Cồn trong mỹ phẩm – tốt hay xấu?
Nhiều phụ nữ thường lầm tưởng rằng sản phẩm gắn mác “alcohol-free” mới là mỹ phẩm tốt, còn những thứ chứa cồn là có hại cho da.
Khi những sản phẩm được gắn mác “alcohol-free” xuất hiện, nhiều phụ nữ lập tức nghĩ ngay rằng đó mới là mỹ phẩm tốt, còn những thứ chứa cồn là có hại cho da. Thật ra, cồn không xấu đến thế, và “alcohol-free” cũng chỉ là một trong những lựa chọn về chăm sóc da.
Tác hại của cồn đối với làn da
Vì cồn bay hơi rất nhanh nên có thể làm khô da của người dùng. Hãy xem những gì xảy ra khi lau những cái ly bằng cồn và nước. Cồn cũng làm tan chất dầu tự nhiên trên bề mặt da. Chất dầu tự nhiên này rất cần thiết để ngăn sự bay hơi của nước trong da, duy trì độ ẩm cần thiết cho da và bảo vệ da khỏi hư tổn do các chất gây kích ứng. Sau khi làm bốc hơi tất cả chất dầu bảo vệ và lớp nước giữ ẩm da, cồn làm cho da rất dễ bị thâm nhập do hàng rào cản bảo vệ của da đã bị phá vỡ.
Phân biệt loại cồn tốt và cồn xấu
Cồn trong mỹ phẩm thường được liệt kê trong bảng thành phần với cái tên chứa từ khóa “Alcohol”. Tuy nhiên, có hai loại cồn phổ biến với hai tác dụng hoàn tác khác nhau cần được phân biệt rõ: cồn béo (fatty alcohol) và cồn khô (drying alcohol).
Video đang HOT
Cồn béo được biết đến là loại cồn có ích trong mỹ phẩm. Cồn béo mang lại rất nhiều lợi ích, trong đó khả năng dưỡng ẩm, làm dịu và mềm da là nổi bật nhất. Một số loại cồn béo thông dụng và an toàn (trừ các trường hợp dị ứng) là cetyl alcohol, cetearyl alcohol, stearyl alcohol, behenyl alcohol và myristyl alcohol.
Cồn trong mỹ phẩm có thực gây hại cho da?
Mang các đặc tính hoàn toàn khác cồn béo, cồn khô giống với cồn trong rượu bia và thường xuất hiện dưới các tên ethanol, methanol, alcohol, ethyl alcohol, alcohol denat, benzyl alcohol, isopropyl alcohol và những loại SD alcohol. Cồn khô là loại cồn chịu nhiều tiếng xấu, nhưng thực ra, nó không xấu 100%.
Vì sao cồn khô cần cho mỹ phẩm?
Sử dụng cồn khô mang lại nhiều lợi ích dưới góc độ của các nhà sản xuất. Nhờ đặc tính chống khuẩn và khử trùng hữu hiệu, nhiều hãng mỹ phẩm sử dụng thành phần này với mục đích bảo quản và tăng tuổi thọ sản phẩm.
Hơn nữa, cồn khô còn là một dung môi hoàn hảo giúp hòa tan các chất và ngăn ngừa sự kết tinh của thành phần. Khả năng này của cồn khô khiến kết cấu sản phẩm trở nên nhẹ hơn, đồng thời giúp các dưỡng chất quan trọng thấm nhanh và sâu hơn.
Các sản phẩm chứa cồn khô, điển hình là toner hay kem chống nắng, thường mang tính thẩm mỹ cao hơn nhờ khả năng làm se lỗ chân lông và giúp làm khô dầu trên bề mặt da. Chính vì vậy, các cô nàng da dầu thường hay sử dụng và có cảm tình với những sản phẩm chứa cồn khô do cảm giác khô thoáng và bề mặt da bớt bóng dầu.
