Con trẻ cần được chăm sóc cả trí lẫn tâm
Tổ ấm cuối tháng 4 này có cuộc trao đổi với TS xã hội học Phạm Thị Thúy về việc vun bồi trái tim lẫn trí não cho con. TS Thúy nhấn mạnh ý thức chuẩn bị chu đáo trước khi có con của cha mẹ chính là món quà quý cho con và cho chính họ.
Sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bước vào hành trình làm cha mẹ là món quà quý cho chính các bậc cha mẹ và con trẻ – Ảnh minh họa: T.T.D.
Theo TS Thúy, khi có sự chuẩn bị, các bậc cha mẹ sẽ có sự sẵn sàng về mọi phương diện: sức khỏe thể chất, tâm lý, kiến thức làm cha mẹ, tài chính…
Cha mẹ có sự chuẩn bị để làm cha mẹ
* Chào tiến sĩ, cụ thể các bậc cha mẹ cần chuẩn bị như thế nào trước khi bước vào lộ trình sinh và nuôi con?
- TS PHẠM THỊ THÚY: Chuẩn bị về sức khỏe thể chất của cả cha và mẹ là điều đầu tiên quan trọng. Cơ thể cha và mẹ khỏe sẽ góp phần tạo nên những thai nhi khỏe mạnh, những em bé khỏe mạnh trong tương lai. Chuẩn bị về tâm lý, tâm lý sẵn sàng làm cha mẹ, sẵn sàng đón nhận đứa trẻ bằng tình yêu thương, mong muốn có con.
Chuẩn bị kiến thức làm cha mẹ, vợ chồng cùng trao đổi những cách dạy của cha mẹ đã từng dạy mình; cùng học hỏi qua đọc sách, qua quan sát các cha mẹ khác… Việc cùng trao đổi, cùng học hỏi sẽ tạo nên sự thống nhất về phương pháp giáo dục con sau này.
Vợ chồng ý thức được vai trò quyết định của cha mẹ, ý thức được cha mẹ là người thầy đầu tiên và suốt đời góp phần tạo dựng nhân cách cho con ngay khi tượng hình trẻ từ trong bào thai. Con vào dạ mạ đi tu là lời dạy tuyệt vời của người xưa để nhắc nhở cha mẹ hoàn thiện chính mình trong hành trình làm cha mẹ.
Cuối cùng là chuẩn bị tài chính tạm đủ cho việc mang thai và sinh con theo hoàn cảnh của cha mẹ.
* Một người để lớn lên khỏe mạnh cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng cần được chăm sóc thế nào, thưa chị?
- Muốn con lớn lên khỏe mạnh, điều cần nhất ở cha mẹ là tình yêu thương, sự chấp nhận và sự ổn định trong mối quan hệ với con. Trong quá trình nuôi dạy phải chú ý chấp nhận con như con là, không so sánh con với người khác, không bắt ép con làm theo ý cha mẹ mà không có sự trao đổi thỏa thuận với trẻ. Sự chấp nhận trẻ trong tình yêu thương vô điều kiện sẽ tạo nên những bậc cha mẹ ứng xử ôn hòa với con.
Nuôi dưỡng con bằng sách
* Tháng 4 có những ngày gợi nhắc về sách và việc đọc sách (Ngày sách Việt Nam và Ngày sách thế giới – PV). Tuy nhiên, theo nhiều số liệu, Việt Nam hiện có số người đọc sách khá ít. Chị có chia sẻ nào để giúp phụ huynh lẫn con em mình có thể xây dựng thói quen đọc sách?
- Cha mẹ muốn con có thói quen đọc sách thì chính cha mẹ cần là người yêu thích sách, đọc sách mỗi ngày để trong tầm mắt của trẻ luôn nhìn thấy cha mẹ học hỏi, chăm chỉ đọc sách. Thói quen này cần xây dựng từ trong bào thai, thai giáo bằng cách đọc sách cho con nghe.
Video đang HOT
Sau sinh tiếp tục duy trì thói quen này dù em bé còn rất nhỏ chưa biết nói nhưng cha mẹ đọc sách ngâm nga những đoạn thơ văn hay trong sách sẽ tạo nên sự kết nối giữa trẻ với sách. Khi trẻ lớn lên, cha mẹ đưa con đi nhà sách cho trẻ tự chọn sách, hướng dẫn trẻ cách chọn sách, cách đọc sách…
Tiếp tục duy trì thói quen đọc, trao đổi về sách giữa các thành viên trong gia đình. Thói quen sẽ dần hình thành theo năm tháng, từ chính tình yêu của cha mẹ với sách.
