Công an xã kêu: Rất khó bắt được trộm chó!
Thời gian qua, xảy ra không ít trường hợp “cẩu tặc” đánh chết dân. Nhiều công an xã phản ảnh là rất khó bắt được những tên “cẩu tặc” này.
Trước đó dư luận từng xôn xao trước vụ việc người dân đánh 2 kẻ trộm chó rồi ngăn cản lực lượng chức năng đưa đi cấp cứu khiến cho 1 kẻ bị tử vong vào đầu tháng 6/2013 tại xã Tân Thành (Yên Thành – Nghệ An).
Sáng ngày 17/6/2014, PVcó cuộc trao đổi với anh N.V.H – Trưởng công an xã Tân Thành về thực trạng hiện nay, và những hoạt động để giam thiểu nạn trộm chó sau khi xảy ra vụ việc trên.
Những cái chết vì nạn trộm chó ngày càng tức tưởi và đau đớn hơn
Công an xã rất khó bắt được “cẩu tặc”
Anh H. nói: “Từ 10/6 sau khi xảy ra vụ người đan đánh chết trộm chó, cho tới bây giờ thì tình hình đã giảm hẳn, hầu như không có mấy trộm chó nữa.
Thời gian qua chúng tôi cũng đã tuyên truyền cho nhân dân cảnh giác trước những “cẩu tặc”. Công an xã cũng đã bố trí tuần tra kiểm soát, tuyên truyền để người dân ý thức được mức độ nghiêm trọng của những đối tượng trộm chó, từ đó tự bảo quản tài sản sau đó có những hành động không ảnh hưởng đến tính mạng với đối tượng và có biện pháp răn đe.
Hàng ngày công an xã thường xuyên tuần tra vào ban đêm vì ban ngày còn trực ở ủy ban. Tối chúng tôi cũng bố trí từng ca trực khoảng 3-4 người chia thành từng nhóm để tuần tra kiểm soát trên địa bàn”.
Hàng ngàn người vây không cho cơ quan chức năng đưa 2 “cẩu tặc” đi cấp cứu tại Yên Thành – Nghệ An vào đầu tháng 6/2013.
Nói về công việc chính của công an xã, anh H. tâm sự: “Công cụ hỗ trợ đối với công an cơ bản vẫn còn thô sơ, chỉ có một số công cụ như dùi cui, …để đối phó mà để đối phó với những tên cẩu tặc không có công cụ gì chống lại đâu.
Mình ra chiến đấu với nó cũng rất nguy hiểm, chủ yếu người dân cũng nên ý thức cảnh giác với những đối tượng để đảm bảo tài sản cho gia đình.
Thường những đối tượng trộm chó chúng dùng những công cụ rất nguy hiểm, chúng liều lĩnh dùng súng cao su… Nói chung công cụ của công an để chiến đấu trực tiếp không có tác dụng nhiều vì đa số công cụ bị hỏng”.
Trang bị thêm công cụ, vũ khí cho công an xã bắt
Mới đây, không ít người biết đến vụ việc 3 thanh niên bị trộm chó đánh chết xảy ra tại Củ Chi, TP.HCM vào ngày 14/6. Bình luận về vấn đề này, anh H nói: “Cẩu tặc giờ xác định đi ăn trộm là đường cùng, bị bắt cũng xử chết, nói ra mới nhận thấy luật pháp ở ta còn nhẹ.
Trong trường hợp đấy, đối tượng cực kỳ nguy hiểm, dân họ không biết nên cứ đuổi theo làm ảnh hưởng đến tính mạng chính bản thân mình.
Qua đó, tôi cũng muốn các cơ quan chức năng cấp trên chỉ đạo với cấp cơ sở để nắm tất cả các danh sách những đối tượng nghiện, nghi trộm, tiêu thụ chó, việc đó nên rà soát ở từng địa phương để xem những đối tượng đó là ai.
Qua đây tôi cũng muốn các cơ sở nên quan tâm đến công cụ hỗ trợ của công an xã. Các cơ quan nên tìm biện pháp để xử lý nghiêm những đối tượng trộm chó, bởi đây không phải là trộm nữa mà chuyển sang cướp tài sản thì đúng hơn, trộm thì người ta lén lút, đây là ngang nhiên trộm, vì thế nên tích cực răn đe đến những đối tượng này.
