Con tôi ngày nào cũng hỏi một câu: “Mai đi học hay ở nhà hả mẹ?”
Nhiều lúc tôi cũng không ngờ đến lúc phải trả lời một câu hỏi lạ lùng như thế này….
Câu hỏi thời đi học Covid-19 của đứa trẻ 10 tuổi
“Mẹ ơi, mau lên không con muộn giờ vào lớp bây giờ”, con gái lớp 4 quáng quàng kéo chiếc ba lô to ra khỏi phòng. Tôi ngạc nhiên bảo: “Nay con học online mà, lớp con có F0, cô nhắn từ hôm qua con quên rồi à?”. Con bé xị cả mặt xuống và bảo: “Thế mà con quên mất”.
Bữa cơm tối hôm ấy con tôi lại hỏi: “Thế mai đi học hay ở nhà hả mẹ?”. Tôi nói rằng phải chờ thông báo của cô, con bé buồn rầu: “Vừa đi học được mấy buổi rồi lại thôi, buổi tối con cứ lo không được đi học”. Thế rồi từ đó đến nay ngày nào con bé cũng hỏi chỉ duy nhất một câu: “Mai đến trường hay ở nhà hả mẹ?”.
Ảnh minh họa
Tôi có lúc phát cáu vì ngày nào cũng điệp khúc 1 câu hỏi quen thuộc như thế: “Nhiệm vụ của con là học, còn đến trường hay học online cũng chỉ là 1 cách học, con không cần quan tâm quá. Mẹ cập nhật tình hình ở chỗ cô giáo rồi, có gì cần báo là mẹ sẽ nói cho con biết ngay. Học ở đâu không quan trọng, quan trọng là mình có tập trung học hành thôi”. Nói với con những câu lý thuyết như thế này xong tôi cũng thấy không phải cho lắm, đến chính mình còn chưa biết ngày mai con học thế nào và sẽ xử lý ra sao mà lũ trẻ sốt ruột lại không cho phép.
Tôi mang tâm sự này kể với 1 số người bạn thì họ cũng trong tình trạng tương tự. Con tôi học ở một trường ngoại thành Hà Nội nên đi học sớm hơn con nhà bạn. Lũ trẻ nhà bạn tôi đã ở nhà quá lâu, đợt vừa rồi khi có “lệnh” chuẩn bị Hà Nội nội thành đi học trực tiếp lại, bạn về quê đón con lên Hà Nội để chuẩn bị đi học. Mà cuối cùng thông tin báo đến bất ngờ “quay xe”… hoãn. Cuối cùng bạn lại đành nghỉ làm vào ngày đầu tuần để đưa con về quê chứ 2 vợ chồng đi làm, con cái ở nhà không có ai trông. Từ hôm đó, ngày nào con bạn cũng gọi điện lên để hỏi mẹ đã sắp đi học chưa. Trước đó thì cháu không hỏi quá nhiều vì đã xác định học online lâu dài.
Video đang HOT
Một người bạn khác con vừa quay trở lại trường được 1 ngày và rồi lại chuyển về học trực tuyến. Ngày nào con bạn cũng lấy điện thoại mẹ để xem thông báo của cô xem có sắp sách vở tới trường không.
Lũ trẻ như con rối bị giật dây, học hành kiểu “thời vụ” nên tâm lý cũng như chơi tàu lượn
Dù Hà Nội đang ở trong thời kỳ bình thường mới, nhưng hiện tại số ca dương tính ngày nào cũng báo “đỉnh”, đồ thị số ca mắc cứ tăng không có giảm. Còn lịch đi học của lũ trẻ thì “sin cos” đánh võng như tài lượn lên xuống thất thường, khúc cua thì hiểm hóc. Kéo theo việc này là lũ trẻ cứ thẩm thỏm đi học hay ở nhà mà người lớn cũng sốt ruột theo.
Học online lại có nhược điểm con học không tập trung, lúc chơi game, lúc lén lút xem youtube trong giờ. Mà nếu đi học trực tiếp thì lo con bị lây nhiễm Covid-19 từ bạn, rồi lại còn nửa buổi tất tả về đón con do không tổ chức học bán trú, nên nhiều gia đình vẫn chưa tính xong phương án đưa đón, chăm sóc con cái cho hợp lý nếu chuyện đi học trở lại xảy ra. Ngay trong gia đình tôi chuyện này cũng trở nên khó khăn.
Đáng thương hơn là lũ trẻ như con rối cho người lớn giật dây, lúc báo chuẩn bị đi học chúng reo vui tung trời, lúc lại báo chưa đi đợi đến khi có chỉ thị mới, khi khác lại chuẩn bị tinh thần đi học… vì thế chúng cũng trở nên hoang mang, bối rối với tâm lý học hành có vẻ… tạm bợ, bất ổn.
Lớp con tôi từ một trường hợp F0 hiện tại con số đã lên thành 10, lo lắng cho con mình khi là F1 là 1 chuyện, nhưng con tôi “thú nhận” có hẹn bạn Huyền trao đổi 1 món đồ chơi, hơn nữa cô bé cũng muốn được gặp cô, gặp bạn bè và vẫn ngóng đi học.
Ảnh minh họa
Tin nhắn của cô trong nhóm lớp vừa báo đến: “Thêm 2 trường hợp F0 mới. Phụ huynh theo dõi kĩ sức khỏe của con, lớp mình cũng chiến đấu “đánh bay Covid” nhé. Lịch học khi nào quay trở lại trường giáo viên sẽ thông báo sau”.
