Con tôi sợ học từ năm lớp 4

Tôi từng trải qua giai đoạn khủng hoảng của thời cắp sách đến trường, và bây giờ con tôi cũng đang bắt đầu cảm thấy sợ học khi cháu chỉ mới lớp 4.

Tôi rất buồn và lo lắng cho tương lai con, không biết có theo nổi lên cấp 3 hay đại học không?

Tôi sợ con học quá sẽ rơi vào tình trạng của tôi thời đi học – rồi chỉ sợ trả bài, sợ học không vào những môn học thuộc, rồi giảm trí nhớ và bỏ học nửa chừng khi đang học cấp 2.

Lúc tôi học lớp 2, tôi nhớ thầy ra bài tập về nhà rất nhiều. Buổi trưa vừa đi học về đến nhà, tôi không ăn cơm trưa ngay mà lao vào làm bài tập để chiều phụ gia đình làm việc sản xuất.

Con tôi sợ học từ năm lớp 4 - Hình 1

Người mẹ nào cũng lo cho việc học của con. Ảnh minh họa.

Khi lên cấp 2, tôi thấy nhiều môn học bài đều là bài dài…, tôi cảm thấy lo sợ và thường hay thức khuya dậy sớm để học cho thuộc bài mà hôm sau lên lớp!

Dần dần tôi bị giảm trí nhớ, học xong lên lớp trả bài là quên hết không còn chữ nào trong đầu. Và tôi xin gia đình cho tôi nghỉ học. Ba mẹ tôi không cho và họ đã khóc.

Tôi cố gắng để hết cấp 2, nhưng không học nổi. Tôi nghỉ học năm lớp 8.

Vài năm sau, bạn bè tôi ai nấy đều chuẩn bị lên đại học. Họ khuyên tôi đi học lại bổ túc, hai năm ba lớp.

Tôi vẫn rất sợ học, nhưng cũng sợ thua kém bạn bè, lại thấy mình cũng hơi phục hồi trí nhớ nên quyết định đi học lại.

Tuy chương trình bổ túc bớt những môn phụ nhưng vẫn có những môn học thuộc, khó nhất là lịch sử, địa lý…

Tôi lại rơi vào tình trạng trả bài hàng ngày như năm xưa, nên cũng thức khuya dậy sớm để học.

Tôi vẫn không tài nào học nổi, nhưng cố gắng lấy được bằng tốt nghiệp cấp 3. Cũng phải nói là nhờ bạn bè giúp tôi nhiều lắm.

Ngày nay, con tôi mới bước vào lớp 4 mà đã có những môn rất khó học. Nhiều lúc cháu không thuộc bài được lại cau có “Bài này khó thuộc quá!”.

Video đang HOT

Là phụ huynh, tôi hy vọng Bộ GD&ĐT rút ngắn lại chương trình, chỉ để lại những kiến thức cần thiết để khi các cháu ra trường áp dụng được vào thực tế đời sống xã hội

Để các cháu có thời gian nghỉ ngơi vui chơi với bạn bè, gia đình, thì các cháu mới có kỹ năng sống, mới cảm nhận được, biết chia sẻ được tình cảm với mọi người xung quanh.

Đồng thời, việc này cũng tạo điều kiện cho những người lao động nghèo đỡ vất vả, lo cơm áo gạo tiền rồi lại cho con học thêm, học Anh văn…

Nếu học nhiều mà bố mẹ không lo nổi tiền, rồi trẻ sẽ bỏ học, lớn lên lại trở thành thanh phần xấu của xã hội, rồi bị lên án… Nghèo, đói, ngu sinh ra cướp của giết người..

Bộ Giáo dục cấm giáo viên dạy thêm, giáo viên vẫn dạy, cháu nào đi học thêm giáo viên trong trường khi thi học kỳ dưới điểm trung bình thì được nâng điểm. Nếu không học trong trường thì cũng cho học ngoài chứ ko là thua kém bạn.

Còn những môn học như Ngữ văn, Toán thì bây giờ giáo viên không giảng cho các cháu viết dàn ý bài văn để dựa vào tự làm, mà cứ viết sẵn bắt học thuộc lòng.

