‘Con xin gọi bố mẹ là đồng chí!’
Nhìn cậu con trai chững chạc trong bộ quân phục, Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hoài, nhân viên Ban Tài chính, Phòng Tham mưu, Lữ đoàn 918, Quân chủng Phòng không- Không quân (PK-KQ) rất phấn khởi.
Ngày lên thăm con, chị nắm bờ vai chắc khỏe của con, trong lòng thấy yên tâm hơn. Mới trông Hạ sĩ Ngô Trung Đức, học viên Học viện PK-KQ dáng dấp to cao, khỏe khoắn, không ai biết rằng để có được ngày hôm nay là công sinh dưỡng vô cùng lớn của bố mẹ.
Gia đình Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hoài trong ngày vui gặp mặt.
Video đang HOT
Năm 1995, chị Nguyễn Thị Thu Hoài kết hôn với anh Ngô Anh Toản là cán bộ thuộc Viện Khoa học hình sự (Bộ Công an). Một năm sau, anh chị sinh con đầu lòng là Ngô Trung Sơn. Ngày đó, thấy chồng công tác trong lực lượng vũ trang, chị nghĩ làm ở ngoài sẽ có điều kiện để chăm lo cho gia đình hơn. 4 năm sau, chị sinh con trai thứ hai là Ngô Trung Đức.
Chị Hoài kể: “Đây chính là thời điểm khó khăn nhất đối với gia đình tôi. Cháu Đức sinh non, phải nuôi trong lồng kính ở Bệnh viện Phụ sản Hà Nội. Hết thời gian nằm ở phòng sau sinh, tôi phải thuê nhà trong khuôn viên bệnh viện để tiếp tục chăm con. Những đêm đông giá rét, cứ cách hai giờ, tôi lại đi từ khu nhà trọ lên phòng chăm sóc trẻ sơ sinh để cho con ăn.
Ôm con đỏ hỏn gọn lỏn trong lòng (bởi bé nặng chưa đầy 1kg), lòng tôi không khỏi xót xa…”. Sau một thời gian chăm sóc tích cực, con trai đã được ra viện. Chị phải nghỉ việc ở cơ quan để tiếp tục chăm con. Công sức người mẹ rồi cũng được đền đáp, cháu Đức dần cứng cáp, khỏe mạnh.
Khi đã tạm ổn chuyện con cái, chị Hoài mới quyết định xin tuyển công nhân viên quốc phòng vào Lữ đoàn 918. Được tuyển dụng, chuyển chế độ khi đã đứng tuổi, thế nhưng chị nhanh chóng làm quen với môi trường mới, tích cực học tập các chế độ công tác, điều lệnh, điều lệ trong quân đội. May mắn khi gia đình có nhiều người công tác trong lực lượng vũ trang nên chị được tiếp xúc, trò chuyện và hiểu thêm về cuộc sống trong quân ngũ.
Nhận thấy quân đội là môi trường tốt để rèn luyện, chị đã định hướng con trai Ngô Trung Đức thi vào trường sĩ quan. Mới đầu, Đức cũng lưỡng lự khi biết môi trường quân ngũ kỷ luật khắt khe. Hơn nữa, bạn bè cùng trang lứa thường chọn những ngành nghề bên ngoài năng động, nhanh nhạy. Biết con phân vân, chị động viên: “Quân đội thực sự là trường học lớn để rèn luyện bản thân và trưởng thành. Nếu con có ý chí phấn đấu thực sự thì cơ hội phát triển cũng rất rộng mở”.
Sau một thời gian tìm hiểu, Đức quyết định thi vào Học viện PK-KQ. Mùa thu năm 2020, Đức vinh dự bước chân vào giảng đường đại học, khoác trên mình bộ quân phục mới, đeo cầu vai học viên. Sau khóa tạo nguồn, Ngô Trung Đức tiếp tục theo học Khoa Tên lửa phòng không.
Ngày lên thăm con, nhìn thấy con qua quá trình rèn luyện thêm rắn rỏi, chững chạc, chị Hoài rất tự hào về con trai. Chị động viên con cố gắng luyện rèn, phấn đấu, vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Đứng bên bố mẹ, Hạ sĩ Ngô Trung Đức hãnh diện giơ tay chào và dí dỏm nói rằng: “Con xin phép gọi bố mẹ là đồng chí!”. Đó chính là món quà lớn nhất mà Đại úy QNCN Nguyễn Thị Thu Hoài nhận được từ con trai sau bao vất vả, khó khăn. Niềm vui ánh lên trong đôi mắt người mẹ khi thấy con trai đã tiếp nối truyền thống gia đình, vững bước trên chặng đường quân ngũ.
'Thiên tài 10 tuổi' hối hận vì vào đại học sớm
Một cô bé đã vào đại học năm 10 tuổi và hệ lụy là không thể thích nghi được với cuộc sống của sinh viên.
Từ năm 4 tuổi, Zhang Yiwen đã theo học trường tư thục mà bố mẹ cô lập ra. Khi Zhang Yiwen lên 9, dưới sự giáo dục của cha mẹ, cô đã hoàn thành nội dung kiến thức của bậc tiểu học, THCS và THPT nên cô đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại học.
Zhang Yiwen đã tham gia kỳ thi tuyển sinh đại 2 năm liên tiếp vào năm 2016, 2017 và được nhận vào 1 trường với số điểm là 325. Chính vì vậy, giới truyền thông Trung Quốc gọi cô là cô gái thiên tài và đưa tin rầm rộ.
Tuy nhiên, khi vào trường, Zhang Yiwen chỉ mới 10 tuổi và cao 1,4 mét. Cảm giác vui mừng của nữ sinh nhanh chóng bị thay thế bằng cảm giác bất an vì không thể hòa nhập với môi trường mới. Nữ sinh không dám hành động một mình, và thường đi theo bạn cùng phòng như cái bóng. Bạn bè cùng phòng của nữ sinh cũng e dè hạn chế nói chuyện về những vấn đề xung quanh họ vì Zhang Yiwen còn nhỏ tuổi.
Trong kỳ nghỉ đông của năm nhất, Zhang Yiwen bày tỏ rằng muốn quay lại học THCS như các bạn đồng trang lứa. Bố mẹ của Zhang cũng bắt đầu hối hận khi cho con gái đi học cao đẳng
'Học sinh bị điểm kém, nếu phải viết bản kiểm điểm, thì thầy cô và bố mẹ cần viết trước' Chiều nay (8/4), Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội tổ chức Tọa đàm Giải pháp đối với vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. Chia sẻ tại tọa đàm về vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh, cô Nguyễn Thị Anh Thu, Hiệu trưởng Trường THCS-THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội) cho rằng, trong...