Tôi cho con trực tiếp xem tin nhắn của cô để con đỡ thắc mắc hay thấp thỏm nữa. Mặt con bé không vui nhưng cũng lên giường đi ngủ như mọi ngày. Ấy vậy mà sáng ngày ra câu đầu tiên con hỏi tôi vẫn là: “Mai đi học ở trường hay học ở nhà hả mẹ?”.
3 học sinh ở TP.HCM mắc Covid-19 trong ngày đầu tới lớp
Ngày 14/2, TP.HCM phát hiện 3 ca mắc Covid-19 trong trường học. Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu tầm soát các trường hợp di chuyển giữa các địa phương trong dịp Tết.
Chiều 14/2, tại buổi họp báo cung cấp thông tin của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 và phục hồi kinh tế TP.HCM, ông Trịnh Duy Trọng, Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD&ĐT TP.HCM thông tin về tỷ lệ học sinh đến trường trong ngày đầu tiên bậc mầm non, tiểu học, lớp 6 đi học lại.
Theo đó, khối mầm non (trẻ 3-6 tuổi) đến trường đạt 66,33%. Ở bậc tiểu học, tỷ lệ trẻ đến trường là 95,99%. Với khối 6, học sinh đi học trở lại đạt 94,64%.
Trong ngày đầu tiên đi học, TP.HCM đã phát hiện 3 ca nhiễm ở các bậc mầm non, tiểu học và lớp 6. Cả 3 trường hợp F0 phát hiện tại trường đều được xử lý đúng quy trình. Các học sinh F1 đã được xét nghiệm đều có kết quả âm tính với SARS-CoV-2.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Đinh Tiên Hoàng ăn trưa tại lớp trong ngày đầu đến trường. Ảnh: Phương Lâm.
Ông Trọng đánh giá thời gian nghỉ Tết, người dân giao lưu tiếp xúc nhiều. Học sinh, giáo viên di chuyển giữa các địa phương nên tuần đầu quay trở lại trường có thể phát sinh ca bệnh.
Sở GD&DT dự báo trong tuần này và những ngày tiếp theo tình hình dịch bệnh có diễn biến phức tạp ở các cơ sở giáo dục. Do đó, sở đã có văn bản khẩn, yêu cầu thực hiện các quy định phòng chống dịch bệnh sau Tết Nguyên đán.
Sở yêu cầu tổ chức theo dõi, xét nghiệm tầm soát các trường hợp cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh có di chuyển ra vào thành phố trước và sau Tết Nguyên đán. Các đơn vị phối hợp chặt chẽ với ngành y tế địa phương thực hiện đúng quy trình xử lý đối với F0, F1 đang làm việc và học tập tại các cơ sở giáo dục.
Ông Trọng cho hay trong ngày đầu tiên đi học trở lại, nhiều trường đã tổ chức bán trú để tạo điều kiện thuận lợi cho phụ huynh, học sinh. Tuy nhiên, một số cơ sở giáo dục chưa tổ chức được hoạt động bán trú bởi chưa đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất, điều kiện phòng dịch. Ngành giáo dục cũng đã tổ chức tập huấn, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đảm bảo dinh dưỡng và nghiêm ngặt công tác phòng dịch.
Thời điểm toàn bộ học sinh quay lại trường học, Sở GD&ĐT TP.HCM cũng đã hướng dẫn các khoản thu trong nhà trường. Các cơ sở giáo dục công lập sẽ không thu học phí theo nghị quyết miễn học phí đối với học sinh công lập trong năm học 2021-2022 của HĐND TP.HCM.
Các cơ sở giáo dục ngoài công lập thực hiện thông báo công khai đến từng phụ huynh học sinh về chính sách đặc thù hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non, học sinh phổ thông ngoài công lập trong năm học 2021-2022 (theo nghị quyết 17/2021/NQ-HĐND của HĐND TPHCM). Khi thu học phí, các trường ngoài công lập phải thực hiện việc giảm trừ các khoản thu tương ứng với mức hỗ trợ theo nghị quyết của HĐND TP.HCM đối với học sinh.
Sở GD&ĐT TP.HCM yêu cầu các trường ngoài công lập thực hiện ổn định các khoản thu học phí và các khoản thu khác trong học kỳ II, bảo đảm không tăng so với năm học trước. Với các khoản thu khác, các đơn vị phải dự toán thu chi cho từng nội dung trước khi tổ chức thông báo thu.
Tất cả khoản thu phải thông báo đầy đủ, công khai bằng văn bản đến từng phụ huynh học sinh (nêu rõ nội dung các khoản thu theo quy định, khoản thu theo thỏa thuận và khoản thu hộ - chi hộ); khi thu phải cấp hóa đơn thu tiền cho từng học sinh thông qua bộ phận tài vụ của nhà trường, tuyệt đối không được giao cho giáo viên trực tiếp thu, chi tiền.
Loạt ảnh "cưng xỉu" của HS Tiểu học Hà Nội sau 9 tháng mới được quay lại trường: Muốn đi học lắm rồi đây này! Ngày 10/2 mới đúng nghĩa là ngày tựu trường của học sinh Tiểu học ở Hà Nội. Bởi đây là lần đầu tiên các em được đến trường, gặp mặt thầy cô và bạn bè sau hơn 9 tháng ở nhà học trực tuyến. Hôm nay, sau hơn 9 tháng ở nhà, khoảng 500.000 học sinh từ lớp 1 đến lớp 6 tại...