Công an TPHCM đã vô hiệu hóa nhiều âm mưu, kế hoạch chống phá…
“Công an TPHCM đã vô hiệu hóa nhiều âm mưu, kế hoạch chống phá của các thế lực thù địch. Các đồng chí luôn chủ động và đã góp phần vào giữ vững an ninh, an toàn xã hội, góp phần giữ bình yên cuộc sống của nhân dân… ” – Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh.
Ngày 29/3, Bộ Công an, Thành ủy, UBND TPHCM đã tổ chức hội thảo khoa học: “Vai trò của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn TPHCM (1945 – 2015″.
Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành Ủy TPHCM Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang, các lão thành cách mạng, nhà khoa học, nhà nghiên cứu… đã cùng tham dự hội thảo.
Quang cảnh hội thảo khoa học về vai trò của lực lượng công an nhân dân
Đây là hội thảo thứ 2 sau hội thảo “Thành phố Hồ Chí Minh – 40 năm xây dựng, phát triển và hội nhập” trong dịp kỷ niệm 40 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Hội thảo này được tổ chức nhằm làm sáng tỏ hơn vai trò và những đóng góp cực lỳ to lớn, những chiến công hiển hách, những hy sinh thầm lặng vô bờ của lực lượng Công an nhân dân trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, trong 40 năm bảo vệ, xây dựng và phát triển TP.HCM.
GS.TS Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an cho biết, trong quá trình đấu tranh cách mạng, Trung ương Cục miền Nam cấp ủy và chính quyền địa phương Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định đã có những bước phát triển vượt bậc, xứng đáng danh hiệu “Thành đồng Tổ quốc”, “Thành phố Anh hùng”.
Từ các tổ chức tiền thân “Đội tự vệ đỏ”, “Đội tự vệ công nông”, “Quốc gia tự vệ”, Công an đặc khu Sài Gòn – Chợ Lớn, An ninh T4 trước đây và công an TP.HCM hiện nay luôn hoàn thành xuất sắc sứ mệnh bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng, vừa chiến đấu vừa xây dựng, trưởng thành…
Bộ trưởng Trần Đại Quang đánh giá cao vai trò của lực lượng công an TPHCM trong quá trình đấu tranh, xây dựng và phát triển của thành phố
Nhận xét về vai trò của công an TP.HCM qua các thời kỳ, Bộ trưởng Trần Đại Quang nhấn mạnh: “Công an TPHCM đã chủ động, kiểm soát và tham mưu tốt tình hình. Các đồng chí đã vô hiệu hóa nhiều âm mưu, kế hoạch chống phá của các thế lực thù địch. Đặc biệt, trong quá trình đấu tranh phòng chống tội phạm, Công an TPHCM luôn luôn chủ động và đã góp phần vào giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, góp phần giữ bình yên cuộc sống của nhân dân và đảm bảo tốt môi trường phát triển chung của thành phố”.
Video đang HOT
Ông Lê Thanh Hải, Bí thư Thành ủy TPHCM cũng đánh giá cao vai trò to lớn của lực lượng công an TPHCM trong các thời kỳ, luôn “đi trước, về sau” trong đấu tranh giành độc lập tự do dân tộc, thống nhất đất nước.
Tuy nhiên, hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều bất ổn. Tình hình xâm phạm chủ quyền quốc gia, tranh chấp lãnh thổ, tài nguyên, xung đột sắc tộc, tôn giáo, ly khai, can thiệp lật đổ, khủng bố, chiến tranh mạng… đang diễn biến phức tạp, khó lường. Các thế lực thù địch, phản động ráo riết thực hiện âm mưu hoạt động “diễn biến hòa bình”, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, giảm ý chí chiến đấu trong một bộ phận cán bộ, Đảng viên đang là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng, đối với sự tồn vong của chế độ…
Bí thư Thành ủy TPHCM Lê Thanh Hải (trái) trao đổi cùng lực lượng công an bên lề hội thảo
Chính vì vậy, ông Lê Thanh Hải yêu cầu công an TPHCM phải lấy bài học xây dựng “căn cứ lòng dân” trong kháng chiến, thực hiện nhiệm vụ giữ vững ổn định chính trị, trong mọi tình huống để xây dựng, bảo vệ, phát triển TPHCM… Để hoàn thành sứ mệnh đó, mỗi chiến sĩ công an phải không ngừng học tập, nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu hi sinh, xây dựng củng cố thế trận lòng dân, chủ động làm thất bại mọi âm mưu hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, đảm bảo cuộc sống bình yên cho nhân dân.
