Công an Hà Nội nói gì về việc kê khai 32 thông tin cá nhân?
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc, Phó Giám đốc CATP Hà Nội, cho biết, thu thập thông tin dân cư để tạo lập dữ liệu điện tử được làm thường xuyên nhằm giảm thủ tục hành chính, phiền hà cho công dân. Những tồn tại trong quá trình triển khai được rút kinh nghiệm.
Trước những băn khoăn về việc Công an Hà Nội đến từng hộ dân yêu cầu khai thông tin cá nhân với 32 danh mục thông tin cần kê khai, ngày 18/10, Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức buổi trao đổi với các phóng viên báo chí để làm rõ những vấn đề này.
Giảm phiền hà cho dân
Theo Đại tá Nguyễn Duy Ngọc – Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội công tác quản lý nhân khẩu, hộ khẩu nói chung và việc thu thập thông tin dân cư nói riêng là nhiệm vụ được giao. Đây là công việc thường xuyên của cảnh sát khu vực. Khi hệ thống cơ sở dữ liệu dân cư của Hà Nội đi vào hoạt động sẽ góp phần hoàn chỉnh hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Đại tá Nguyễn Duy Ngọc (đứng) – Phó Giám đốc CATP Hà Nội – chủ trì buổi trao đổi với báo chí.
Hơn nữa, việc làm này, xuất phát từ tình hình thực tiễn và để thống nhất các văn bản, chỉ đạo của các Bộ ngành nhằm giảm phiền hà cho công dân, giảm thủ tục hành chính, giảm số lần đi lại cho công dân, giảm chi phí in ấn, phô tô các loại giấy tờ (Chứng minh thư, hộ khẩu…) khi đi làm các thủ tục hành chính.
Xây dựng “Phiếu thu thập thông tin dân cư” gồm 32 danh mục thông tin, được Đại tá Nguyễn Duy Ngọc giải thích là việc Công an thành phố đã nghiên cứu, tích hợp các danh mục thông tin có cùng nội dung tại các “Mẫu” được ban hành kèm theo như Nghị định 90/2010/NĐ-CP ngày 18/8/2010 của Chính phủ quy định về cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; Thông tư 81/2011/TT-BCA ngày 15/12/2011 của Bộ Công an và “Phiếu điều tra nhân khẩu” tại Dự án đầu tư “Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn I trên địa bàn thành phố Hà Nội”.
Việc Công an Hà Nội tiến hành triển khai “Phiếu thu thập thông tin dân cư” trên là thực hiện nghiêm túc các Thông tư của các Bộ, Nghị định của Chính phủ; tránh các thủ tục hành chính phiền hà mà người dân có thể gặp phải.
Video đang HOT
“Phiếu thu thập thông tin dân cư” của Công an thành phố Hà Nội có 32 danh mục thông tin thì trong đó có 31 danh mục trùng với các danh mục đã được quy định. Danh mục địa chị Email và chi tiết nhóm máu (trong phần đặc điểm nhận dạng cá nhân) không được quy định trong các văn bản nêu trên.
Hai thông tin đó, Công an thành phố Hà Nội không bắt buộc công dân phải kê khai. Công an thu thập thông tin này với mục đích phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn. Thực tế, có rất nhiều vụ tai nạn xảy ra, do không xác định được nhóm máu nhân nên rất khó khăn cho việc cấp cứu nạn nhân” – Phó Giám đốc CATP Hà Nội giải thích.
Thông tin được lưu giữ tuyệt mật
Trước khi thu thập thông tin dân cư, CATP đã yêu cầu các đơn vị cử cảnh sát khu vực xuống từng hộ dân để hướng dẫn giải thích, tuy nhiên trong quá trình thực hiện, một số cảnh sát có những thiếu sót như không trực tiếp gặp công dân để giải thích, thu thập thông tin; không kèm theo bản hướng dẫn của Công an thành phố để công dân nghiên cứu, kê khai.
Việc một số cảnh sát khu vực đã giao tổ trưởng tổ dân phố đưa phiếu thu thập thông tin dân cư cho các hộ, công dân kê khai, dẫn đến không hiểu đầy đủ ý nghĩa và yêu cầu của việc cung cấp thông tin cũng là một trong những thiếu sót. “Công an thành phố đã tổ chức rút kinh nghiệm và chấn chỉnh việc thực hiện của lực lượng cảnh sát khu vực” – Đại tá Nguyễn Duy Ngọc cho biết.
Trước những lo ngại về việc thu thập thông tin dân cư có thể làm lộ bí mật cá nhân dẫn tới bị lợi dụng trong những mục đích khác nhau hay không, Đại tá Lê Học Thu – Chánh Văn phòng CATP Hà Nội, khẳng định: “Tài liệu của cảnh sát quản lý nói chung và những thông tin công an thu thập thông tin cá nhân về nguyên tắc là những tài liệu tuyệt mật. Chúng tôi thực hiện đúng nguyên tắc quản lý với tài liệu mật, do vậy không sợ lọt ra ngoài”.
Theo thông tin từ CATP Hà Nội, thực hiện Dự án “Xây dựng hệ cơ sở dữ liệu quản lý dân cư giai đoạn I trên địa bàn thành phố Hà Nội”, thời gian qua, CATP Hà Nội đã thực hiện phiếu điều tra nhân khẩu với 34 danh mục và đã hoàn thành việc thu thập dữ liệu dân cư ở 5 quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân.
Quang Phong – Tiến Nguyên
Theo Dantri
"Tôi nhớ Đại tướng từ những việc rất nhỏ"
"Nghe tin Đại tướng mất, tôi không thể tin đo la sư thât; tôi đi hỏi khắp nơi để xác nhận..." - Đó là tâm sự của Đại tá Nguyễn Đình Ngật, nguyên Chánh văn phòng Đảng ủy Bộ Tư lệnh QK5 trong buổi tiếp xúc với PV Dân trí tại nhà riêng.
