Con trẻ ‘lãnh đủ’ vì mẹ cha sai lầm giáo dục giới tính
Sau vụ thầy giáo dâm ô học sinh ở Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng sai lầm trong giáo dục giới tính của người lớn là tiền đề cho mầm mống xâm hại tình dục trẻ sau này.
Một tiết học về giáo dục giới tính cho trẻ của dự án ‘Lớn lên an toàn’ – Ảnh: UYÊN TRINH
Những sai lầm đó là bỏ qua “ giai đoạn vàng” giáo dục giới tính; ngại nói về vùng riêng tư trên cơ thể; chỉ cảnh giác người lạ mà không cảnh giác người quen; khi nghe con có tình cảm với bạn khác phái là cấm đoán, mắng nhiếc…
4 bước giáo dục cho trẻ
ThS Nguyễn Hồ Thụy Anh – giảng viên Trường phát triển tài năng và tính cách John Robert Power – nhận định: “Cơ thể của trẻ là do trẻ làm chủ. Với nhiều trường hợp, người lớn vô tình làm cho trẻ hiểu rằng cơ thể mình là của bố mẹ, của ông bà khi cứ bảo thơm cô một cái, thơm chú một cái. Đây chính là tiền đề cho tình trạng xâm hại tình dục sau này”.
Bà Thụy Anh cũng nói thêm: “Việc giáo dục giới tính phải bắt đầu ngay khi trẻ hiểu được rằng mình là một thực thể riêng, độc lập. Đó là khoảng 2-3 tuổi. Đây được xem như giai đoạn vàng của việc giáo dục giới tính.
Trước hết, phụ huynh cần chơi các trò chơi với con để trẻ nhận biết các bộ phận trên cơ thể. Sau đó gọi tên chúng một cách rõ ràng, không có gì phải ngại ngùng, né tránh. Bước thứ hai là dạy trẻ cách giữ gìn, vệ sinh, chăm sóc những bộ phận đó.
Bước thứ ba dạy trẻ cách yêu quý, trân trọng và bảo vệ cơ thể mình. Bước thứ tư cần chuyển tải một thông điệp cơ thể của con là của riêng con, không ai được đụng chạm vào nếu con không muốn.
Bên cạnh đó phụ huynh cần dạy con biết gọi tên về những vùng riêng tư trên cơ thể; những người lớn trong danh sách an toàn đối với mình”.
Cũng theo chuyên gia Thụy Anh, trên thực tế xảy ra nhiều trường hợp người xâm hại tình dục trẻ lại chính là những người quen như ông hàng xóm, thầy giáo gặp trên trường hằng ngày hay họ hàng xa…
“Thế nên, phụ huynh cần nói cho trẻ biết, yêu cầu trẻ phải nhớ danh sách những người an toàn như cha mẹ, ông bà – hoặc mở rộng hoặc thu hẹp hơn – tùy hoàn cảnh của mỗi gia đình. Những nội dung trên cần được lặp lại thường xuyên theo từng cấp độ khác nhau và xuyên suốt từ khi trẻ còn nhỏ đến khi trưởng thành.
Nhiều bậc cha mẹ lơ là, không xem trọng vấn đề này. Chỉ khi nào có vụ việc lạm dụng tình dục rầm rộ trên các phương tiện truyền thông mới hốt hoảng giáo dục giới tính cho con thì đã quá muộn” – bà Thụy Anh nói.
Video đang HOT
“Nếu không dạy con biết yêu quý và trân trọng cơ thể mình ngay từ nhỏ, khi trẻ lớn lên rất có thể các em sẽ tự làm đau mình, tự tử hoặc quan hệ tình dục bừa bãi”
ThS NGUYỄN HỒ THỤY ANH
Càng cấm đoán trẻ càng tò mò
Theo một chuyên gia tâm lý, nhiều vị phụ huynh có con độ tuổi vị thành niên đã mắc “sai lầm rất lớn” khi nghe tin con có tình cảm với bạn khác phái là làm ầm ĩ. Thậm chí, có phụ huynh còn chạy đến nhà “người yêu” của con mắng vốn, ra điều kiện cấm đoán con phải cắt đứt ngay.