“Công an Việt Nam là công an của Nhân dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà phục vụ. Lực lượng công an Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định trước đây và lực lượng công an TPHCM ngày nay luôn sẵn sàng nhận nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước, nhân dân giao, chấp nhận thử thách, hiểm nguy, vượt qua mọi gian khó bằng lòng dũng cảm, sự mưu trí, tính năng động, sáng tạo… xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong đấu tranh trấn áp, làm thất bại các âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, vì sự bình yên cuộc sông của người dân”, ông Lê Thanh Hải nhấn mạnh.
Công Quang
Theo Dantri
Tâm sự buồn của cha mẹ có hai con là tử tù
Nhắc đến gia đình ông Kình, nhiều người nhớ ra ông có hai người con trai là tử tù, người con dâu đang thụ án 25 năm về tội giết người, cướp tài sản.
"Vợ tôi đau ốm thường xuyên, còn tôi cũng chẳng khoẻ khắn gì. Từ khi thằng con thứ hai bị tử hình, chúng tôi chỉ muốn chết theo chúng nó thôi. Nhưng rồi, vì còn một giọt máu cuối cùng là thằng cháu nội, bị mẹ nó bỏ rơi lúc mới lên ba, chúng tôi cố gắng sống để nuôi cháu. Hai thân già này chết đi, chỉ mong xã hội đừng xa lánh nó mà tội nghiệp".
Đó là những lời tâm sự của vợ chồng ông Đào Ngọc Kình (SN 1955, trú tại thôn 14, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên). Ông Kình có hai người con trai là tử tù, người con dâu đang thụ án 25 năm về tội giết người, cướp tài sản.
Ông Kình cố gắng sống để nuôi đứa cháu nội duy nhất thành người.
Nỗi đau của một gia đình
Nhắc đến gia đình ông Kình, nhiều người nhớ ra ông vì nỗi đau quá lớn của người làm cha tại cái tuổi đáng ra được gọi là "già cậy con". Bởi, ông bà sinh ra hai người con mang trọng tội giết người và đều phải nhận mức án cao nhất là tử hình. Trong cái giá lạnh vào những ngày cuối năm Giáp Ngọ, chúng tôi về Hưng Yên công tác và đến mục sở thị gia cảnh của ông bà Kình.
Ngôi nhà cấp bốn lụp xụp nằm giữa khu vườn rộng nhưng hoang vắng bóng cây xanh. Khoảnh vườn loang lổ những mảng đất bạc phếch không ngọn cỏ. Phía bên ngoài, đàn vịt thỉnh thoảng lại kêu lên từng hồi. Có lẽ, chính những âm thanh đó làm cho ngôi nhà có phần rộn rã hơn. Chúng tôi tìm vào nhà ông bà Kình ở thời điểm 15h. Thế nhưng, chúng tôi được biết, gia đình ông vừa mới bắt đầu bữa trưa. Tôi nhìn nhanh, thấy mâm cơm chỉ có vài cọng rau và vài miếng thịt lợn mỏng tang được bày ra đĩa. Khuôn mặt già trước đến cả gần 20 tuổi của ông Kình làm chúng tôi thấy ái ngại.
Đã vậy, thấy chúng tôi, ông Kình nói: "Chú tới làm gì nữa, còn gì đâu. Hai thằng con thì đã chết hết rồi. Giờ còn đứa con dâu, nó cũng đang phải thụ án, phải gần 20 năm nữa mới được về với gia đình. Đến lúc đó, vợ chồng tôi chắc cũng đã theo hai con trai rồi". Nói xong, tôi thấy nước mắt ông Kình trào ra. Rồi, ông thở dài, nuốt từng hạt cơm khô cứng. Tôi nhìn kỹ, mâm cơm không có canh.
Ngôi nhà cấp 4 xập xệ của gia đình nghèo có hai tử tù.
Từ khi hai người con lần lượt vào tù rồi bị tuyên án và thi hành án tử hình, ông bà Kình sống trầm hẳn xuống. Với quan niệm của người Á đông, "lá vàng trên cây", "lá xanh đã rụng" là rất đau đớn.