Video đang HOT
Ngoài ra tôi cũng muốn nhà nước sẽ có những hỗ trợ, mặc dù trước đó địa phương cũng có kiến nghị nhiều lắm nhưng có thấy được gì đâu. Mình phải bảo vệ tự mình, tuyên truyền để giải quyết những vấn đề đó thôi”.
Anh H. nói tiếp: “Bình thường chúng tôi đi tuần tra kiểm soát trên địa bàn vào khoảng 20h 21 h đi đánh kẻng giới nghiêm, tuần tra các xóm đến 1-2h sáng sau đó thì các ca đổi nhau đến 4h sáng.
Mặc dù công việc vất vả lại nhiều, lương tháng mấy trăm rồi gặp những đối tượng manh động, công cụ thì không có, khiến nhiều người đang làm họ cũng phải bỏ”.
Công an còn yếu nên khó bắt trộm chó
Trao đổi với ông Phạm Văn Hùng, trưởng Công an xã Gio Thành (Gio Linh, Quảng Trị), nơi mà trước đó cũng xảy ra trường hợp cả làng đánh nghi trộm chó khiến cả hai tử vong trong sự việc xảy ra rạng sáng 29/8/2012.
Ông Hùng cho biết: “Lực lượng công an xã cũng đã tuần tra, để bắt những đối tượng này nhưng hơi khó bởi một phần do lực lượng phía công an xã yếu, đối tượng lại manh động và rất hung hăng, trong khi phương tiện công cụ hỗ trợ của công an lại hạn chế.
Vì vậy chúng tôi tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân đề phòng cảnh giác với những trường hợp trộm chó. Sau vụ việc trộm chó bị người dân đánh tử vong vừa rồi, vấn nạn trộm chó không còn thường xuyên xảy ra nữa, nó cũng được hạn chế hơn nhiều.
Ông Nguyễn Đăng Hải bên chồng đơn tự thú của người dân Nhĩ Trung.
Một trong những nguyên do khiến chúng tôi khó tóm được những tên trộm chó là chúng thường đi xe phân khối lớn, có hung khí, trong khi lực lượng tuần tra lại tay không, nên rất khó khăn trong việc truy bắt”.
“Lực lượng công an xã cũng thường xuyên tuần tra, nhưng thực tế là khi dân gọi đến thì những tên “cẩu tặc” đã chạy rồi. Địa bàn trong này khác với địa bàn ngoài Bắc, đường xa, rộng và rất khó đi, nên tại một địa điểm rất khó. Bởi ban ngày những tên “cẩu tặc” này cũng trộm, ban đêm cũng trộm, bất kể thời điểm nào nên rất khó tiến hành vây bắt.
Chúng tôi cũng đã cố gắng tăng cường thời gian tuần tra kiểm tra, không có định về thời gian, chúng tôi chia làm nhiều ca tuàn tra, có ca từ 9-10h đêm, 1-2h sáng, hay 4-5h sáng” – ông Hùng nói tiếp.
Về vụ việc trộm chó tấn công lại người dân khiến 3 thanh niên tử vong trong Củ Chỉ, anh Hùng cũng bình luận: “Lòng tốt của người dân khi tham gia đánh trộm chó là đáng biểu dương nhưng phải làm thế nào để có thể hạn chế và tránh ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Ngoài ra chúng tôi rất muốn các cấp lãnh đạo xem lại chính sách pháp luật với trộm chó, nếu chỉ xử phạt hành chính thì nhẹ quá, nên tăng hình phạt với những đối tượng này.
Chúng tôi cần trang bị thêm bởi mỗi loại tội phạm nói riêng có tính chất riêng phù hợp với những công cụ hỗ trợ khác nhau, thêm vào đó là trong khi làm nhiệm vụ thì mình nên chủ động hơn để đối phó với những tội phạm. Bản thân tôi,nếu được trang bị thì tâm lý sẽ tốt hơn khi làm nhiệm vụ, an tâm khi đối phó với những đối tượng nguy hiểm, để hạn chế tối đa xảy ra tình trạng chống đối”.
