Côn trùng giúp tìm manh mối thợ săn trộm tê giác như thế nào?
Các loài côn trùng như ruồi hay bọ cánh cứng có thể cung cấp manh mối giúp cơ quan điều tra tìm thấy và bắt những thợ săn trái phép.
Côn trùng có thể hỗ trợ các nhà điều tra xác định thời điểm con vật bị giết (Ảnh: Getty).
Năm 1988, cảnh sát Úc tìm đến Ian Dadour, một nhà côn trùng học. Không phải vì ông phạm tội, mà vì cảnh sát cần tới chuyên môn của ông.
Các điều tra viên đã yêu cầu Dadour ước tính độ tuổi của những con giòi được tìm thấy trên cơ thể người, từ đó giúp họ đánh giá thời điểm các nạn nhân bị giết.
Dadour tiếp tục dạy phương pháp này và các phương pháp pháp y dựa trên côn trùng học khác cho Sở Cảnh sát Nam Phi.
Ngày nay, nó dần trở thành một phương thức điều tra hiệu quả, không chỉ được áp dụng để bắt kẻ sát nhân, mà cả những kẻ săn trộm động vật quý hiếm.
Video đang HOT
Theo Science, những kẻ săn trộm ở Nam Phi giết hàng trăm con tê giác mỗi năm, thường để lấy sừng của chúng. Để đối phó với nhóm tội phạm này, cảnh sát địa phương đã ứng dụng phương pháp của Ian Dadour, gọi nó là côn trùng học pháp y.
Họ thu thập những con trưởng thành, ấu trùng và trứng của các loài côn trùng ăn xác thối như ruồi hay bọ cánh cứng từ xác động vật. Quá trình này không mấy khó khăn, vì côn trùng ăn xác thối thường rất nhanh chóng tìm thấy và đẻ trứng trên xác chết trong chưa đầy một giờ.
Sau đó, trứng sẽ nở và phát triển với tốc độ có thể dự đoán được. Trong số 119 loài côn trùng thu thập được từ tê giác, ruồi trâu và bọ cánh cứng là những loài phổ biến nhất và hữu ích nhất.
Bằng cách phân tích những mẫu côn trùng thu thập được, các nhà côn trùng học pháp y có thể ước tính thời gian tử vong của một thi thể, gọi là khoảng thời gian tối thiểu sau khi chết.
Sau đó, họ dựa vào dữ liệu này để khoanh vùng, dự đoán hướng di chuyển của những kẻ săn trộm, cũng như phân bổ nguồn lực cần thiết để tiến hành bắt chúng.
Amoret Whitaker, một nhà côn trùng học pháp y tại Đại học Winchester ở Anh, cho biết: “Điều đáng chú ý là các phương pháp chúng tôi sử dụng trên con người có thể được sử dụng theo cùng một cách chính xác trên các trường hợp động vật”.
Hiện, phương pháp tương tự cũng đang được sử dụng để điều tra, theo dõi các loài thú có túi đang bị đe dọa ở Úc. Chúng thậm chí có thể được áp dụng trong các trường hợp ngược đãi động vật.
Loài bọ làm khơi dậy cuộc tranh luận về thuyết tiến hóa của Darwin
Một loài côn trùng nhỏ bé sống sót sau sự kiện tuyệt chủng từng giết chết khủng long đặt ra câu hỏi cho thuyết tiến hóa.
Loài bọ cánh cứng nhỏ đã đặt ra những câu hỏi lớn cho học thuyết tiến hóa của Darwin (Ảnh: SCMP).
Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt cách đây 66 triệu năm xóa sổ 3/4 giống loài, bất kể thực vật hay động vật trên thế giới. Ngay cả loài khủng long cũng không thể vượt qua.
Thế nhưng, trong số những kẻ sống sót, có một loài bọ cánh cứng nhỏ màu đen, gọi là bọ chân chạy, hay bọ cánh cứng, thuộc họ Carabidae, đã thách thức thuyết tiến hóa của Charles Darwin.
Theo Darwin, mọi giống loài để sống sót sau sự tái cấu trúc của tự nhiên, đều sẽ phải thay đổi và tiến hóa để chúng thích nghi với trật tự thế giới mới.
Tuy nhiên, loài côn trùng phổ biến này vẫn không thay đổi trong ít nhất 100 triệu năm. Đây là kết luận từ một nghiên cứu mới, đã công bố trên tạp chí Palaeoentomology và The Innovation.
Đứng sau nghiên cứu là Cai Chenyang, nhà nghiên cứu tại Viện Địa chất và Cổ sinh vật học Nam Kinh, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Trung Quốc.
Để đưa đến nhận định này, các nhà khoa học tìm thấy một loài bọ chân chạy thuộc kỷ Phấn trắng nằm trong số 3 hóa thạch hổ phách tại Thung lũng Hukawng, ở miền bắc Myanmar, có niên đại khoảng 100 triệu năm trước.
Khi so sánh các mẫu vật được bảo tồn với những cá thể sống ở thời hiện đại, nhóm nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng loài côn trùng này không thay đổi hình dạng, kích thước hoặc thậm chí là thói quen ăn uống, dù môi trường sống của chúng có những thay đổi mạnh mẽ, gồm cả sự kiện tuyệt chủng hàng loạt.
Hiện tượng này được các nhà nghiên cứu gọi là trạng thái "ứ đọng tiến hóa", thách thức thuyết tiến hóa của Charles Darwin, cũng như sẽ làm thay đổi tư duy của chúng ta về nhiều hiện tượng, sự vật đang tồn tại trên hành tinh này.
Trong những năm gần đây, ngày càng có nhiều nhà khoa học kêu gọi đánh giá lại học thuyết Darwin một cách nghiêm túc.
Năm 2014, trong một bài viết được công bố trên tạp chí Nature, một nhóm gồm 8 nhà khoa học đã đặt ra câu hỏi: "Liệu học thuyết tiến hóa có cần được xem xét lại không?". Câu trả lời của họ là: "Có, rất cấp bách".
Gấu Bắc cực đối mặt tổn thương nặng do bàn chân dính tảng băng lớn Gấu Bắc cực đang phải chịu những vết thương khủng khiếp trên bàn chân do tình trạng băng thay đổi ở khu vực này. Hình ảnh tảng băng lớn bám chặt vào chân gấu Bắc cực (Ảnh: WU). Trong một nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học đến từ Đại học Washington phát hiện có ít nhất 2 con gấu Bắc cực...