Nhắc lại quá khứ buồn đã thật khó, nhắc lại những chuyện hãi hùng về hai người con trai với hai án tử hình, đối với ông bà còn khó hơn. Ông Kình cúi mặt xuống, rồi lẩm bẩm với tôi: "Tại tôi cả, tôi đã không dạy, không làm được nhiều tiền để nuôi hai đứa con. Vì cái nghèo, đói của gia đình mà chúng lại đánh mất bản thân mình khi tuổi đời còn quá trẻ...".
Lời than của ông Kình đúng nghĩa là trách nhiệm của người cha, lo cho con cái. Thế nhưng, có thể, cũng vì ông quá lo toan cho con mà hai người con trai của ông sinh ra hư hỏng, cùng nhau trượt vào tội lỗi không thể gột rửa được.
Câu chuyện giữa tôi và ông bị ngắt quãng bởi bà Trịnh Thị Thành (SN 1958, vợ ông Kình) òa khóc khi nghe những lời nói của chồng về sự nghèo đói mà ông bà đã phải gánh chịu cùng nỗi đau liên tiếp của hai thằng con trai. "Ông ơi, đừng nhắc lại nữa, chúng nó chết hết rồi, giờ hai thân già này cũng chuẩn bị theo chúng mà đi", những lời nói chua chát của bà Thành khi nhìn lên bàn thờ không có di ảnh của hai con trai, làm chúng tôi thấy thực sự ái ngại.
Ông Kình kể: "Tôi có hai người con trai là Thơm và Dần. Thơm lấy vợ sớm, cũng tên Thơm. Ở với chúng tôi được hơn năm thì con dâu đòi ra ở riêng. Thế nhưng, chúng tôi không có điều kiện để sắm sửa cho con một tổ ấm riêng nên bảo con "đợi một thời gian rồi tính". Thế là con dâu khó chịu với tôi. Tháng sau, nó bỏ con, bỏ chồng về nhà mẹ đẻ ở. Khi thằng Thơm phạm tội, nó bỏ đi đâu xa lắm và chưa một lần về thăm con. Là người cha, thấy con trai buồn vì vợ bỏ đi, tôi thương lắm, động viên con mãi. Tôi thương cháu khát sữa. Vì con và cháu, tôi đã "vác" thân già đến tận nhà thông gia đón con dâu về, tôi năn nỉ thế nào con dâu cũng nhất quyết không về. Cô con dâu còn lạnh lùng nói: "Bố về đi, con không về đâu". Nói đến đây, ông Kình nhìn ra xa, đôi mắt mờ đục.
Nghe tâm sự của ông Kình, tôi càng thấm thía lời ông nói về cái nghèo. Nhìn đàn vịt, gà chạy ngoài sân, tôi hỏi: "Tết này ông bà có nhiều gà, vịt bán không?". Không trả lời vào câu hỏi của tôi, ông Kình lại kể: "Muốn cháu có mẹ, con có vợ, khi con dâu bỏ đi, tôi đành bán non đàn vịt để lo lắng cho con có chỗ ở riêng. Tôi quyết định bán đàn vịt cuối cùng để lấy tiền cho con trai đi mua vịt giống nhằm gây dựng kinh tế gia đình. Con trai tôi chán đời, đem tiền đi đánh bạc hết. Bốn triệu đồng ngày đó rất giá trị nhưng với cờ bạc, đỏ đen thì chẳng là gì. Ước mơ gia đình khá giả từ vịt đã không thành hiện thực. Vợ chồng tôi mắng thằng Thơm. Nào ngờ, nó không "tỉnh" ra mà quay cuồng trong lời mắng của cha mẹ, tiếp tục nghe theo một số người bạn xấu, "nướng" mọi thứ có được vào đỏ đen.
Đến khi không còn gì để "nướng" vào đỏ đen nữa, Thơm trở về và nghĩ quẩn. Lúc này, vợ chồng tôi không để ý đến con trai mà chỉ chăm chú vào việc chăm sóc đứa cháu nội tội nghiệp. Tôi nghĩ, con trai đủ bản lĩnh để không bị ảnh hưởng bởi lời mắng của cha mẹ và làm lại cuộc đời, nuôi con. Thực ra, suy nghĩ đó của vợ chồng tôi không phù hợp với con trai, dù nó đã trưởng thành, có vợ, có con rồi. Thơm bắt xe lên Hà Nội, thuê một người xe ôm chở về Hưng Yên, trên đường thì ra tay sát hại, cướp tài sản của người này".
