‘Con ước gì không có môn piano trên đời’
Tôi có một chị bạn khoe vừa mua cây đàn piano gần 40 triệu đồng cho con gái 8 tuổi để học hè, nhưng khi mang về nhà thì con buông lời: ‘Con ước gì không có môn học này trên đời’.
Bất chợt tôi nhớ đến những ngày hè đơn giản với các niềm vui tự nhiên của bọn trẻ quê nhà.
Con thích đàn hay cha mẹ muốn làm sang?
Là bác sĩ ở một bệnh viện lớn tại TP.HCM bỏ ra số tiền trên mua một cây piano không phải là chuyện khó, và ngay cả một gia đình trung lưu cũng có thể dành dụm để mua vì con, cho con.
Chị kể rằng mong muốn “ con gái rượu” được nghỉ hè thật tự do thoải mái, đầu óc không nghĩ đến sách vở nên hướng con học môn âm nhạc cho nhẹ nhàng như một liều thuốc giải tỏa căng thẳng, giúp con thư giãn, làm cho cuộc sống của con thú vị hơn, đỡ nặng nề hơn.
Mua đàn và thuê giáo viên về nhà dạy là cách mà chị chọn cho con thư giãn những ngày hè. Nhưng câu nói của con bé: “Con ước gì không có môn học này trên đời” rõ ràng là con chị không thể phản đối việc học nhạc nhưng cũng không có cách nào khác.
Khái niệm “3 tháng nghỉ hè” là một thuật ngữ dường như mang tính định kiến vì từ lâu lắm rồi trẻ con từ nông thôn đến thành thị đều chẳng biết đến một kỳ nghỉ hè trọn vẹn.
Còn những ông bố, bà mẹ luôn cố tỏ ra muốn con mình thật thoải mái, không ép con học văn hóa nhưng lại cho con theo học những lớp học vẽ, học võ, học nhạc… Câu hỏi đặt ra rằng: Có ai hỏi thử con có năng khiếu hoặc hứng thú nào với suy nghĩ của cha mẹ không?
Lát cắt về giấc mơ mang tên “nghỉ hè”
Câu chuyện kể trên không khác gì cảnh mỗi buổi tối tôi chứng kiến. Sống chung với chủ nhà (Q.3, TP.HCM), mỗi tối về nhà chưa kịp bấm chuông cổng thì tôi đã nghe tiếng piano non nớt, lặp đi lặp lại một hợp âm, cần mẫn, đúng một thời điểm vang ra bên ngoài. Xen lẫn có cả tiếng nộ nạt, mắng nhiếc, sau đó thì hợp âm rối lên hoặc im bặt.
Video đang HOT
Để lên đến phòng tôi phải đi ngang qua chiếc piano mà con gái của chủ nhà đang ngồi, nhưng không dám nhìn vì để em tập trung. Vừa bước lên cầu thang, đầu tôi luôn hình dung về một cô bé lớp 5 đang cặm cụi học đàn trong tiếng nấc, trong sự ép buộc và trong ánh mắt kỳ vọng của người mẹ.
Một hôm đi làm sớm, xuống dưới nhà thì thấy em đã ngồi ở cửa, tôi hỏi thì em cũng nói một điều như mẫu số chung của bao đứa trẻ học vì “sở thích” của ba mẹ.
“Con có muốn học đàn đâu, chưa nghỉ hè thì con được “né” môn nhạc nhưng phải lo những môn văn hóa. Nghỉ hè rồi thì hết “né”, học nhạc để mẹ vui mà con cũng không bị la”, con bé hồn nhiên kể sự tình.
Những ngày bình thường trong năm học, bé không phải bị ép học nhạc. Còn cây piano ngày ngày được người giúp việc lau chùi bóng nhoáng, nằm im ỉm bên cạnh bộ bàn sofa phòng khách trông rất sang trọng.
Ở thành phố lớn, khi các em nghỉ hè, hầu hết được gia đình cho theo học các môn năng khiếu: ca, múa, đàn, hát hay thể dục thể thao… chưa nói chuyện các em thích hay không. Nếu gia đình có điều kiện và cầu kỳ nữa các em sẽ được học thêm thiền, yoga, khiêu vũ, kỹ năng sinh tồn, kỹ năng thuyết trình, giải phóng tư duy…
Đó là điều tốt. Thế nhưng áp đặt chủ quan của ba mẹ lên các con là chuyện tôi nghĩ cần bàn thêm.