Năm con tôi học lớp 2, bé học thêm mà giáo viên cũng viết sẵn Toán, ví dụ 1 1=2… rồi bắt về nhà học thuộc, thì ai mà học cho nổi? Đó là chưa nói đến làm như vậy trẻ không phát triển tư duy và không suy luận được bài Văn hay Toán…

Tôi rất mong Bộ Giáo dục đừng đưa ra chỉ tiêu cho trường, đừng bắt trẻ học những môn không thiết thực với đời sống, gây áp lực cho các cháu để các cháu phải bỏ học nửa chừng mất cả tương lai.

Lớp trẻ là tế bào của xã hội, ta phải nuôi dưỡng tế bào đúng cách thì mới phát triển được.

Theo Thiên Thư/Vietnamnet

'Luật' của trường qua mặt luật giáo dục?

Học sinh học tiểu học phải nộp quỹ đội, quỹ lớp, phiếu rèn luyện đội viên, công trình măng non liên đội và công trình măng non cấp huyện khi chưa hiểu Đội là gì.

Nghị định 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định nguyên tắc xác định học phí đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông công lập "phải phù hợp với điều kiện kinh tế của từng địa bàn dân cư, khả năng đóng góp thực tế của người dân và tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng hàng năm".

Trên nguyên tắc đó, hội đồng nhân dân các tỉnh quyết định mức học phí đối với từng vùng miền, sao cho phù hợp nhất với điều kiện sống của người dân, tạo điều kiện tối đa để mọi trẻ em có thể đến trường, thực hiện quyền cơ bản của con người: quyền học tập.

Thật tội cho dân nghèo, bươn chải vật lộn kiếm sống nuôi con ăn học, được nhà nước quan tâm nhưng nhà trường thì vô cảm, làm sai quy định.

Học phí một phần nhưng phụ phí đến mười phần hoặc hơn, lạm thu quá mức, khiến dân khó kham nổi. Dân thấp cổ bé họng biết kêu ai?

Luật của trường qua mặt luật giáo dục? - Hình 1

Một đứa trẻ đến trường phải gánh bao nhiêu học phí? Ảnh: Hoàng Hà.

Về học phí, khoản 1, Điều 105 Luật Giáo dục 2005 quy định: "Học sinh tiểu học trường công lập không phải đóng học phí. Ngoài học phí và lệ phí tuyển sinh, người học hoặc gia đình người học không phải đóng góp khoản tiền nào khác".

Luật quy định rõ ràng như vậy nhưng các trường chẳng thực hiện, đặt luật sang một bên, luật đi đường luật, trường đi đường trường.

Luật Giáo dục 2005 quy định học sinh tiểu học không phải đóng học phí, ngoài lệ phí tuyển sinh, không phải đóng góp khoản tiền nào khác là có ý nghĩa rất nhân văn: Tạo cơ hội cho toàn dân đưa trẻ đến trường, xóa mù chữ, thể hiện tính ưu việt của chế độ ta.

Vậy mà các trường tiểu học cứ thu ẩu, thu bừa, thu vô nguyên tắc. Nhà trường hiện nay đặt ra nhiều khoản thu rất tùy tiện, vô lý ngoài học phí.

Đành rằng có những khoản thu ngoài học phí chính đáng để phục vụ cho học sinh như bảo hiểm y tế, bảo hiểm tai nạn, đồng phục, chi phí ăn ở bán trú... Thế nhưng, có những khoản thu chồng lên nhau. Chẳng hạn, các khoản giấy thi, đề thi, phiếu liên lạc... đã nằm trong học phí, trường vẫn thu thêm.

Cháu tôi học tiểu học (một trường chuẩn, ở huyện T.P, tỉnh Q.N), trường đã thu quỹ đội, quỹ lớp rồi, nhưng đến cái phiếu rèn luyện đội viên cũng tách thành một mục khác để thu thêm.

Cháu mới lớp 1 nhưng phải đóng quỹ đội (cấp lớp), công trình măng non liên đội (cấp trường) và công trình măng non cấp huyện. Một đứa trẻ khi chưa kịp hiểu Đội là gì thì phải đóng tiền sinh hoạt đội cả 3 cấp.