Rồi sau đó, cha mẹ giám sát chặt chẽ, săm soi và lén lút xem nhật ký của con, chì chiết, đay nghiến con rằng: “Vắt mũi chưa sạch mà đòi yêu với đương”, hoặc “Cứ đi chơi với nhau đi, rồi ôm cái bụng bầu ra đấy thì làm sao”…
Cách xử lý như vậy càng khiến trẻ khao khát hơn, lao vào nhau bất chấp sự la mắng, thậm chí đánh đập của cha mẹ.
Chị Nguyễn T.T.Vân, phụ huynh ở Q.10, TP.HCM, kể: “Tôi cũng từng sai lầm như thế. Càng cấm đoán con càng rời xa mình. Càng lo lắng, quan tâm thì con cho rằng mình đang theo dõi, vi phạm quyền riêng tư của con.
Không khí giữa bố mẹ và con cái căng như sợi dây đàn. Sau một thời gian, con cũng không thèm cãi ba mẹ nữa. Con thu mình lại, đi – về như một cái bóng, không nói với ai một câu trong khi năm đó cháu phải ôn thi vào lớp 10. Tôi sợ quá, phải đi tư vấn tâm lý”.
Và chuyên gia tâm lý khuyên chị Vân không nên cấm đoán mà tạo điều kiện để cho trẻ gần gũi nhau. Chẳng hạn cho hai đứa đi chơi cùng gia đình, mời đến nhà nhau ăn cơm.
“Tôi đã bàn với ba mẹ bạn gái của con và may mắn là bên kia đồng ý. Đúng như lời chuyên gia nói, chỉ sau vài tháng hai đứa tự động chia tay vì không hợp nhau” – chị Vân kể thêm.
Ngại nói về vùng riêng tư trên cơ thể
Một sai lầm nữa, theo các chuyên gia, là khi trẻ tò mò, thắc mắc thì phụ huynh thường trả lời lấp lửng hoặc gạt đi vì không biết phải nói như thế nào cho ổn thỏa. Chị Đ. – một bà mẹ ở Q.Tân Phú (TP.HCM) – thừa nhận: “Khi tôi giải thích cho con trai 5 tuổi rằng bạn trai khi lớn lên phải ngủ riêng chứ ngủ chung với mẹ hoài thì kỳ lắm, thằng bé đã không đồng ý: “Vậy sao bố lớn như thế mà vẫn được ngủ chung với mẹ?”. Sau đó là hàng loạt câu hỏi: “Thế con chui ra từ đâu?”, “Tại sao cứ phải hai vợ chồng ngủ với nhau thì mới sinh ra em bé được?”…
Theo tuoitre.vn
Dạy trẻ sống có trách nhiệm
Nhiều phụ huynh không khỏi lo ngại khi thấy con mình dù giỏi giang, chăm chỉ nhưng lại có phần ít quan tâm tới những người thân xung quanh. Tuy nhiên, phần lớn những điều này đều xuất phát từ nguyên nhân cha mẹ quá nuông chiều con trẻ.
Con vô tâm vì đâu?
Nằm trong căn phòng tối om một mình, chị Mai Anh (ở khu đô thị Văn Khê - Hà Đông - Hà Nội) thở dài nghĩ ngợi. Chồng thì đi làm xa, có cô con gái học đến lớp 11 rồi mà những lúc ốm đau chỉ có một mình.
Bình thường, thấy con học hành vất vả mọi việc trong nhà chị đều giành phần làm hết. Bởi chị nghĩ mình làm cố một chút cũng không sao, khi lớn con khắc sẽ biết suy nghĩ.
Thế nhưng, khi thấy con ngày một lớn nhưng không để ý tới suy nghĩ của những người gần gũi với con, thì chị biết mình đã sai lầm trong cách dạy con.
Mấy tháng trước, ông nội phải vào cấp cứu bệnh viện, cả nhà tất tả lo lắng thay phiên nhau vào chăm sóc, còn con gái chị cũng không mấy quan tâm. Mỗi khi người lớn nhắc nhở vào thăm ông nội, cháu cũng vào nhưng tỏ ý không thoải mái.
Về nhà, con lại hay kêu ca sợ mùi của bệnh viện, rồi sợ lây nhiễm... khiến chồng chị bực mình mắng mỏ. Chị cũng đã lựa lời khuyên răn, nhưng con gái chị trả lời cho qua quýt rồi lại chỉ chú tâm tới những việc của mình.