Câu chuyện về học đàn piano chỉ là một lát cắt về giấc mơ mang tên “nghỉ hè”. Dẫu biết rằng không có cha mẹ nào không cảm thấy tự hào khi con mình lướt một bản piano réo rắt nhưng ngọn lửa duy trì động lực và thật sự cảm thấy thư giãn, thoải mái có phải dựa trên năng khiếu, sở thích?
Âm nhạc giúp các em phát triển tốt cảm xúc nhưng nếu chỉ vì bị ép buộc thì cảm xúc của một đứa trẻ sẽ tồi tệ hơn rất nhiều, những nốt nhạc được cất lên cũng hỗn loạn chẳng khác gì tâm trạng khi bị cha mẹ ép buộc.
Những lúc gặp cảnh phụ huynh và con trẻ “xung đột” trong các ngày hè, tôi thường nhớ đến những đứa trẻ ở quê. Vào hè, những đứa trẻ quê luôn phơi mặt ra ruộng để hái ớt, trồng khoai, chăn trâu với ba mẹ. Da thì đen trũi vì suốt ngày bêu nắng, đạp xe đạp.
Khỏe mạnh, nhanh nhẹn và không biết chơi nhạc cụ gì, sách vở thì chỉ thích truyện tranh. Đôi khi giải trí bằng những bản nhạc cất lên từ tiếng nắp xoong, vỏ lon… nhưng các em say mê hát hò giữa cánh đồng. Mọi thứ đơn giản và mang lại niềm vui tự nhiên.
Và tôi, cũng như bao người mẹ đều mong muốn con mình vẫn là một đứa trẻ bình thường, với niềm vui tự nhiên trong những ngày hè do chính con chọn trên sở thích, năng khiếu.
Theo tuoitre.vn
Nghiên cứu cho thấy trẻ có nguy cơ hụt 2 năm kiến thức nếu không học hè
Nghiên cứu của Oxford Learning cho thấy, nếu không học hè, trẻ sẽ phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt kiến thức và kỹ năng xã hội ở mức độ cực kỳ nghiêm trọng.
Bỏ qua việc học hè tương đương với việc bé bị mất 2 năm kiến thức
Hè là thời gian lý tưởng để trẻ xả hơi, "tạm quên" sách vở sau một năm học dài chính khóa. Tuy nhiên, nếu chỉ tập trung vào việc vui chơi mà không có kế hoạch, trẻ sẽ dễ "trượt dốc", bị bỏ lại phía sau khi vào năm học mới.
Mới đây, nghiên cứu của tổ chức giáo dục Oxford Learning cho thấy, trẻ từ lớp 6 trở lên có nguy cơ hụt 2 năm kiến thức so với bạn đồng trang lứa nếu không tham gia vào các hoạt động giáo dục trong mùa hè. Ngoài ra, trẻ từ 6 tuổi trở lên còn "trượt dốc" ở các kỹ năng Đọc Hiểu và Làm Toán sau kỳ nghỉ hè. Thật là những con số biết nói để các bậc phụ huynh đặt lên bàn cân giữa các "khoản đầu tư" cho con tham gia những hoạt động hè bổ ích so với khoảng thời gian và tiền bạc đầu tư cho việc lấy lại kiến thức bị mất sau hè.
Các khóa học hè dẫn đến nguy cơ quá tải kiến thức cho trẻ?
Chỉ cần nhắc đến hai chữ "học hè", hầu hết các bậc phụ huynh đều canh cánh nỗi lo con mình sẽ gặp tình trạng quá tải về kiến thức lẫn thời gian học. Ba mẹ nào cũng muốn con trải nghiệm một mùa hè đúng nghĩa của tuổi thơ với những phút giây thư giãn thoải mái cùng hương đồng gió nội như trong ký ức ngày xưa; hay mong muốn con trải nghiệm mùa hè sinh động như trẻ em tại các nước tiên tiến.
Hè là mùa lý tưởng để con khám phá bản thân, tìm hiểu thế giới và học thêm nhiều điều bổ ích.