Bà Thành tiếp câu chuyện với chúng tôi: "Thơm phạm tội chỉ là khởi đầu của những nỗi đau của vợ chồng già này thôi. Chúng tôi dồn hết tình yêu, sự chăm sóc, lo lắng cho đứa con trai thứ hai là Dần. Dần cũng đã thể hiện được chút trách nhiệm làm cho vợ chồng tôi yên lòng. Thế nhưng, Dần quá trẻ, rất muốn "làm việc lớn" ngay nên lại mắc sai lầm như anh trai. Dần lấy vợ là Nguyễn Thị Giang (SN 1988). Vợ chồng Dần cũng bị cái nghèo làm cho hạnh phúc bên bờ vực thẳm. Cả hai tìm đường làm kinh tế, mong giàu có nhanh".
Trong lần trực tiếp gặp tử tù Dần ở trại tạm giam Công an tỉnh Hưng Yên, chúng tôi được nghe Dần kể lại quá trình phạm tội của hai vợ chồng. Một lần, Giang đưa người bạn quốc tịch Trung Quốc về Hưng Yên thuê khách sạn, Dần đã bàn với vợ, giết người bạn để cướp tài sản. Rồi tối 30/9/2009, vợ chồng Dần đưa người phụ nữ này ra cánh đồng thực hiện hành vi giết người và cướp tài sản. Với hành vi giết người, cướp của đặc biệt này Dần bị kết án tử hình, còn Giang chịu tổng hợp mức án 25 năm tù.
"Mong sống thêm để nuôi cháu thành người"
Từ khi người con dâu lớn của ông Kình bỏ đi, ông bà cố gắng làm việc, đi thăm nuôi con và nuôi cháu. Hiện tại, cháu Đào Ngọc D. (con của Thơm) đã học lớp 5 và rất ngoan. "Nó không biết gì các cô chú ạ, được gặp bố nó hai lần nhưng còn nhỏ quá chưa nhận thức được. Giờ nó chỉ biết tôi là mẹ của nó, đi đâu làm gì cũng chỉ có tôi, còn mẹ nó mấy năm gần đây có về thăm con một hai lần nhưng nó không gọi bằng mẹ mà gọi bằng cô. Giờ người nó gọi bằng mẹ chính là tôi đó. Vợ chồng tôi chỉ mong sao sống có sức khỏe để nuôi nó lớn hơn cho nó biết nhận thức được xã hội rồi khi đó chúng tôi có chết đi cũng nhắm mắt được...", bà Thanh nói.
Trao đổi với PV ông Lê Thanh Hải, Trưởng Công an xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên cho biết: "Chúng tôi biết gia đình ông bà Kình- Thành có hai con là tử tù. Thế nhưng, ở đây, chính quyền và người dân đều không xa lánh họ mà thường xuyên đến thăm hỏi, động viên gia đình. Do ám ảnh chuyện của hai người con nên bà Thành ngại công an lắm. Mỗi lần tết đến, xuân về, chúng tôi cũng đến gia đình tặng quà, hỗ trợ cho họ vượt qua nghèo đói và nỗi đau do hai con đem đến cho gia đình...".
"Mỗi khi tết đến, xuân về, chúng tôi cũng đến gia đình tặng quà, hỗ trợ cho họ vượt qua nghèo đói và nỗi đau do hai con đem đến cho gia đình...", Trưởng Công an xã Lê Thanh Hải cho biết.
Xuân Nguyễn
Theo_Người Đưa Tin
"Siêu trộm" phá khóa "cuỗm" xe trong giây lát khiến dân lo sợ Chiếc Exciter dù được khóa cẩn thận với nhiều thiết bị chống trộm nhưng vẫn bị kẻ gian vô hiệu hóa một cách tinh vi "cuỗm" đi trong chốc lát. Theo tin tức nhận được, khoảng 7h30 ngày 13/3 tại xóm Cửa Trại, phường Phú Diễn (Quận Bắc Từ Liêm - Hà Nội) người dân đã bàng hoàng khi phát hiện ra một...