Còn hôm nay chị sốt cả ngày, dù biết nấu cơm phần mẹ, nhưng khi có bạn rủ đi sinh nhật cháu không hề từ chối mà vẫn mặc nhiên xin phép đi chơi. Chị cũng buồn lắm nhưng không đành ngăn cản con...
Đó chỉ là một trong nhiều tâm sự của những người mẹ. Họ đều giống nhau ở điểm quá thương yêu con, nên đã chiều chuộng mặc nhiên đáp ứng mọi sở thích mong muốn của con từ nhỏ.
Chính vì tình thương vô điều kiện ấy đã khiến những đứa trẻ dù đã lớn nhưng vẫn ích kỷ. Đa phần chúng chỉ muốn nhận được sự quan tâm của người khác mà không biết chia sẻ, hay suy nghĩ vì những người thân yêu của mình.
Hình thành thói quen ngay từ nhỏ
Theo cô Nguyễn Bích Lộc, giáo viên Trung tâm Giáo dục Thường xuyên huyện Thanh Trì (Hà Nội) đó là: Cần phải dạy trẻ về tình yêu thương và sự sẻ chia từ khi còn nhỏ. Bởi điều này sẽ giúp các con hình thành thói quen biết quan tâm tới những người xung quanh khi lớn lên.
Điều đầu tiên là các con cần học cách lắng nghe từ những người sống bên mình và mọi người trong cộng đồng. Việc học cách quan tâm tới mọi người cũng phải được trau dồi thường xuyên như bất kỳ một môn học nào.
Cha mẹ nên khuyến khích các con mỗi ngày làm được nhiều việc tốt. Đó là khi các con biết giúp đỡ bạn bè hoặc cùng chia sẻ các hoạt động của tập thể.
Những điều này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tốt biết vì người khác. Việc dạy trẻ bày tỏ sự biết ơn một cách thường xuyên cũng chính là hướng trẻ biết quan tâm tới mọi người.
Các nghiên cứu chỉ ra rằng những người có thói quen thể hiện sự biết ơn thường có xu hướng sẵn sàng giúp đỡ người khác, hào phóng, nhiệt tình và dễ tha thứ. Và những người này cũng thường hạnh phúc và mạnh khỏe hơn.
Trên thực tế, đa số cha mẹ thường kỳ vọng vào sự trưởng thành của con cái hơn là muốn trẻ biết sống nhân hậu và quan tâm tới người khác hay không.
Rõ ràng chúng ta nên xem lại quá trình nuôi dạy trẻ. Hãy để trẻ tập thói quen phải cân bằng giữa nhu cầu của bản thân với nhu cầu của người khác.
Tùy theo độ tuổi của con mà bố mẹ nên phân công, giao trách nhiệm cho con với các công việc trong gia đình. Bên cạnh đó cũng cần có những quy định về chuẩn mực trong cách hành xử giao tiếp.
Việc tạo cho trẻ có những thói quen tốt sẽ giúp trẻ tự giác và biết có trách nhiệm hơn. Trong cuộc sống hàng ngày, phụ huynh chính là tấm gương mà các con soi vào để học tập và noi theo.
Chính vì vậy, cách hành xử giao tiếp hàng ngày của người lớn sẽ giúp các con cảm nhận và học theo một cách nhanh nhất. Trẻ cần được học về lòng vị tha, về tình yêu thương chia sẻ từ những bài học thực tế trong cuộc sống.
Cha mẹ nào cũng mong muốn các con khi lớn lên sẽ trở thành người tốt. Tuy nhiên, chính sự yêu thương và nuông chiều thái quá đã khiến những đứa trẻ luôn coi mình là cái rốn của vũ trụ.
Thu Trà
Theo giaoducthoidai.vn
Thực trạng bất ngờ về tình dục học đường ở Việt Nam hiện nay Đến hết lớp 9, khoảng 10% học sinh đã từng quan hệ tình dục, hết lớp 12 thì con số này là 39%, 10% học sinh THPT báo cáo đã từng quan hệ với từ 3 người trở lên. ảnh minh họa Có thể thấy một sự thực là chúng ta đang sống trong một nền văn hóa tràn ngập các chủ đề...