Ông Ngật kể về những cuộc gặp gỡ và làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong thời gian ông làm Chánh văn phòng Đảng ủy Bộ Tư lệnh QK5 với một tình cảm rất xúc động và trìu mến.
Theo ông Ngật, nhiều lần Đại tướng vào làm việc với QK5; khi ông giữ chức Chánh Văn phòng Đảng ủy Bộ Tư lệnh QK5, ông may mắn được gặp Đại tướng 2 lần, lân nào cũng để lại cho ông nhiều ấn tượng, cam xuc tôt đep không thê nao quên.
Đại tá Nguyễn Đình Ngật say sưa kể về những lúc được gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ông nhớ lại: "Lúc 9h30' ngày 29/9/1989, tôi cùng với Trung tướng Phan Hoan - Tư lệnh QK5 lên Gia Lai đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại sân bay Pleiku. Đại tướng đi vào Gia Lai với tư cách Trưởng đoàn đón quân tình nguyện QK5 hoàn thành nhiệm vụ giúp nước bạn Campuchia trở về nước. Khi xuống máy bay, Đại tướng cười tươi và bắt tay thăm hỏi từng người một. Khi gặp tôi, Đại tướng hỏi: Cậu tên gì? Tôi chào Đại tướng vào nói to:Báo cáo Đại tướng, tôi là Đại tá Nguyễn Đình Ngật - Chánh văn phòng Đảng ủy Bộ Tư lệnh QK5.
Lúc đó, mặt dù Đại tướng đã gần 80 tuổi nhưng da dẻ còn hồng hào, phương phi và còn khỏe mạnh lắm. Đến sáng hôm sau làm lễ duyệt binh, Đại tướng đứng trên khán đài còn oai phong lắm.
Lúc này khi quân tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế từ Campuchia trở về thì có nhiều anh em, bạn bè, gia đình đến đón rất đông. Khi lên khán đài phát biểu, trước hết Đại tướng biểu dương tinh thần của các chiến sĩ vừa trở về sau những năm đã giúp nước bạn. Đại tướng căn dặn phải xây dựng Tây Nguyên giàu về kinh tế, vững về chính trị và mạnh về quốc phòng. Cuối cùng Đại tướng nhắc: Quân đội luôn luôn phải cảnh giác.
Khi diễu binh, tất cả các chiến sĩ vừa trở về đều tranh thủ nhìn lên khán đài, nơi Đại tướng đang đứng. Đó là tình cảm của các chiến sĩ bộ đội dành cho Đại tướng trong lần gặp hiếm hoi đó" - ông Nguyễn Đình Ngật bôi hồi nhơ lai.
Lần gặp gỡ thứ hai đáng nhớ của Đại tá Nguyễn Đình Ngật là vào năm 1990. Lúc đó, Đại tướng cùng gia đình vào Đà Nẵng nghỉ dưỡng tại nhà khách Mỹ Khê (nhà khách của QK5 - PV). "Khi Đại tướng vào, ngày nào tôi cũng sắp xếp công việc để đến phục vụ Đại tướng, tôi xem đó như là một "đặc ân" của mình", ông Nguyễn Đình Ngật kể.
"Có một hôm, tôi đến thì thấy Đại tướng mặc áo may ô ngồi trước thềm nhà khách. Thấy tôi, Đại tướng gọi lai rât thân mât. Tôi đến bên ngồi bệt dưới thềm trước nhà khách cùng Đại tướng", ông Ngật nhớ lại nhưng ky niêm nho be, gian di ma thân tinh cung Đại tướng.
Những tấm hình chụp cùng với Đại tướng được ông Ngật gìn giữ cẩn thận như báu vật
Đại tướng tro chuyên thân tinh cung ông Ngật. Đai tương noi nha khach co nhiêu môi va day ông Ngât cach diêt môi: Diệt mối phải diệt tận gốc mới hết. Đai tương cung hưa se giup nha khach diêt mối. Sau khi Đại tướng trở về Hà Nội, khoảng nửa tháng sau, ông Ngật bất ngờ khi co một đội chống mối tơi, noi do Đại tướng Vo Nguyên Giap yêu câu vào giúp nhà khách chống mối.
"Tôi rất cảm phục Đại tướng, Đại tướng có trăm công ngàn việc nhưng một việc nhỏ xíu như thế mà còn nhớ để giúp đỡ cho nhà khách hết mối. Tôi nhớ Đại tướng từ những việc rất nhỏ như thế", ông Nguyễn Đình Ngật bồi hồi nhớ về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Khi nghe tin Đại tướng ra đi mãi mãi, ông Ngật tìm gặp những người đồng chí, đồng đội tại Đà Nẵng đã từng gặp Đại tướng để cùng nhau chia sẻ những tình cảm mà Đại tướng đã dành cho quân và dân QK5 trong thời chiến cũng như thời bình.
"Chúng tôi muốn có một nơi thờ tự trang nghiêm Đại tướng ở đây để chúng tôi có thể đến thăm Đại tướng lúc nào cũng được", Đại tá Nguyễn Đình Ngật tâm sự.
Công Bính
Theo Dantri
Tướng Giáp phân tích về chiến tranh nhân dân trên đài Mỹ Trả lời phỏng vấn truyền hình Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nói về các vấn đề chiến lược và đạo lý trong nghệ thuật quân sự Việt. Đài truyền hình PBS nổi tiếng từng phát sóng loạt chương trình truyền hình 26 phần có tên Thế kỷ Nhân dân nói về các sự kiện trong đại trên thế giới giai đoạn 1900-1999....