Con voọc xám ‘đi học’ ở Ấn Độ
15 ngày qua, một con voọc cái màu xám, khoảng 2 tuổi, tham dự các buổi học tại trường tiểu học Chính phủ ở quận Kurnool, Ấn Độ.
Con vật được cho là đến từ khu rừng ở thị trấn Vengalampalli, tỉnh Peapully, quận Kurnool. Học sinh nhà trường gọi nó là Lakshmi, xem như “người bạn”.
“Lakshmi rất thích chơi cùng học sinh và không làm hại ai nên chúng tôi quyết định để nó tự do đi lại trong trường”, Hiệu trưởng S Abdul Lateef, nói.
Voọc xám Lakshmi chơi cùng các em học sinh Ấn Độ. Video: India Today
Mỗi ngày, Lakshmi sẽ xuất hiện và chơi đùa cùng học sinh. Khi đám trẻ có tiết học, nó vào ngồi cùng, bắt chước hoạt động của mọi người. Thỉnh thoảng nó sẽ nhảy từ bàn này sang bàn khác để “giao lưu”.
Giống như trẻ em, Lakshmi cũng có nhóm bạn thân, là những học sinh nó hay quấn lấy nhất. Thỉnh thoảng, nó được tặng trái cây. Cuối ngày, Lakshmi thường ngồi trong sân trường, nhìn theo học sinh ra về với vẻ thất vọng.
“Kể từ khi Lakshmi xuất hiện, đám trẻ rất thích đi học để gặp nó nên tỷ lệ học sinh vắng mặt giảm đáng kể”, hiệu trưởng Lateef cho biết và khẳng định sẽ không biến Lakshmi thành vật nuôi trong trường.
Voọc xám Lakshmi chăm chú theo dõi học sinh học bài. Ảnh: The News Minute.
Tuy nhiên, để hạn chế tình trạng học sinh xao nhãng lời thầy cô giảng, từ ngày 1/8, nhà trường không cho voọc tham dự các tiết học và khóa cửa phòng học.
Suốt 5 ngày qua, Lakshmi kiên trì bám chặt lấy những song sắt cửa, nhìn chăm chú vào lớp học.
Tú Anh
Theo The News Minute/VNE
Đường đến giảng đường của cô gái mù
Cháu tên Phạm Thị Thanh Tuyền (ở Q.12, TP.HCM ), mồ côi bố mẹ, bị khiếm thị. Chú tên Phạm Tơ - người mà bé Tuyền luôn gọi thân thương là chú Tư, không vợ con. Hai chú cháu dắt dìu nhau đi giữa bão giông cuộc đời...
Hai chú cháu là bạn học - ẢNH: NVCC
6 năm chú cháu là "bạn học"
Khi Thanh Tuyền lên 10 tuổi thì mẹ mất. Chỉ một năm sau thì cha của em qua đời. Hai nỗi đau đến quá nhanh với cô bé chỉ mới bắt đầu bước vào những năm đầu tiên của bậc THCS. Mới nhỏ xíu, Tuyền đã khóc rất nhiều, liên tục đến sưng cả mắt khiến đôi mắt ấy cũng ngày càng mờ đục. Rồi Tuyền bị viêm võng mạc sắc tố. Năm nào cũng đi khám và năm nào bác sĩ cũng lắc đầu. Bệnh này khiến mắt em mất đi thị lực từng chút một...
Từ đó, bao năm ròng rã, ngày nắng cũng như ngày mưa, chú Tư (chú ruột của Tuyền) chở cháu đến trường mỗi sáng, đón cháu lúc đi học về. Tuyền mê học, cả năm đi học gần như không chịu nghỉ ngày nào.
Tuyền kể: "Mắt con mờ dần theo từng năm. Ban đầu, con vẫn ngồi trên lớp học bình thường nhưng dần dần không nhìn thấy gì trên bảng nữa. Học trong lớp, nhiều khi con phải xin thầy cô chạy lên bảng để nhìn cho rõ. Đến những năm sau bắt đầu dùng kính lúp, từ kính nhỏ rồi kính lớn. Đến một thời điểm thì chỉ có thể ngồi nghe giảng. Điều gì chưa hiểu con hỏi lại bạn, hỏi thầy cô. Về nhà ngày nào con cũng phải học lại bài trên lớp, học bài mới. Vì không học thì con sẽ không nhớ được".
Buổi tối, Tuyền và chú ngồi vào bàn học. Chú đọc bài trên lớp, Tuyền lẩm nhẩm học theo và ghi nhớ. Sau đó, hai chú cháu lại chuẩn bị làm bài tập hôm sau.
Tuyền mê học môn hóa cũng như các môn học khối khoa học tự nhiên. Chú chỉ cần đọc các câu hỏi, em bắt đầu tính nhẩm để làm. Nhưng với một số môn khác thì phải nỗ lực. Những bài thơ dài, Tuyền phải cố gắng học cho thuộc. Những bài văn cũng phải ghi nhớ những đoạn quan trọng để trích vào bài làm.