Tuy số tiền không phải là nhiều nhưng rõ ràng các khoản thu đó rất chồng chéo, vô lý, gượng ép. Không biết lãnh đạo phòng giáo dục, lãnh đạo huyện có biết không?

Khi tôi phàn nàn câu chuyện lạm thu trên với anh bạn cùng xóm thì anh đưa cho tôi xem cái danh sách các khoản thu của trường con anh học (trường mầm non đạt chuẩn quốc gia).

Con anh cũng đóng học phí, nhưng tất cả đồ dùng học tập đều được nhà trường liệt kê ra từng thứ một, thu tiền từ cái bì đựng hồ sơ, que tính, sổ bé ngoan, cục tẩy...

Đặc biệt, tôi hơi bị sốc khi thấy cháu mới 4 tuổi nhưng phải đóng tiền lao động 100.000 đồng.

Anh cho biết cô chủ nhiệm giải thích: "Lẽ ra các cháu phải lao động vệ sinh trường lớp, nhưng các cháu không lao động được, phụ huynh phải làm thay. Đa số phụ huynh không có điều kiện giờ hành chính đến trường lao động nên nhất trí nộp tiền".

Một khoản thu vô lý được giải thích rất có lý. Ở các tỉnh lẻ, phụ huynh đa số là dân lao động, mấy người biết đến Điều 105, Luật Giáo dục?

Luật của trường qua mặt luật giáo dục? - Hình 2

Bữa trưa của học sinh tiểu học 13.000 đồng thì phải tốn thêm đến hơn 9.000 đồng phụ phí? Ảnh minh họa: Lao Động.

Các khoản thu như sửa chữa cơ sở vật chất, vệ sinh, điện nước, hỗ trợ các kỳ thi, mua sắm máy chiếu... đáng lẽ phải lấy từ kinh phí chi thường xuyên do ngân sách cấp, thì trường lại bắt phụ huynh đóng.

Vậy ngân sách do nhà nước chi, trường dùng làm gì? Khi kinh phí nhà nước cấp và kinh phí do phụ huynh đóng góp chồng lên nhau trên một mục chi, sẽ tạo ra "kẻ hở" cho tiêu cực nảy sinh.

Hiện nay nhà trường mượn ban đại diện phụ huynh làm bức bình phong để thu nhiều khoản ngoài học phí, lấy danh nghĩa được sự đồng ý của ban đại diện phụ huynh nhà trường, phụ huynh đã nhất trí để thu trái quy định, che chắn bằng các từ tự nguyện, ủng hộ, đóng góp.

Các vị hiệu trưởng có biết ở nông thôn hiện nay nông dân phải đóng góp bao nhiêu khoản không? Và cả công chức, viên chức cũng đóng góp, ủng hộ cho địa phương cũng không ít.

Ngoài kêu gọi phụ huynh, các vị còn bắt học sinh ủng hộ một số khoản khác nữa. Xin hỏi, các em đang tuổi ăn học, lấy gì ủng hộ?

"Trăm dâu đổ đầu tằm", dồn cả về phụ huynh, các vị có biết không? Nếu thương học trò, thương dân nghèo, các vị nên suy nghĩ lại.

Cháu bạn tôi học lớp 1, tiền ăn 1 tháng là 208.000 đồng, nhưng tiền phụ phí đến 150.000 đồng, cộng thêm khoản mua bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất là 40.000 đồng.

Vậy tiền trường thu thêm (ngoài tiền ăn) của cháu là 190.000 đồng/tháng, hơn tiền ăn đến 91%. Riêng phụ phí hàng tháng đã hơn 70% tiền ăn của cháu.

Vậy cháu ăn bữa trưa 13.000 đồng thì phải tốn thêm đến hơn 9.000 đồng phụ phí. Phân tích như vậy để thấy, chỉ riêng phụ phí bán trú đã vô lý, tùy tiện rồi.

Các khoản thu ngoài học phí thường không có hóa đơn theo quy định, thậm chí không có hóa đơn (phụ huynh nộp tiền, giáo viên chủ nhiệm ghi sổ là xong) và nằm ngoài sổ sách kế toán chính thức của nhà trường.