* Đọc sách ngoài việc giúp tăng trưởng kiến thức, mặt nào đó giúp gắn kết thành viên trong nhà lại với nhau. Tiến sĩ có xem đây là một trong những bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình mang lợi ích kép?
- Tôi đồng ý đây là bí quyết xây dựng hạnh phúc gia đình. Những giờ cùng đọc sách trước khi đi ngủ, những phút giây cùng nhau đi chọn sách, mua sách, những khoảnh khắc vợ chồng con cái tranh luận chia sẻ về một cuốn sách nào đó thật sự quý giá trong việc kết nối trái tim giữa các thành viên trong gia đình.
Tôi luôn cổ vũ việc đọc sách bằng cách thường xuyên giới thiệu, đọc sách hay trên kênh Facebook cá nhân của tôi. Các cha mẹ hỏi tôi nhiều về việc chọn sách cho con và chương trình chia sẻ với cha mẹ nào tôi cũng giới thiệu sách với các cha mẹ, tặng sách cho các cha mẹ. Đó là hạnh phúc của tôi. Và cũng là trả ơn sách. Có nhiều cách học, nhưng học qua sách là nhanh nhất và… rẻ nhất (cười).
* Trong bộ sách gồm hai cuốn: Chăm trái tim con ấm và Dưỡng trí não con tinh – do NXB Phụ Nữ Việt Nam ấn hành – mà chị là đồng tác giả, chị có thể chia sẻ, làm thế nào để con cái chúng ta lớn lên thành người hữu dụng, vui vẻ và hạnh phúc?
- Cuốn sách được viết chung bởi 4 tác giả: Vũ Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Thu Huyền, Tô Thị Hoàng Lan và tôi. Mục tiêu của nhóm tác giả là giúp cha mẹ cùng con lớn lên thành người hạnh phúc và hữu dụng, là người có giá trị với bản thân và xã hội.
Bộ đôi sách dưỡng trí và tâm do nhóm tác giả, trong đó có TS Phạm Thị Thúy đóng góp nội dung – Ảnh: DƯƠNG NGỌC HÂN
Khi có trái tim biết yêu thương, biết sống với giá trị đúng, con trẻ sẽ phát huy được tiềm năng trí tuệ của trẻ, từ đó trẻ thành người có đức có tài, sẽ tạo ra giá trị đóng góp cho đời và trẻ sẽ thành công hạnh phúc.
LƯU ĐÌNH LONG thực hiện
7 loại thực phẩm giải quyết "bệnh" thường gặp trên các bộ phận cơ thể, càng ăn càng khỏe mạnh
Dinh dưỡng giúp con người duy trì hoạt động sống, trên thực tế, tất cả các loại thực phẩm đều có tác dụng tốt cho cơ thể. Trong đó, có những loại thực phẩm có thể giúp "điều trị" một số vấn đề xảy ra trên cơ thể, giúp tăng cường sức khỏe thể chất.
Dưới đây là 7 loại thực phẩm giải quyết 7 vấn đề thường xảy ra của cơ thể
1. Kỷ tử - Trị mệt mỏi mắt
Nếu bình thường trong cuộc sống hàng ngày, bạn cảm thấy mỏi mắt, vậy có thể ăn một chút kỷ tử. Có thể dùng kỷ tử ngâm trong nước nóng để uống hoặc là nấu súp, đều có tác dụng làm giảm sự khó chịu của mắt.
Ngoài ra để hiệu quả cao hơn, bạn cũng có thể ăn trực tiếp quả kỷ tử để hấp thụ hết các chất dinh dưỡng có trong nó. Tuy nhiên đối với những người bị cảm lạnh, sốt, cơ thể bị viêm hoặc bị tiêu chảy thì không nên ăn kỷ tử, sẽ không có lợi cho sức khỏe.
2. Hạt kê - Trị đau, viêm dạ dày
Nhiều người không coi trọng bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể, thường ăn nhiều thực phẩm quá cay, quá lạnh hoặc những thực phẩm quá nóng... sẽ gây ra tình trạng đau dạ dày, viêm dạ dày.
Do đó, nếu muốn tăng cường sức khỏe của dạ dày, giới chuyên gia kiến nghị thường xuyên ăn hạt kê, một tuần có thể ăn 3 - 4 lần cháo kê. Trong y học Trung Quốc, cháo kê có thể làm ấm dạ dày, giải nhiệt, làm dịu cơn khát, tăng cường sức khỏe lá lách và hút ẩm, có thể cải thiện chất lượng giấc ngủ, những người có dạ dày và lá lách yếu thì rất thích hợp tiêu thụ hạt kê.
Nếu muốn tăng cường sức khỏe của dạ dày, giới chuyên gia kiến nghị thường xuyên ăn hạt kê.
