Công an TP Hà Nội tri ân những người có công
Chiều nay, 19-7, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Bí Thư Đảng ủy, Giám đốc CATP Hà Nội đã đến thăm và tặng quà 2 gia đình là thân nhân các đồng chí thương binh, liệt sỹ nhân dịp kỉ niệm 67 năm ngày Thương binh, Liệt sỹ 27-7.
Thăm và tặng quà gia đình mẹ Liệt sỹ Trần Chí Thanh, đồng chí Giám đốc CATP Hà Nội bày tỏ lòng tri ân, cảm phục trước hy sinh anh dũng của liệt sỹ Trần Chí Thanh. Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung ân cần thăm hỏi và động viên bà Trần Thị Chúc – mẹ của liệt sỹ Trần Chí Thanh – luôn dồi dào sức khỏe và có nhiều niềm vui trong cuộc sống.
Liệt sỹ Trần Chí Thanh là người con thứ 4 trong gia đình có 6 người con của mẹ Trần Thị Chúc. Đồng chí đã anh dũng hy sinh năm 1989, trong khi đang làm nhiệm vụ.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội thăm hỏi gia đình thân nhân liệt sỹ Trần Chí Thanh
Trong căn nhà nhỏ, ấm cúng tại con ngõ Hoàng Hoa Thám, phưởng Bưởi, quận Tây Hồ, đón nhận những phần quà ý nghĩa của lãnh đạo Công an Hà Nội, mẹ Trần Thị Chúc rưng rưng cảm động. Mẹ gửi lời chân thành về sự quan tâm, động viên tinh thần đầy ý nghĩa của Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung và Đảng ủy, Ban Giám đốc CATP Hà Nội dành cho mẹ.
Cũng trong chiều 19-7, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, đã đến thăm hỏi, tặng quà động viên gia đình thương binh Phùng Đức Hữu trú tại số 883 phố Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đồng chí Phùng Đức Hữu là thương binh với tỷ lệ thương tật 3/4.
Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung chia sẻ, sự hy sinh, mất mát của những người đi trước đã góp phần quan trọng trong nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự Thủ đô, qua đây những thế hệ kế tiếp càng phải có trách nhiệm hơn trong công tác giữ gìn sự bình yên, hạnh phúc cho nhân dân.
Video đang HOT
Xúc động đón nhận phần quà của lãnh đạo CATP, thương binh Phùng Đức Hữu chân thành bày tỏ, đây chính là nguồn động viên tinh thần để anh cùng gia đình nỗ lực, vững tâm hơn nữa để vươn lên trong cuộc sống.
Đức Tuấn
Theo_An ninh thủ đô
Giám đốc Công an Hà Nội: Cái gì cũng làm giả được!
Nếu nói làm thẻ căn cước để tránh giả giấy tờ chưa thuyết phục. Như giấy phép lái xe đầu tư công nghệ cả triệu đô cuối cùng vẫn có giấy giả.
Trao đổi với PV, Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung, Giám đốc CATP Hà Nội thừa nhận một thực trạng: cái gì cũng có thể làm giả được hết. Chính vì thế nếu nói làm thẻ căn cước để tránh giả giấy tờ là chưa thuyết phục và thậm chí còn có nguy cơ lãng phí cả nghìn tỉ đồng.
Sẽ vô cùng tốn kém
Theo Thiếu tướng Chung, nếu luật Căn cước công dân được thông qua và có hiệu lực vào ngày 1/7/2015 công dân Việt Nam sẽ tồn tại 3 loại giấy tờ là chứng minh thư (CMT) 9 số, chứng minh thư 12 số và thẻ căn cước.
"Trong khi đó nếu làm thẻ căn cước sẽ vô cùng tốn kém có thể tới mấy nghìn tỉ vì nhập công nghệ, phôi rất đắt", ông Chung nói.
Dẫn lại sự chồng chéo của việc công dân phải làm quá nhiều thứ giấy tờ, Thiếu tướng Chung lấy ngay việc đổi từ CMT 9 số sang 12 số, sau người dân gặp khó khăn trong giao dịch.
Tức là từ trước tới nay họ đang dùng CMT 9 số đứng tên trong sổ nhà đất, tiết kiệm ngân hàng và hàng loạt giấy tờ khác. Nay đưa CMT 12 số ra, ngân hàng không chịu thanh toán. Buộc họ phải quay trở lại công an xin cấp một cái giấy chứng nhận là đổi CMT cũ 9 số sang 12 số.
"Cái giấy chứng nhận này cũng phải ép plastic và mang theo bên người như CMT để dùng lâu dài và dùng song hành cho tới năm 2020", ông Chung cho biết.
Chưa hết, việc chuyển đổi CMT vốn đã tốn kém tới 3500 tỷ đồng rồi. Nay làm thêm thẻ căn cước con số tốn kém có thể lên tới cả nghìn tỉ.
"Công nghệ làm phôi thẻ rất đắt. Nếu Luật thực hiện có nghĩa là 2 cái kia (CMT 9 số và 12 số - pv) bỏ, trong khi máy móc nhập rồi, công nghệ nhập rồi. Rồi tiếp đến người dân phải đi lại mất vài tháng đi lại mới đổi được hết các loại giấy giờ. Do đó Ban soạn thảo cần nghiên cứu đánh giá tác động đến những luật khác cũng như thủ tục khác, tránh tốn kém cho người dân", ông Chung nói.
Việc làm lại CMT 12 số vốn đã tốn kém, nếu nay đổi thẻ căn cước có thể tốn thêm tới hàng nghìn tỉ đồng
Đặc điểm nhận dạng cũng dễ thay đổi
Trung tướng, Tổng cục phó Tổng cục Cảnh sát phòng chống tội phạm, Bộ Công an Đỗ Kim Tuyến cũng chỉ ra hàng loạt những băn khoăn đối với việc nhận dạng vì thực tế hiện nay đôi khi nhìn ảnh và người thật không thể nhận ra.
"Do đó phải làm thế nào để nhận dạng đặc điểm cho chuẩn. Thẻ căn cước nên đưa thêm nhóm máu vân tay, họ tên địa chỉ vào nhưng đặc điểm nhận dạng thì phải cân nhắc vì nếu lấy theo kiểu nốt ruồi trên cánh mũi trái, hay cách mắt bao nhiêu cm rồi hôm sau có thể không tìm thấy đặc điểm đó nữa do tẩy nốt ruồi. Trong khi đó Luật không quy định là phải khai báo việc này", ông Tuyến lo ngại.
Nếu chọn cách nhận dạng như cũ thì thẻ căn cước sẽ gặp khó bởi công nghệ thẩm mỹ ngày càng phát triển
Cũng chung quan điểm này, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho rằng việc nhận dạng trên thẻ căn cước sẽ rất khó nếu cấp cho công dân từ khi mới sinh ra. Bởi vì công dân đó còn thay đổi chiều cao, cân nặng, rồi có khi còn đi thẩm mỹ nên cứ tưởng đơn giản nhưng rồi không đơn giản.
"Chống giả nhưng nói thật là cái gì cũng có giả. Giống như tiền polyme trước khi chuẩn bị làm thì nói giời biển là tránh tiền giả nhưng rồi chỉ thời gian ngắn sau đó thì tiền giả tràn lan", ông Nghị diễn giải.
Trước những thông tin tưởng như đơn giản đó nên việc nhập công nghệ triệu đô để thay đổi ngay một loạt giấy tờ khiến nhiều ý kiến cho là không phù hợp và chắc chắn gây lãng phí mà vẫn không đạt mục tiêu quản lý chính xác, dễ dàng.
Theo Đất Việt
Giám đốc Công an Hà Nội tiết lộ sốc về vụ "trảm tướng" Thiếu tướng Nguyễn Đức Chung - Giám đốc CATP Hà Nội cho biết, sau khi nhận tin báo của người dân về vụ trộm kéo đổ cây ATM, nguyên Phó trưởng Công an phường Giảng Võ đã không xử lý ngay mà lại... đi ngủ. Chiều 21/1, trao đổi với báo chí, Giám đốc CATP Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có những...