường và Khuyến tài cũng đã chọn được các công trình xứng đáng để cùng vinh danh tại Lễ trao giải Nhân tài Đất Việt 2018 sẽ diễn ra vào ngày 20/11 tới.
Năm 2018, Ban Tổ chức đã quyết định tăng giá trị của các hệ thống sản phẩm CNTT. Cụ thể, các thí sinh ở mỗi hệ thống sản phẩm sẽ có cơ hội nhận được 1 giải Nhất trị giá 200 triệu đồng, 1 giải Nhì trị giá 100 triệu đồng và 1 giải Ba trị giá 50 triệu đồng cùng phần thưởng của các đơn vị tài trợ. Hệ thống các giải thưởng lĩnh vực Khoa học công nghệ; Y dược; Môi trường và Khuyến tài cũng được tăng gấp đôi giá trị giải thưởng.
Danh sách 20 sản phẩm CNTT vào Chung khảo Nhân tài Đất Việt 2018:
5 sản phẩm Sản phẩm Số triển vọng:
- Giải pháp hành chính công VNPOST-PA (Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam)
- Novaon Autoads - Nền tảng tối ưu quảng cáo lớn nhất Đông Nam Á (Công ty cổ phần Internet Novaon)
- Giải pháp ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo chuyển đổi văn bản tiếng Việt sang giọng nói tự nhiên - VietNamese text to speech (Công ty cổ phần Dịch vụ và Giải pháp xử lý dữ liệu Vbee)
-VNPT Pay-Giải pháp thanh toán không tiền mặt (Tổng công ty Truyền Thông - VNPT Media)
- Mạng phân phối và xử lý hình ảnh thông minh Trixabyte (Nghiêm Bá Huấn, Vương Hoài Nam)
5 sản phẩm CNTT Kết nối, Di động:
- FVET Vietnam - Ứng dụng di động đầu tiên tại Việt Nam giúp người chăn nuôi hỏi ngay bác sĩ thú y và chuyên gia (Công ty TNHH FVET Việt Nam)
- Nền tảng đặt và điều vận xe trực tuyến EMDDI (Đại học Quốc gia Hà Nội và Công ty cổ phần EMDDI)
- Ứng dụng hệ sinh thái gọi xe Fastgo Việt Nam (Công ty Cổ Phần FastGo Việt Nam)
- Trung tâm giám sát hệ thống thoát nước (Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội)
- Trợ lý ảo thông minh trợ giúp sinh viên - PTIT Chatbot (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông )
10 sản phẩm CNTT Khởi nghiệp:
- Stringee-Nền tảng lập trình Voice, Video, SMS (Công ty cổ phần Stringee)
- Hệ thống nông nghiệp thông minh Nextfarm (Công ty cổ phần HOSCO)
- Nông nghiệp Công nghệ cao Tinh gọn, Chuyên nông MrFarm mini (Công ty TNHH Công nghệ MRVINA)
- Bộ đồ chơi phát triển trí tuệ Magicbook (Công ty cổ phần Dịch vụ và Truyền thông Minh Việt)
- Hệ sinh thái chung cư thông minh CYHOME (Công ty Cổ phần CYFEER)
- 689Cloud (Công ty CO 689 Cloud)
- Nền tảng dành thông tin kết nối vạn vật cho thành phố thông minh - iNut SmartCity (Công ty CP Đầu tư và Phát triển Công nghệ INUT)
- Thiết bị giám sát thời gian, tư thế và chống cận thông minh - Robot Captain-Eye (Công ty Cổ phần VIROBO)
- Ship60 - Nền tảng giao hàng tức thời (Công ty cổ Phần Delivery Technology)
- Hệ sinh thái VNPT SmartCloud/ VNPT SmartCloud EcoSystem (Công ty CNTT VNPT)
Theo Báo Mới
Nông nghiệp Nhật Bản trước tình trạng già hóa: Cứu tinh từ 4.0? Thu hoạch gạo tại Nhật Bản từng được cho là quan trọng khi gạo đã là một hình thức tiền tệ. Nhưng hiện tại, gạo đang rơi ra ngoài lựa chọn ẩm thực của giới trẻ - điều khiến những người nông dân Nhật Bản đang già hóa đối mặt với một cuộc chiến sống còn. Tiêu thụ gạo đã giảm gần một...