Cơ quan cấp trên hiếm khi kiểm tra các khoản tự thu, tự chi này. Các khoản thu ngoài học phí có hợp lý không, được sử dụng thế nào, có lãng phí, thất thoát không... ở các trường mầm non, tiểu học, trung học?

Các cơ quan quản lý giáo dục dường như đang thả nổi vấn đề này, mặc cho các trường "tự tung tự tác". Phải chăng đây là cơ chế tự chủ ở trường học hiện nay? Và chẳng lẽ, "luật" của trường đã qua mặt cả luật giáo dục?

Theo Lê Xuân Chiến / Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"Quản lý nhà hàng ở TPHCM tổ chức cho nam nhân viên đi "sex tour"
13:54:45 23/05/2025
Đò chở 10 học sinh bị lật trên sông MãĐò chở 10 học sinh bị lật trên sông Mã
15:40:31 23/05/2025
Phát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo LộcPhát hiện thi thể phân hủy, nhiều bộ phận trơ xương dưới chân đèo Bảo Lộc
14:40:05 23/05/2025
Chú đâm chết cậu khi cùng đi thăm cháu mới sinhChú đâm chết cậu khi cùng đi thăm cháu mới sinh
14:06:56 23/05/2025
Sốc khi người giúp việc dùng giẻ lau nước bẩn vắt vào đồ uống của chủ nhàSốc khi người giúp việc dùng giẻ lau nước bẩn vắt vào đồ uống của chủ nhà
17:51:14 23/05/2025
"Hung thần" Cannes 2025 chịu thua Thư Kỳ, đẹp đến độ gót chân cũng không thể bỏ qua!"Hung thần" Cannes 2025 chịu thua Thư Kỳ, đẹp đến độ gót chân cũng không thể bỏ qua!
16:09:15 23/05/2025
Chỉ vì đôi hoa tai hơn 8 tỷ, mỹ nhân showbiz 17 tuổi khiến bố bị điều tra khẩnChỉ vì đôi hoa tai hơn 8 tỷ, mỹ nhân showbiz 17 tuổi khiến bố bị điều tra khẩn
16:23:12 23/05/2025
Nam diễn viên nổi tiếng là Phó Giám đốc Trường quay Cổ Loa rao bán đất Thanh Hóa, tìm hàng xómNam diễn viên nổi tiếng là Phó Giám đốc Trường quay Cổ Loa rao bán đất Thanh Hóa, tìm hàng xóm
13:41:57 23/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

SBS tung tin nhắn tuyệt mệnh của Kim Sae Ron, Kim Soo Hyun có liên quan đến cái chết của cố diễn viên?

SBS tung tin nhắn tuyệt mệnh của Kim Sae Ron, Kim Soo Hyun có liên quan đến cái chết của cố diễn viên?

Sao châu á

19:41:33 23/05/2025
Ngày 23/5, SBS FunE đăng tải ảnh chụp màn hình độc quyền 1 tin nhắn story thống khổ trên Instagram của Kim Sae Ron khoảng 5 tháng trước khi cô qua đời.
Nữ nghệ sĩ Việt sống ở biệt thự thuộc khu giàu nhất Nam California, 60 tuổi vẫn trẻ đẹp như 30

Nữ nghệ sĩ Việt sống ở biệt thự thuộc khu giàu nhất Nam California, 60 tuổi vẫn trẻ đẹp như 30

Sao việt

19:37:23 23/05/2025
Ở tuổi 60, không chỉ sống trong biệt thự xa hoa, thuộc khu giàu nhất Nam Cailifornia, nữ nghệ sĩ còn giữ được nhan sắc trẻ trung và tình yêu hạnh phúc với bạn trai.
Lý do có thể khiến tàu chiến Triều Tiên nát đáy ngay khi hạ thủy

Lý do có thể khiến tàu chiến Triều Tiên nát đáy ngay khi hạ thủy

Thế giới

19:37:16 23/05/2025
Các chuyên gia đã phân tích lý do có thể đã khiến chiến hạm mới của Triều Tiên gặp sự cố nghiêm trọng ngay trong lễ hạ thủy hôm 21/5.
Cặp đôi "Khom lưng" gây sốt

