Công an triệt phá đường dây gian lận trong kỳ thi đại học khốc liệt nhất thế giới
Trang Global Times dẫn tin từ Tân hoa xã cho hay, công an Trung Quốc mới đây đã điều tra triệt phá thành công một đường dây gian lận trước kỳ thi đại học “sinh tử” (Gaokao) của quốc gia này và tịch thu khoảng 2000 bộ thiết bị gian lận.
Kỳ thi Gaokao được đánh giá là kỳ thi khó, khốc liệt và khắc nghiệt bậc nhất thế giới tại Trung Quốc đã diễn ra từ thứ 6 vừa qua (ngày 7/6).
Năm nay, có khoảng 10 triệu thí sinh tốt nghiệp THPT tham gia. Thí sinh thi 3 môn chính là Hoa văn, Toán và Tiếng Anh. Đây là thời điểm quyết định cho tất cả những năm học trước.
Kỳ thi này được cho sẽ quyết định phần còn lại của cuộc đời của những người trẻ nước này. Chính vì độ khó và mức độ quan trọng “sinh tử” của nó, các hình thức gian lận tinh vi diễn ra phức tạp.
Trước kỳ thi Gaokao 2019, cảnh sát Trung Quốc đã điều tra hơn 100 vụ gian lận thi cử và tịch thu khoảng 2.000 bộ thiết bị được sử dụng.
Kỳ thi đại học Gaokao được xem như đấu trường sinh tử của học sinh Trung Quốc. vừa diễn ra từ ngày 7/6.
Theo thông tin từ Bộ Giáo dục Trung Quốc cho hay, cảnh sát thành phố Thiên Tân, phía Bắc Trung Quốc đã bắt giữ 12 nghi phạm vì giúp sinh viên gian lận trong kỳ thi tuyển sinh đại học quốc gia, trong khi cảnh sát ở tỉnh Sơn Đông và Hà Bắc cũng bắt giữ hơn 50 nghi phạm và thu giữ một lượng lớn thiết bị không dây.
Bộ Giáo dục Trung Quốc khẳng định các cơ quan chức năng sẽ đẩy mạnh điều tra và xử lý các hành vi giạn lận sớm nhằm đảm bảo sự công bằng và minh bạch.
Trong những ngày đầu tháng Sáu, các công trình xây dựng gần điểm thi phải tạm hoãn thi công, giao thông cũng được chuyển hướng để tránh làm phiền thí sinh. Xe cứu thương túc trực bên ngoài phòng trường hợp thí sinh suy sụp do căng thẳng thần kinh, cảnh sát đi tuần tra để giữ cho đường phố yên tĩnh.
Video đang HOT
Con thi, cha mẹ ở bên ngoài cầu nguyện.
Năm 2016 là năm đầu tiên mà các trường hợp gian lận thi cử ở Trung Quốc sẽ bị phạt tù từ 3-7 năm. Có thể nói, đây là một trong những biện pháp mạnh tay trong một kỳ thi, không chỉ tại riêng Trung Quốc mà trong toàn khu vực.
Các nhà chức trách cũng đã chuyển sang áp dụng kỹ thuật tiên tiến trong cuộc chiến chống gian lận. Máy bay không người lái và camera hồng ngoại được sử dụng trong nhiều năm nhằm phát hiện các thiết bị được đưa vào phòng thi.
Một số tỉnh đang áp dụng biện pháp nghiêm ngặt hơn để ngăn chặn những người đi thi hộ bởi một số kẻ lừa đảo những năm trước thậm chí còn sử dụng màng phủ vân tay để đánh lừa máy quét.
Những hình thức gian lận siêu tinh vi trong kỳ thi Gaokao ở Trung Quốc.
Trung Quốc thắt chặt an ninh thi cử, sử dụng đến các biện pháp công nghệ cao như máy bay không người lái, máy dò kim loại, máy quét vân tay và máy quét nhãn cầu.
Lệ Thu
Theo Global times, Telegraph/Dân trí
Mặc trang phục may mắn, phụ huynh Trung Quốc mong con thi tốt
Các bà mẹ mặc xường xám vì từ này phát âm giống "thành công", ông bố mặc gile vì chữ cái đầu trùng với cụm "mã đáo thành công".