Theo Đất Việt
CSGT "vẽ" kịch bản an toàn khi bị cướp xe vi phạm
Thời gian qua, xảy ra nhiều vụ việc người vi phạm quây CSGT đòi trả xe, trong tình huống này CSGT bất đắc dĩ trả xe để đảm bảo an toàn...
Sáng ngày 10/6, PV có cuộc trao đổi ngắn với những CSGT làm nhiệm vụ trên địa bàn Hà Nội, anh N.V.C thuộc đội CSGT số 7 cho ý kiến về trường hợp nếu bị nhóm đối tượng quây đòi trả xe, sẽ chọn phương án nào hợp lý nhất để giải quyết vụ việc.
CSGT gọi trợ giúp khi bị nhóm người vi phạm quây
Anh C. nói: "Đối với trường hợp chênh lệch số lượng giữa CSGT và nhóm đối tượng người vi phạm đòi trả xe, việc trước mắt là gọi 113 ra.
Họ sẽ cung cấp thêm lực lượng giúp đỡ mình, bởi vậy nên CSGT sẽ nhất quyết không trả xe. Hơn nữa bên cạnh sự tăng cường lực lượng trợ giúp còn có người dân cạnh đấy vào giúp đỡ nữa mà".
Mặc dù thời gian trước đó xảy ra nhiều vụ việc người dân thờ ơ trước những vụ tai nạn, mới đây nhất là vụ việc CSGT ở Thanh Hóa bị đánh trước sự chứng kiến của nhiều người, không ai vào can ngăn. Tuy vậy nhưng anh C. vẫn rất tin tưởng vào việc "sẽ không có chuyện người dân Hà Nội thờ ơ nhìn đâu" anh C. khăng khăng nói.
Ảnh minh họa
Vì sao hành vi chống đối CSGT ngày càng nhiều?
Được biết CSGT khi làm nhiệm vụ được trang bị nhiều công cụ, phương tiện hỗ trợ. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng được dùng tùy tiện.
Anh C. chia sẻ: "Mặc dù có phương tiện, công cụ trợ giúp nhưng phải tùy trường hợp chúng tôi mới được sử dụng. Không phải thích dùng là dùng được đâu.
Chẳng may rút ra rồi người dân quay clip nói CSGT rút súng dọa dân, nên rất khó cho anh em chúng tôi khi làm việc".
Mới đây, dư luận cũng đang xôn xao về vụ việc CSGT ở Lâm Đồng bất lực nhìn người vi phạm mang xe đi, trong tình huống ấy đội trưởng đội CSGT huyện Đức Trọng, công an tỉnh Lâm Đồng cho biết các anh em làm vậy là để đảm bảo an toàn.
CSGT trả xe để đảm bảo an toàn
Bình luận trước sự việc trên, anh C đồng ý với quan điểm trả xe để đảm bảo an toàn. Anh C giãi bày: "Ý kiến trên cũng có 1 phần đúng. Đảm bảo an toàn cho mình là chính khi gặp những đối tượng như thế, phải dựa vào lực lượng chức năng 141ra hỗ trợ:.
Có ý kiến cho rằng CSGT không phải chào những đối tượng ăn mặc không lịch sư, nói năng không lịch sư. Bình luận về vấn đề này, anh C. nói thêm: "Bất kể người vi phạm có nói năng không lịch sự, ăn mặc không lịch sự nhưng họ là công dân thì ta phải chào hỏi.
Nếu họ không lịch sự thì CSGT sẽ dùng các biện pháp khác. Việc người ta ăn mặc là phong cách của người ta, vì thế mà mình cũng không thể bắt người ta ăn mặc như thế nào được.
Ảnh minh họa
CSGT bị tấn công vì có thái độ với người vi phạm?
Trong trường hợp gặp đối tượng phạm tội, phạm pháp thì không phải chào mà bắt những đối tượng đó luôn. Chủ yếu chào hỏi những người vi phạm hành chính...".