Cặp đôi "Khom lưng" gây sốt

Hậu trường phim

19:29:58 23/05/2025
Dù từng bị nghi ngờ về khả năng diễn xuất, cặp đôi Lưu Vũ Ninh và Tống Tổ Nhi đang dần chứng minh sức hút trong phim mới.
Mượn bạn xe máy mới chưa có biển số đi cướp giật túi xách, gây chết người

Mượn bạn xe máy mới chưa có biển số đi cướp giật túi xách, gây chết người

Pháp luật

18:31:08 23/05/2025
Huy mượn bạn chiếc xe máy mới mua chưa có biển số để đi cướp giật tài sản. Thấy bà N. vai đeo túi xách ngồi sau xe máy, Huy giật mạnh khiến bà ngã xuống đường và tử vong sau đó ít ngày.
Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Dừng xe tải nhiều nghi vấn, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem dưỡng da không nguồn gốc

Tin nổi bật

18:25:45 23/05/2025
Quá trình tuần tra, kiểm soát, CSGT Công an tỉnh Nghệ An phát hiện 1 xe tải có dấu hiệu nghi vấn. Tiến hành kiểm tra, cảnh sát phát hiện 1.200 lọ kem đưỡng da không rõ nguồn gốc.
Ca khúc "Slow Dancing" của ca sĩ V (BTS) vượt mốc 500 triệu lượt nghe trên Spotify

Ca khúc "Slow Dancing" của ca sĩ V (BTS) vượt mốc 500 triệu lượt nghe trên Spotify

Nhạc quốc tế

18:04:26 23/05/2025
BigHit Music cho biết ca khúc Slow Dancing của thành viên V (nhóm BTS) đã chính thức vượt qua 500 triệu lượt nghe trên nền tảng Spotify
Đi học về nhưng không có một ai ở nhà, hành động của con trai khiến mẹ bàng hoàng, không tin nổi vào mắt mình

Đi học về nhưng không có một ai ở nhà, hành động của con trai khiến mẹ bàng hoàng, không tin nổi vào mắt mình

Netizen

18:01:31 23/05/2025
Nhiều người lớn vẫn hay giữ quan điểm: Trẻ con có biết gì đâu! , nhưng câu chuyện dưới đây chắc chắn sẽ khiến bạn phải thay đổi suy nghĩ ngay lập tức.
Ngoài Honda SH, tầm giá 100 triệu đồng còn lựa chọn xe tay ga nào?

Ngoài Honda SH, tầm giá 100 triệu đồng còn lựa chọn xe tay ga nào?

Xe máy

17:38:50 23/05/2025
Hiện tại, Medley hiện hành tại Việt Nam được nâng cấp lần gần nhất vào năm 2021. Xe được trang bị động cơ i-Get với 2 tùy chọn bao gồm 125 và 150 cc, 4 thì, 4 van phun xăng điện tử và làm mát bằng dung dịch.
Bắt gặp thái độ của Chu Thanh Huyền khi Quang Hải được fan nữ vây kín xin chữ ký

Bắt gặp thái độ của Chu Thanh Huyền khi Quang Hải được fan nữ vây kín xin chữ ký

Sao thể thao

17:09:41 23/05/2025
Mới đây, tiền vệ Nguyễn Quang Hải đã được vợ Chu Thanh Huyền hộ tống tham gia chương trình truyền hình thực tế Mái ấm gia đình Việt .
Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam

Bigo Live ra mắt chiến dịch Spot On 2025 nhằm tìm kiếm những ngôi sao tương lai của Việt Nam

Thế giới số

16:50:51 23/05/2025
Bigo Live, nền tảng livestream hàng đầu thế giới, đã khởi động cuộc thi tìm kiếm tài năng toàn quốc mang tên Spot On 2025 nhằm tìm ra thế hệ ngôi sao diễn xuất tiếp theo của Việt Nam, với đêm chung kết sẽ diễn ra vào ngày 26 tháng 6