Khi hàng triệu học sinh Trung Quốc bước vào kỳ thi đại học được coi là "khắc nghiệt nhất thế giới", phụ huynh cũng tìm mọi cách để mong thần may mắn mỉm cười với con mình.
Nhiều bà mẹ chọn mặc xường xám, trang phục truyền thống dành cho phụ nữ Trung Quốc trong hai ngày thi vào đại học 7-8/6. Trong tiếng Trung, xường xám phát âm gần giống với từ "thành công" nên được cho là sẽ mang lại may mắn.
Mới nghe đến quan niệm này vào tuần trước, chị Chen vội mua bộ xường xám. "Tôi thực sự nghiêm túc vì đây là điều tối thiểu có thể làm vì con", chị nói và kể khi mua váy về, con gái phá lên cười, nghĩ chỉ là mê tín.
Các cửa hàng thời trang thu được lợi ích từ "cơn sốt" xường xám. Zhu Jing, chủ cửa hàng trang phục truyền thống có trụ sở tại Thượng Hải, cho biết doanh thu trong kỳ thi đại học tăng hơn bốn lần so với ngày thường.
Nhiều phụ huynh Trung Quốc mặc xường xám cổ vũ con thi đại học. Ảnh: Simon Song
Về màu sắc trang phục, đỏ được chọn mua nhiều nhất vì theo quan niệm Trung Quốc màu đỏ gắn liền với may mắn. Tiếp đó là màu xanh lá, chỉ sự thành công và màu xám pha vàng vì phát âm giống với cụm từ "tinh hoa lộng lẫy".
"Năm nay, phụ huynh ưa chuộng mẫu váy màu vàng với họa tiết hoa hồng đỏ", chị Zhu nói.
Bên cạnh những bộ xường xám của các bà mẹ, những ông bố lựa chọn áo gile kiểu dáng đơn giản. Trong tiếng Trung, áo gile viết là "ma jia", trùng chữ cái đầu với cụm từ "ma dao cheng gong", nghĩa là "mã đáo thành công".
Ngoài ra, những năm gần đây, phụ huynh Trung Quốc chuộng mua hoa hướng dương vì nó phát âm giống cụm từ "đứng đầu bảng". Một phụ nữ bán hoa ở Triều Dương chia sẻ việc kinh doanh hoa trong những ngày thi rất thuận lợi. "Mỗi năm vào khoảng thời gian này, tôi có rất nhiều đơn đặt hàng hoa hướng dương từ phụ huynh", chị kể.
Trong kỳ thi vào đại học ở Trung Quốc năm ngoái, một trường học ở tỉnh Giang Tô đã yêu cầu tất cả giáo viên nữ mặc xường xám và giáo viên nam mặc gile màu đỏ để cầu mong thành công cho học sinh.
Kỳ thi đại học (gaokao) được xem là quan trọng nhất ở Trung Quốc, có thể xây dựng hoặc phá vỡ tương lai của một người trẻ, san bằng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.
Thí sinh sẽ thi 4 môn, mỗi môn 3 tiếng, gồm: Tiếng Trung, tiếng Anh, Toán và một môn khoa học tự chọn (Sinh, Hóa, Lý), hoặc một môn xã hội tự chọn (Địa, Sử, Chính trị). Năm nay, có 10,31 triệu người tham dự kỳ thi.
Tú Anh
Theo SCMP/VNE
Phụ huynh Trung Quốc đốt vàng mã, cúng đồ ở cổng trường trước kỳ thi đại học khốc liệt Vào đêm trước kỳ thi đại học ở Trung Quốc, người ta bắt gặp nhiều ông bố bà mẹ vì quá lo lắng cho con cái mình nên đã "lập đàn", cúng bái trời đất, tổ tiên với hi vọng các con sẽ vượt qua kỳ thi một cách thuận lợi nhất. Ngày 7/6 vừa qua là ngày nhiều nơi ở Trung Quốc...