Nhờ bạn làm đôi mắt
Ở nhà, Tuyền có chú Tư để cùng học bài hằng ngày. Nhưng đến những giờ kiểm tra, giờ thi học kỳ thì lại rất khó khăn. Tuyền may mắn được thầy cô, bạn bè hỗ trợ hết sức mình. Đến giờ kiểm tra, giờ thi, Tuyền được bố trí phòng thi riêng ở phòng giám thị. Thầy cô giám thị nào rảnh, bạn bè nào giúp được sẽ phụ trách đọc đề để em làm. Nhưng khi cấu trúc đề thi chuyển từ tự luận sang trắc nghiệm thì khó khăn tăng lên gấp bội. Lý do là đề trắc nghiệm quá dài, các môn khoa học tự nhiên, nhất là môn toán, cần phải bấm máy tính rất nhiều. Nếu không có người giúp, chắc chắn Tuyền sẽ không thể làm bài đúng thời gian. Đề thi trắc nghiệm tiếng Anh cũng sẽ gây khó khăn vì quá dài, lại là ngoại ngữ, không dễ dàng.
Duy Hoành, người bạn cùng lớp chính là "đôi mắt" cho Tuyền. Hoành học toán và tiếng Anh rất giỏi nên thường làm xong bài rất sớm, vì vậy luôn cố gắng hoàn thành bài kiểm tra, bài thi thật nhanh để có thời gian dành cho bạn càng nhiều. Hoành giúp bạn đọc lại từng câu, bấm máy tính theo gợi ý của Tuyền, đọc kết quả để bạn khoanh vào đáp án. Môn tiếng Anh, Hoành đọc đề, đọc đáp án để Tuyền chọn câu trả lời.
Còn môn văn, với các bài làm của Tuyền, thầy cô phải kiên nhẫn lắm. Tuyền không nhìn thấy trang giấy, chỉ viết một cách ước lượng nên các hàng chữ thường xiêu vẹo. Dấu chữ cũng nhảy loạn xạ. Bài thi trong trường đáng lẽ phải làm phách, nhưng riêng bài thi của Tuyền, thầy cô đề nghị chấm riêng để chấm đúng hơn năng lực của cô học trò nhỏ.
Khó khăn thế nhưng Tuyền đã vượt qua tất cả, vẫn luôn lạc quan và không ngừng nỗ lực.
Trắc trở đến giảng đường
Là người khuyết tật, lại có thành tích học tập xuất sắc, cứ tưởng Tuyền sẽ không khó khăn gì để vào đại học. Nhưng không may cho cô bé. Năm ngoái, hồ sơ của Tuyền làm bị sai nên không được đi học.
Chú Phạm Tơ kể: "Tuyền mê học lắm. Vì thế con bé ở nhà một năm vừa qua rất buồn. Bạn bè đi học hết rồi. Tui cho con bé đi học đàn, học tin học cho người khuyết tật. Tuyền cũng tự học chữ nổi. Nhưng cũng cần đi học ĐH. Nghỉ thêm một năm là con bé sẽ nản".
Năm nay chú Tư chở Tuyền nộp hồ sơ đăng ký dự thi theo đúng quy định. Bây giờ Tuyền đang chờ kết quả. Năm nay Tuyền xét tuyển bằng học bạ vào các trường ĐH: Sư phạm TP.HCM, Mở TP.HCM và Văn Hiến TP.HCM. Em muốn làm cô giáo, muốn theo ngành tâm lý học. Nhưng cũng có nhiều lo lắng cho tương lai của mình. Đôi mắt của Tuyền sẽ còn tệ hơn. Bác sĩ nói nếu muốn mắt có thể nhìn được, phải đi sang Singapore, gắn chip, kích thích hệ thần kinh võng mạc. Nhưng chi phí con chip đã khoảng 500.000 USD, là một ước mơ quá xa vời.
Còn chú Phạm Tơ nói nhẹ tênh: "Nếu đậu ĐH thì tui vẫn chở con bé đi học như bình thường thôi. Từ nhà đến các trường này khoảng 45 - 60 phút. Con bé vô học, tui đi loanh quanh đâu đó tập thể dục rồi đón về. Tối về lại ngồi học chung tiếp tục. Tui quen rồi. Mà cũng không đi làm, không bận rộn gì. Con bé còn đi học thì tui còn đi học chung thôi!".
Theo Thanh niên
Đổi thay từ con đường đến trường Nhận thấy trong thực tế, trẻ em gái thuộc các dân tộc thiểu số ở trên địa bàn do đơn vị quản lý thường thiệt thòi so với trẻ em trai, bởi quan niệm "con gái không cần học, chỉ cần làm nương giỏi thì sẽ đắt chồng". Chính bởi vậy mà khi triển khai Chương trình "Nâng bước em tới trường", Đồn...