3. Quả hạch - Giảm sự mệt mỏi ở não
Não là cơ quan chỉ huy của con người, nếu não xuất hiện tổn thương, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Thường xuyên ăn các loại quả hạch như óc chó, hạt điều, mắc ca, hạnh nhân... có thể nuôi dưỡng não hiệu quả. Trong các loại hạt rất giàu lecithin, protein, chất béo, carbohydrate, vitamin và nhiều nguyên tố vi lượng. Những chất này có thể nuôi dưỡng não hiệu quả, giữ cho não ở trạng thái khỏe mạnh và thể hiện sức sống trẻ trung hơn.
Não là cơ quan chỉ huy của con người, nếu não xuất hiện tổn thương, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe.
4. Ngô - Tránh tắc nghẽn mạch máu
Các mạch máu giống như đường cao tốc của cơ thể con người, để vận chuyển các chất dinh dưỡng đến các cơ quan và mô khác nhau của cơ thể để duy trì các hoạt động sống bình thường. Nếu bạn muốn bảo vệ sức khỏe của mạch máu, kiến nghị nên ăn ngô.
Ngô rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin, nguyên tố vi lượng và các axit amin khác nhau. Trong số đó, hàm lượng axit linoleic đặc biệt phong phú, nó có tác dụng hiệp đồng với vitamin E trong mầm ngô, giúp giảm cholesterol trong máu và tránh tắc nghẽn mạch máu. Do đó, ăn ngô thường xuyên có thể ngăn ngừa hiệu quả sự xuất hiện của bệnh tim mạch vành, xơ vữa động mạch, tăng lipid máu và các bệnh khác.
Ngô rất giàu axit béo không bão hòa, vitamin, nguyên tố vi lượng và các axit amin khác nhau.
5. Lê - Chữa đau rát cổ họng
Lê là một vị thuốc trong y học cổ truyền có vị ngọt chua, tính hàn, tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm ho và được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau rát cổ họng, viêm họng. Do đó, khi thấy cổ họng khó chịu, giọng khàn, kiến nghị ăn lê. Khi ăn lê tốt nhất không nên gọt vỏ, rửa sạch lê trước khi ăn, vì vỏ quả lê có thể làm ấm phổi, hạ nhiệt và hỗ trợ sức khỏe tim.
Lê là một vị thuốc trong y học cổ truyền có vị ngọt chua, tính hàn, tác dụng bổ phế, tiêu đờm, giảm ho và được sử dụng trong các bài thuốc chữa đau rát cổ họng, viêm họng.
6. Đậu đỏ - Có thể giải nhiệt ở tim
Đậu đỏ được Lý Thời Trân (là một danh y và nhà dược học nổi tiếng của Trung Quốc thời nhà Minh) gọi là "ngũ cốc của tim", thường xuyên ăn đậu đỏ có thể giải nhiệt ở tim, bổ sung máu lên tim.
Trong đậu đỏ chứa nhiều chất xơ, có thể làm giảm lipid máu hiệu quả, hạ huyết áp và tăng cường chức năng tim, đồng thời thành phần sắt có trong đậu đỏ có lợi cho việc nuôi dưỡng máu. Người trung niên và người cao tuổi hàng ngày ăn súp đậu đỏ là một lựa chọn rất tốt.
Thường xuyên ăn đậu đỏ có thể giải nhiệt ở tim, bổ sung máu lên tim.
7. Chuối - Giảm tình trạng chân mệt mỏi
Khi con người xuất hiện cảm giác chân yếu, điều đó có nghĩa là cơ thể bắt đầu suy giảm, trong cuộc sống hàng ngày thường xuyên tập thể dục giúp duy trì sức khỏe đôi chân, thông qua ăn uống cũng là lựa chọn tốt để bảo vệ chân.
Kiến nghị bạn nên ăn chuối thường xuyên, bởi vì trong chuối có nguyên tố kali, có thể làm giảm sự mệt mỏi ở chân, nguyên tố kali còn có thể bài tiết lượng muối dư thừa trong cơ thể, giúp chân giảm sưng và đau, có lợi cho sức khỏe.
Hà Vũ
Bị nuôi nhốt lâu ở nơi quá chật hẹp, hổ trắng thất thểu không ngừng đi theo vòng tròn khiến nhiều người lo lắng Sự việc được ghi lại tại một sở thú ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Nhiều người yêu động vật đã bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe tâm lý của con hổ. Trong môi trường nuôi nhốt chật hẹp ở sở thú Bắc Kinh (Trung Quốc), người ta đã quay lại được cảnh một chú hổ Bengal màu trắng đang bước đi...