Điều này phản ánh một quan điểm rất hiện đại của phụ huynh hiện nay: "săn" kiến thức từ những hoạt động ngoại khóa, học kỹ năng mềm có tầm quan trọng và nên đầu tư hơn là vùi đầu vào sách vở suốt những tháng hè. Vì thế, dù bận đến mấy, ba mẹ vẫn thu xếp thời gian tìm và đưa con đến các lớp năng khiếu, kỹ năng mềm, ôn tập các môn chính khóa tại nhiều đơn vị giáo dục trong hè.
Chị N.N.Vy (nhân viên văn phòng tại TPHCM) cho biết: "Hè mọi năm tôi và ông xã đều cố gắng thay nhau đưa con đến lớp học võ, học Anh văn hè, học Toán và nhiều kỹ năng khác để mong con phát triển toàn diện. Cũng hơi cực trong khâu sắp xếp thời gian vì con được nghỉ hè còn mình vẫn phải làm việc."
Vui hè "6 trong 1", tại sao không?
Tìm một khóa học hè cho trẻ được thiết kế hài hòa cân bằng học - chơi, trau dồi kỹ năng, giúp con phát hiện năng khiếu và thế mạnh bản thân là một giải pháp vừa hiệu quả vừa tiết kiệm thời gian, chi phí. Khóa học tiếng Anh hè tại trung tâm AEG Việt Nam là một ví dụ mà phụ huynh có thể cân nhắc.
Không chỉ cung cấp lượng kiến thức Anh ngữ để trẻ bứt phá cho năm học mới, khóa Anh văn hè còn mang đến kiến thức 5 môn quan trọng khác cùng một lúc qua các thí nghiệm, dự án bổ ích của phương pháp STEAM English mà trung tâm này đã tiên phong giảng dạy tại Việt Nam.
2 tháng hè lý thú và bổ ích cùng AEG STEAM English.
Các băn khoăn của phụ huynh về sự quá tải kiến thức sách vở và phương pháp học Tiếng Anh hiệu quả cho trẻ em sẽ được giải quyết qua những hoạt động dã ngoại, hoạt động thể chất, trải nghiệm và khám phá tại khóa học hè AEG Summer Hunting 2018. Tại đây, phụ huynh hoàn toàn có thể yên tâm vì con được chăm sóc chu đáo, an toàn và có một chế độ học tập - dinh dưỡng khoa học do các chuyên gia AEG thiết kế.
Học tốt Tiếng Anh, trau dồi kỹ năng từ những trải nghiệm thực tế.
Ông Richard Sherwood - Cố vấn học thuật của các trường nội trú và đại học danh tiếng ở Mỹ, Chủ tịch AEG Việt Nam chia sẻ: "Khóa Anh ngữ hè STEAM English tại AEG sẽ mang đến 2 tháng tuyệt vời nhất trong năm cho học sinh. Khóa học tạo điều kiện giúp các em cọ xát trong một môi trường học tập chuẩn quốc tế. Học sinh sẽ vui học tiếng Anh thông qua phương pháp STEAM, đồng thời tận hưởng một mùa hè năng động, sáng tạo và săn kiến thức từ những trải nghiệm thực tế. Chúng tôi rất hân hạnh được đồng hành cùng các gia đình Việt Nam qua khóa học Anh văn hè thú vị này."
Được thành lập năm 1997, American Education Group (AEG) là Tổ chức Giáo dục và Tư vấn Du học Mỹ hàng đầu tại Việt Nam. Từ năm 2015 với vai trò tiên phong, AEG đã tiến hành áp dụng phương pháp STEAM trong giảng dạy Tiếng Anh gọi là STEAM English. Học viên sẽ được học Tiếng Anh thông qua các thí nghiệm, dự án bổ ích của các môn học STEAM (viết tắt của Khoa học - Công nghệ - Kỹ Thuật - Nghệ thuật - Toán học).
HL
Theo Dân trí
Trẻ con có được nghỉ hè đúng nghĩa? Nghỉ hè, trẻ con chỉ thèm được chơi, không phải học. Trẻ con chỉ thèm được "nghỉ hè" đúng nghĩa mà sao quá khó? Cha mẹ luôn nghĩ chơi là vô bổ, phí hoài nên học kì 3 chưa bao giờ kết thúc, chỉ vì cha mẹ luôn khát khao thành tích, đặt quá nhiều kì vọng lên đôi vai con trẻ... Ảnh...