Con trẻ thành công, cha mẹ “có phần”
Để con cái thành công và hạnh phúc không phải cứ ép con học ngày học đêm và đem lại những điều hoàn hảo nhất cho con, mà phụ thuộc một phần rất lớn vào cách dạy dỗ của cha mẹ.
Trẻ nhỏ được sớm tiếp cận với môn toán
Một phân tích trên 35.000 trẻ nhỏ thuộc nước Mỹ, Canada và Anh cho thấy, các em có nhiều lợi thế hơn khi được giảng dạy từ sớm những kỹ năng tính toán.
Ông Greg Duncan, một trong những tác giả nghiên cứu cho biết: “Đây vẫn còn là một ẩn số khi tại sao những trẻ trỏ được tiếp xúc sớm với các con số, hiểu thứ tự và khái niệm thô sơ của toán học có thể ảnh hưởng tới những điều chúng làm. Bởi vì những em nhỏ được học kỹ năng tính toán từ sớm không chỉ học tốt hơn môn toán mà còn chăm chỉ đọc sách hơn.”
Cha mẹ có một trình độ học vấn cao
Một nghiên cứu của trường Đại học Michigan dưới sự thực hiện của nhà tâm lý học Sandra Tang đã cho thấy, những bà mẹ có trình độ học nghề hay thậm chí học đại học, đạt được kết quả cao hơn trong việc giáo dục con cái.
Video đang HOT
Các nhà khoa học đã nghiên cứu hơn 14.000 trẻ nhỏ và đi đến kết luận, con cái của những bà mẹ tuổi teen, tức những bà mẹ không quá 18 tuổi thường không đạt được trình độ học vấn cao như những bà mẹ trưởng thành khác.
Một nghiên cứu khác của Đại học bang Bowling Green ở New York vào năm 2009 cũng đi đến kết luận tương tự. Nhà tâm lý học Eric Dubov tổng kết: “Trình độ học vấn của các bậc cha mẹ vào lúc đứa trẻ 8 tuổi là rất quan trọng, ảnh hưởng tới sự thành công trong giáo dục và nghề nghiệp của trẻ nhỏ vào 40 năm sau đó.”
Xây dưng mối quan hệ gần gũi với con cái
Một nghiên cứu năm 2014 thực hiện với 243 trẻ nhỏ sinh ra trong những già đình nghèo khó chỉ ra rằng, những trẻ nhận được sự quan tâm “chăm sóc đồng cảm” từ cả bố và mẹ trong ba năm đầu đời làm tốt các bài kiểm tra hơn trong học tập cũng như đạt được thành tích trong học tập và công việc, các mối quan hệ ổn định như những đứa trẻ có đầy đủ vật chất khi ở tuổi 30.
Sự “chăm sóc đồng cảm” mà cha mẹ dành cho con cái được miêu tả như “đáp ứng kịp thời và đầy đủ tới những dấu hiệu phản ứng của trẻ nhỏ [...] và là một điểm tựa vững chắc trong quá trình trẻ lớn lên khám phá thế giới.
Cha mẹ ít bị stress
Việc cha mẹ dành bao nhiêu thời gian với con cái của mình ở nhà trẻ và trường tiểu học không phải điều quá quan trọng, điều này được chỉ ra trong một nghiên cứu của tờWashington Post.
Việc phụ huynh cố dành nhiều thời gian với trẻ thậm chí còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực.
Nhà xã hội học Kei Nomaguchi, người tham gia nghiên cứu cho biết: “Nếu bà mẹ bị stress, điều đó ảnh hưởng rất xấu tới con của họ, đặc biệt nếu những stress đó phát sinh khi họ cố gắng cân bằng giữa công việc và nuôi dạy con cái trong nhà.” Đây là nguyên lý &’lan truyền cảm xúc’ – trẻ nhỏ có thể “bắt” lấy cảm xúc của cha mẹ và bị ảnh hưởng bởi điều đó.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy, những trẻ tham gia cuộc nghiên cứu cũng sẽ có tâm trạng tốt nếu bạn bè của chúng hạnh phúc. Ngay cả với những cảm xúc tiêu cực, nếu cha mẹ cảm thấy thất vọng và chán nản thì trẻ nhỏ cũng sẽ buồn chán.
Cha mẹ đánh giá cao nỗ lực – thậm chí nếu trẻ thất bại
Nhà tâm lý học Carol Dweck của Đại học Stanford đã được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ trẻ nhỏ (và cha mẹ của các em) và phát hiện ra rằng có một hướng suy nghĩ ảnh hưởng tới thành công của trẻ trong hai hướng tư duy dưới đây:
- Tư duy “không thay đổi”: một nhóm các ông bố bà mẹ cho rằng tính cách, sự thông minh và sáng tạo là bản chất sẵn có không thay đổi và thành công có được là nhờ những khả năng thiên bẩm đó. Trẻ nhỏ cố gắng phấn đấu cho thành công và cố gắng tránh mọi thất bại bằng mọi giá vì chúng cảm thấy mình thông minh hoặc được cha mẹ hình thành ý tưởng đó.
- Tư duy “định hướng tăng trưởng”: khác với tư duy trên, nhóm tư duy này cho rằng các thách thức và thất bại không phải là bằng chứng của việc dốt nát. Thay vào đó, các bậc phu huynh nhóm này cho rằng thất bại là một cơ hội để phát triển và mở rộng khả năng của mình.
Về nguyên tắc, cha mẹ theo lối tư duy nào, sẽ ảnh hưởng tới con cái theo lối tư duy đó. Nếu khi đứa trẻ vượt qua bài kiểm tra và được cha mẹ khen ngợi là thông minh bẩm sinh, họ đang “gieo rắc” đứa trẻ đó ý nghĩ luôn cho rằng bản thân mình thông minh. Nhưng thay vì khen thông minh mà khen ngợi đứa bé đã nỗ lực để vượt qua bài kiểm tra sẽ giúp chúng có lối tư duy “định hướng tăng trưởng”. Điều này tốt hơn cho sự phát triển và tự tin của trẻ.
Trẻ có mẹ đi làm
Trẻ em có mẹ đi làm, có lợi thế đáng kể so với những đứa trẻ có mẹ ở nhà. Tuyên bố này được đưa ra từ nghiên cứu của Trường Kinh doanh Harvard.
Những bé gái có mẹ đi làm, trong tương lai sẽ có học vấn cao hơn và có khả năng làm lãnh đạo, thậm chí thu nhập cao hơn 23% những bé gái có mẹ làm nội trợ ở nhà.
Những bé trai có mẹ đi làm, mẹ của những đứa bé này dành ra nhiều thời gian hơn trong nuôi dạy con cái và việc nhà. Tính trung bình, họ đã dành ra nhiều hơn 7,5 giờ mỗi tuần để chăm sóc con cái và nhiều hơn 25 phút cho các công việc gia đình so với những bà mẹ không có việc làm.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, rất ít có bà mẹ nào không phải đi làm, kiếm tiền hoặc phải lao ra đường mưu sinh để gánh vác cả gia đình. Bởi vậy, những lời khuyên chuyên gia sẽ “cực chuẩn” với những gia đình trung lưu có điều kiện, còn với hình thái xã hội đa dạng tại Việt Nam, dạy trẻ vẫn chỉ theo sự hiểu biết của cha mẹ. Mọi mô hình mẹ Hổ, mẹ Hàn… cũng chỉ để tham khảo bởi giáo dục ở ta chẳng giống ai.
Theo Songmoi.vn