Công an kết luận về hành vi của ông Huỳnh Uy Dũng trong vụ bà Phương Hằng
Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng.
Ngày 26-7, theo một nguồn tin, Công an TP.HCM đã hoàn tất kết luận điều tra bổ sung, chuyển toàn bộ hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố bà Nguyễn Phương Hằng (52 tuổi, CEO Công ty CP Đại Nam) về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Ngoài ra, Công an cũng đề nghị truy tố bốn bị can khác cùng tội danh với bà Nguyễn Phương Hằng, gồm: Tiến sĩ luật Đặng Anh Quân (45 tuổi, ngụ xã Phước Kiển, huyện Nhà Bè, giảng viên Trường ĐH Luật TP.HCM), Nguyễn Thị Mai Nhi (40 tuổi, trợ lý của bà Nguyễn Phương Hằng), Lê Thị Thu Hà (31 tuổi, nhân viên Công ty CP ại Nam), Huỳnh Công Tân (29 tuổi, Trưởng Phòng Truyền thông Công ty CP ại Nam).
Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng. Ảnh: CA
Liên quan đến việc TAND TP.HCM yêu cầu điều tra bổ sung, làm rõ những vấn đề liên quan đến ông Huỳnh Uy Dũng (chồng bà Phương Hằng) có dấu hiệu đồng phạm với bà Phương Hằng hay không, trong điều tra bổ sung, Công an TP.HCM đã kết luận chưa có dấu hiệu xác định ông Dũng có dấu hiệu hình sự.
Theo kết luận điều tra, bà Hằng đã thông qua 12 tài khoản mạng xã hội, tổ chức nhiều buổi phát sóng trực tiếp ( livestream) qua mạng internet để xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Võ Nguyễn Hoài Linh (nghệ sĩ Hoài Linh), bà Nguyễn Thị Mỹ Oanh (ca sĩ Vy Oanh), bà Đặng Thị Hàn Ni ( nhà báo Hàn Ni), ông Huỳnh Minh Hưng (ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng), bà Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ Thủy Tiên) cùng chồng là Lê Công Vinh, bà Đinh Thị Lan, bà Lê Thị Giàu, ông Nguyễn Đức Hiển (Phó Tổng biên tập Báo Pháp luật TP.HCM).
Tại cơ quan điều tra, bị can Hằng khai nhận nguyên nhân phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự nghệ sĩ Hoài Linh do Hoài Linh có mối quan hệ với ông Võ Hoàng Yên nhưng khi bị can này yêu cầu Hoài Linh cùng lên tiếng về hành vi lừa đảo của ông Yên thì ông im lặng, không lên tiếng.
Ngoài ra, bà Hằng còn phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự của ông Nguyễn Đức Hiển (Phó tổng biên tập báo Pháp Luật TP.HCM).
Đối với các cá nhân khác, bị can Hằng khai rằng các phát ngôn gây ảnh hưởng uy tín, danh dự là do các cá nhân này đã có những phát ngôn trên mạng xã hội ảnh hưởng đến hình ảnh của Công ty Đại Nam và liên quan đến hoạt động từ thiện thiếu minh bạch.
Trong bốn bị can giúp sức cho bà Hằng thì ông Đặng Anh Quân được xác định là người đã trực tiếp tham gia nhiều buổi livestream cùng bị can Nguyễn Phương Hằng. Trong đó, ông Quân đã nhiều lần phát ngôn, bình luận và tương tác với bị can Hằng về những nội dung xúc phạm nghiêm trọng danh dự, uy tín, nhân phẩm của nhiều cá nhân.
Khi nhà báo Hàn Ni, bà Nguyễn Phương Hằng vừa là bị can lẫn bị hại
Bị can Đặng Thị Hàn Ni (nhà báo, luật sư) vừa bị Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam, trong vụ án này bà Nguyễn Phương Hằng được xác định là bị hại.
Còn trước đó nhà báo Hàn Ni từng được xác định là một trong 9 bị hại ở vụ án mà bà Nguyễn Phương Hằng là bị can. Vậy một người vừa là bị cáo lẫn bị can có ảnh hưởng đến quyền lợi?
Mới đây, ngày 24.2, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM vừa khởi tố, bắt tạm giam bà Đặng Thị Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sỹ về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" quy định tại điều 331 bộ luật hình sự. Đáng chú ý, trước khi bị khởi tố, bắt tạm giam, nhà báo Hàn Ni từng được xác định là một trong 9 người bị hại trong vụ án Nguyễn Phương Hằng (Tổng giám đốc Công ty CP Đại Nam) sử dụng mạng xã hội để livestream xâm phạm bí mật đời tư, ảnh hưởng uy tín, danh dự.