Trước vấn đề này, anh T.V.Q cũng làm việc tại đội CSGT số 7 bày tỏ quan điểm: "Trong tình huống CSGT bị nhóm đối tượng quây trả xe, mình làm đúng thì chẳng ngại gì. Việc trước tiên làm là báo cáo chỉ huy xin ý kiến, tăng cường lực lượng đối phó với những thành phần này.
Giữa thanh thiên bạch nhật chắc những đối tượng này chẳng dám làm gì đâu, những sự việc nhóm người quây CSGT đòi trả xe chỉ có thể xảy ra ở những tỉnh vùng cao, hẻo lánh, dân trí thấp đặc biệt là thời điểm vào lúc trời tối.
Trong trường hợp này, CSGT sử dụng những công cụ hỗ trợ đối với đối tượng vi phạm cướp xe, và những đối tượng này sẽ bị xử lý hình sự".
Anh Q. bức xúc nói: "Mình phải làm quyết liệt, không chấp nhận chúng lấy xe từ tay CSGT mang đi, nhưng nếu quyết liệt mà ảnh hưởng tới tính mạng thì phải nhún nhún nhường, chấp nhận để chúng lấy xe sau đó bám theo đối tượng, điều tra và truy băt".
Chào người vi phạm, nhắc nhở họ vì ăn mặc không lịch sự
Trong trường hợp CSGT không chào hỏi những người ăn nói không lịch sự, ăn mặc không lịch sự...đối với ý kiến này, anh Q chia sẻ: "Theo tôi bất kể thế nào nên tôn trọng người ta, chào hỏi đang hoàng, nếu đối tượng không lịch sự thì xử lý sau. Công việc của mình thì cứ đúng thì làm, sau đó nêu hành vi sai của người ta ra
Nếu gặp đối tượng phạm tội, với quyền công dân của người ta mình vẫn phải chào hỏi đàng hoàng,, phạm tội hay không đã có tòa án người ta thẩm định, sau đó họ xử lý sau".
Trao đổi với một CSGT làm việc tại chốt Cầu trắng - Hà Đông, anh N.T.T nói: "Đối với tình huống này, trước hết là gọi điện về đồn chỉ huy xem ý kiến rồi tăng cường lực lượng.
CSGT chào người vi phạm
Đại úy bị người vi phạm tát vào mặt, giật biển hiệu
Nếu đối tượng cố tình thì gọi thêm lực lượng 113 đến trợ giúp. Mặc dù có các phương tiện công cụ trợ giúp, nhưng họ chưa làm gì mình thì mình cũng chưa thể sử dụng chúng được.
Nếu họ cố tình thì phải dùng các biện pháp nghiệp vụ, yêu cầu họ giải tán, rồi gọi 113 đến. Trong tình huống căng thẳng giữa hai bên, mình sẽ trả xe rồi điều tra tên tuổi, về báo cáo cơ quan để tiến hành bắt đối tượng.
Trong tình huống nguy hiểm thì an toàn là quan trọng vì mỗi ca chỉ có 3 người".
Bàn về thái độ, ứng xử của CSGT với những người vi phạm ăn mặc không lịch sự, nói năng không lịch sự...anh T. chia sẻ quan điểm: "Gặp những đối tượng này, CSGT vẫn phải chào, với đối tượng ăn mặc không lịch sự thì CSGT chỉ nhắc nhở người ta chứ không có quyền cấm.
Gặp người phạm tội trong tình huống nào thì CSGT vẫn phải chào hỏi những người như thế, sau đó kiểm tra giấy tờ, hành chính khi những người này vi phạm".
Theo Đất Việt
Hai đối tượng lạ mặt đâm tê liệt trạm cân ở Quảng Trị Lợi dụng trời mưa, hai đối tượng lạ mặt điều khiển xe máy rồi cố ý lao thẳng vào trạm kiểm tra trọng tải, đặt tại huyện Hướng Hóa, Quảng Trị, khiến trạm cân này bị hư hỏng nặng. Sự việc xảy ra vào khoảng 18h ngày 10/6, tại trạm cân xe quá tải ở Km77 400 trên tuyến QL 9 (thuộc xã...