Theo Alobacsi.vn
'Tá hỏa' vì mỹ phẩm chứa chất gây rối loạn hệ thần kinh
Canada vừa phát hiện hàng loạt mỹ phẩm chứa nồng độ chất độc cao gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe như gây rối loạn hệ thần kinh, nội tiết.
Một báo cáo mới đây từ các Ủy viên tại Viện Môi trường liên bang cho biết Bộ Y tế Canada đã không làm tròn nhiệm vụ bảo vệ người dân nước này khỏi tác hại của các chất hóa học trong mỹ phẩm. Julie Gelfand - một ủy viên tại Viện Môi trường và Phát hiện bền vững nói trên kênh CTV Power play (Canada) rằng: "Bộ Y tế Canada là cơ quan duy nhất bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng Canada, và đây cũng là nơi người dân Canada luôn tin tưởng, nhưng các cán bộ nơi đây đã làm gì để đáp trả sự tin tưởng đó?".
Mỹ phẩm chứa hóa chất độc hại là nguyên nhân gây rối loạn hệ thần kinh
Từ năm 2006, Bộ Y tế Canada đã trở thành một bộ phận quan trọng trong kế hoạch Quản lý Hóa chất của chính phủ liên bang Canada, nhằm mục tiêu hạn chế đến mức thấp nhấp các hóa chất gây hại đến sức khỏe người tiêu dùng. Đồng thời, giảm tối đa những trường hợp rủi ro do hóa chất của các sản phẩm mỹ phẩm mang lại.
Kế hoạch này có ý nghĩ vô cùng quan trọng, nó không chỉ bảo vệ sức khỏe người dân Canada mà còn giúp tạo thương hiệu cho các sản phẩm mỹ phẩm tại quốc gia này.
Nhưng báo cáo của bác sĩ Gelfand làm việc tại Bộ Y tế Canada cho biết: Hầu hết các sản phẩm mỹ phẩm không hề được kiểm tra trước khi được đưa ra thị trường và nếu có thì cũng rất qua loa. Bác sĩ Gelfand đã tìm ra bằng chứng cho thấy trên 50% số sản phẩm sau khi được kiểm tra không đạt chuẩn về an toàn chất lượng, nguy cơ gây hại đến sức khỏe người sử dụng.
Sau phát hiện trên, nhiều thí nghiệm đã được mở ra và kết quả cho thấy trong các sản phẩm thẩm mỹ cho chứa nhiều chất cấm, và nếu người tiêu dùng tiếp xúc với những chất đó trong một trời gian dài có thể nguy hiểm đến tính mạng.
Tiếp xúc với những hóa chất có trong mỹ phẩm kém chất lượng có thể gây rối loạn sinh sản, ảnh hưởng tới quá trình phát triển và nhận thức của não, hóa chất cũng gây rối loạn nội tiết, rối loạn hệ thần kinh và hệ miễn dịch.
Các Ủy viên Môi trường liên bang cho rằng Chính phủ nên thiết lập một hệ thống kiểm tra các sản phẩm thẩm mỹ bí mật, chuyên kiểm tra ngầm các thành phần độc hại trong các sản phẩm thẩm mỹ mà không cần thông qua kết quả kiểm tra của Bộ Y tế Canada để có câu trả lời đúng và chính xác nhất. Vì chỉ có như vậy sức khỏe của người dân Canada nói riêng và sức khỏe của tất cả mọi người trên thế giới nói chung mới thực sự được bảo vệ.
Theo Alobacsi.vn
Nữ giới có thể 'hấp thụ' 515 hóa chất mỗi ngày vì mỹ phẩm Các công ty mỹ phẩm ngụy trang cho các chất độc hại có thể gây chết người bằng các từ ngữ "tinh khiết", "từ thiên nhiên" để "dắt mũi" người dùng. "Tẩy xanh" là cách thức ngày càng được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp sản xuất mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc cơ thể, nhất là khi các chị em...