Đây là vụ án gây chú ý dư luận vì bị can trở thành bị hại, bị hại trở thành bị can.
Xem nhanh 20h: Nhìn lại xung đột Nguyễn Phương Hằng-Đặng Thị Hàn Ni | Nguy cơ từ cúm H5N1
Bị can Hàn Ni bị khởi tố, bắt tạm giam. ẢnhThanh Tuyền
Sau một năm từ bị hại trở thành bị can
Cụ thể, tháng 9.2021, bà Đặng Thị Hàn Ni thường xuyên bị bà Nguyễn Phương Hằng nhắc đến trong các livestream trên mạng. Sau đó, bà Hàn Ni làm đơn tố giác bà Nguyễn Phương Hằng vu khống, làm nhục và lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của bà.
Còn bà Nguyễn Phương Hằng và ông Huỳnh Uy Dũng cũng gửi đơn đến nhiều nơi như Công an TP.HCM, Công an tỉnh Bình Dương tố cáo nhà báo Đặng Thị Hàn Ni và luật sư Trần Văn Sỹ đã đăng tải các đoạn ghi hình với nội dung xúc phạm danh dự, nhân phẩm của ông Huỳnh Uy Dũng, Nguyễn Phương Hằng, xâm phạm lợi ích hợp pháp của Công ty CP Đại Nam và Quỹ từ thiện Hằng Hữu. Ngay sau đó, Phòng Cảnh sát hình sự (PC02) Công an TP.HCM đã tiếp nhận, thụ lý, xác minh đơn này.
Bà Đặng Thị Hàn Ni liên quan thế nào đến vụ án Nguyễn Phương Hằng?
Bà Nguyễn Phương Hằng nghe đọc quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam. Ảnh Thanh Tuyền
Ngày 24.3.2022, Cơ quan CSĐT Công an TP.HCM khởi tố, bắt tạm giam bà Nguyễn Phương Hằng về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân. Trong vụ án này, nhà báo Hàn Ni được xác định là bị hại.
Sau gần một năm kể từ khi bà Nguyễn Phương Hằng bị bắt tạm giam, ngày 24.2.2023, PC02 khởi tố, bắt tạm giam bà Đặng Thị Hàn Ni cũng về tội danh nói trên. Trong vụ án này, bà Nguyễn Phương Hằng được xác định là bị hại.
Không ảnh hưởng về quyền và lợi ích
Luật sư (LS) Nguyễn Thị Minh Trang (Đoàn LS TP.HCM) cho biết, Bộ luật tố tụng hình sự đã quy định dù một người là bị hại, bị cáo hay là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan thì quyền lợi của người đó sẽ không bị chồng chéo, vẫn đảm bảo quyền lợi cho người đó. Điều quan trọng nhất là khi điều tra, truy tố, xét xử vụ án cần phải đảm bảo các quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng.
LS Trang phân tích, Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017, tại điều 62 của bộ luật này quy định về bị hại có thể là cá nhân, tổ chức bị xâm hại trực tiếp về tài sản, tinh thần và các yếu tố khác được xác định là bị hại.
Theo quy định tại điều 60 bộ luật tố tụng hình sự 2015 thì bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định.
LS Trang nhấn mạnh, trong một vụ án hình sự thì một người có thể tham gia vụ án với nhiều tư cách tố tụng khác nhau, có thể vừa là bị hại, vừa là bị can. Bộ luật tố tụng hình sự không có quy định cấm về việc này.
LS Trang nói thêm, các bị can Nguyễn Phương Hằng, nhà báo Hàn Ni đã lợi dụng mạng xã hội để đưa các thông tin chưa được kiểm chứng thuộc bí mật cá nhân, bí mật gia đình và đời sống riêng tư, để xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Đồng thời các nội dung đăng tải thu hút hàng trăm, hàng ngàn lượt xem, bình luận, chia sẻ gây ảnh hưởng đến an ninh trật tự. Mọi người không được tự ý sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của người khác để đăng tải lên mạng xã hội mà không có sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật để tránh rủi ro.
Tạm giam nhà báo Hàn Ni Tối 24-2, một nguồn tin cho biết Công an TP HCM đã ra quyết định bắt tạm giam nhà báo Đặng Thị Hàn Ni. Bà Đặng Thị Hàn Ni bị tạm giam theo điều 331 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp...