“Con tôi đã như đứ.a tr.ẻ bình thường”

Theo dõi VGT trên

Đó là lời sẻ chia đầy phấn khởi của một phụ huynh có đứa con 10 tuổ.i mắc chứng tự kỷ đã tiến bộ rất nhiều nhờ được học trong một môi trường thích hợp tại trường tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai. Trong khi số trẻ mắc chứng tự kỷ đang tăng nhanh, tạo ra những môi trường giáo dục hòa nhập như vậy là vô cùng cần thiết.

Những chia sẻ đáng quý

Với sự nỗ lực không mệt mỏi của gia đình và thầy cô trường Tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai, phụ huynh em N.M.H cho biết, cậu bé năm nay đã 10 tuổ.i và đã theo các bạn cùng trang lứa được 4 năm học. Mẹ cậu bé cho biết, với chứng tự kỷ của con, cả gia đình đã rất lo lắng khi cậu được 6 tuổ.i và vào lớp 1. “Liệu nhà trường có chấp nhận con mình không? Nếu không theo được các bạn thì biết đưa con đi đâu? Vào trường chuyên biệt liệu có phải là dấu chấm hết cho khả năng được hòa nhập của con?…”. Mọi băn khoăn này đã phần nào được giải quyết khi N.M.H vào học tại trường Tân Định. “Tôi thật sự cảm ơn cô giáo chủ nhiệm của con đã cho con riêng một chiếc ghế ngồi cạnh cô khi làm bài, cho con được đôi khi bỏ vị trí ra đứng cạnh cửa sổ lớp. Cô đã giúp con kết bạn với những người bạn ngoan ngoãn và tốt bụng…” – đây chính là những bàn tay nhân ái giúp N.M.H tiến bộ thật sự trong 4 năm học tiểu học.

Nhớ lại đầu học kỳ I năm học này, cô Đỗ Thị Hoa, giáo viên chủ nhiệm lớp 2B trường Tiểu học Mai Dịch, Cầu Giấy cho biết, cô rất lo lắng khi năm học này lớp nhận hai học sinh mắc chứng tự kỷ trong khi cô hoàn toàn chưa có kinh nghiệm đối với những trường hợp như vậy. Hai học sinh cùng mắc chứng tự kỷ nhưng mỗi em lại có những biểu hiện khác nhau. Một em gia đình có điều kiện, quan tâm con cái, em kia bố bị bệnh, cả nhà phải ở thuê… Cô Đỗ Thị Hoa cho biết, nhiều lúc khá mệt mỏi và thậm chí bất lực trước phản ứng không bình thường của các em nhưng với kinh nghiệm có được từ giáo viên nhà trường, sự hỗ trợ của phụ huynh để áp dụng phương pháp giáo dục thích hợp và đặc biệt là sự giúp đỡ của chính những em học sinh trong lớp, cả hai học sinh tự kỷ đều tiến bộ không ngừng và thích ứng tốt với môi trường sinh hoạt của lớp. “Điều khiến tôi tự hào là từ chỗ e ngại, không thông cảm, nhiều phụ huynh trong lớp đã thực sự hiểu và chia sẻ với trường hợp hai học sinh này. Hơn nữa, lớp 2B đã trở thành một tập thể gắn bó, đoàn kết bởi các em đã biết quan tâm tới những bạn thực sự cần giúp đỡ” – cô Đỗ Thị Hoa chia sẻ.

Con tôi đã như đứ.a tr.ẻ bình thường - Hình 1

Giáo dục hòa nhập giúp học sinh đồng cảm và giúp đỡ lẫn nhau

Học hòa nhập là mô hình tốt nhất

Đây là khẳng định của Ths. Nguyễn Thị Thanh, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt trường CĐ Sư phạm Trung ương. “Trẻ tự kỷ có rất nhiều cấp độ, trong đó chỉ có 10-15% thuộc thể nặng có thể chuyển sang khuyết tật trí tuệ còn lại đa số các em chỉ bị ở thể nhẹ và hoàn toàn có thể trở thành người bình thường, có ích cho xã hội với điều kiện được hòa nhập từ nhỏ và không bị định kiến của xã hội” – Ths. Nguyễn Thị Thanh cho biết.

Bà Nguyễn Thị Minh Xuyến, Phó Trưởng phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy cho biết, hiện tại quận đang có 105 học sinh mắc chứng tự kỷ đang theo học từ lớp 1 đến lớp 5. Quận Cầu Giấy đang áp dụng hình thức bổ sung thêm một giáo viên hỗ trợ cho 2 học sinh tự kỷ cùng kèm cặp các em với giáo viên chủ nhiệm. “Chúng tôi đã kết hợp với trường Mầm non Ngôi Sao Sáng là trường chuyên nhận trẻ đặc biệt. Các cô mầm non sẽ theo các con vào lớp 1 để con có thời gian thích nghi với điều kiện học tập mới, đồng thời hỗ trợ cho giáo viên chủ nhiệm có phương pháp giáo dục thích hợp. Tất nhiên để thực hiện được điều này phải có sự hỗ trợ kinh phí từ phụ huynh.” – bà Nguyễn Thị Minh Xuyến cho biết. Hiệu quả của phương pháp này đã được khẳng định khi tại trường Tiểu học Mai Dịch, 7 trong số 8 học sinh mắc chứng tự kỷ đã được lên lớp 2 trong năm học 2011-2012 và trường tiếp tục nhận thêm 7 trường hợp nữa vào lớp 1.

Tuy vậy, đại diện cho những phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ, mẹ của N.M.H vẫn khá băn khoăn khi càng lên lớp cao, trẻ tự kỷ càng đuối vì khối lượng kiến thức quá nhiều cộng với khoảng cách ngày càng xa giữa nhận thức của trẻ bình thường với trẻ tự kỷ. Liệu con mình còn theo được đến đâu, tương lai sau này sẽ thế nào?… vẫn là câu hỏi thường trực của những gia đình có con em mắc chứng tự kỷ. “Tôi mong muốn ngành giáo dục quan tâm hơn nữa đối với các cháu để mỗi trường học đều có ít nhất một giáo viên chuyên biệt giúp các con có cơ hội thực sự được hòa nhập và trở thành người có ích cho xã hội” – phụ huynh này bảy tỏ.

Theo ANTĐ

Tạo sự bình đẳng trong học tập, không để có trò kém

Tr.ẻ e.m đến trường là bước đầu tiên hội nhập vào xã hội, vào cuộc sống học đường. Làm sao để mỗi em cảm nhận hạnh phúc được sống với bạn bè và luôn thấy hứng thú trong học tập. Đấy là trách nhiệm của nhà trường và cũng là của thầy cô.

Video đang HOT

Nhận xét của thầy

Trước nhất, chúng ta nên từ bỏ những suy nghĩ có phần khiên cưỡng, định kiến, tạo ra sự mất bình đẳng trong môi trường giáo dục. Thật ra nhận xét giỏi hay kém đối với học trò là do ý chủ quan của thầy. Trừ một số nhỏ trường hợp vì bệnh tật, có vấn đề về thần kinh, còn hầu hết các em đều có khả năng học và có khả năng thành công ở trường.

Tùy theo chỉ số IQ đo trí tuệ của các em mà người ta có sự phân biệt về mức độ thông minh. Xin chỉnh lại : không phải vì kém thông minh mà một số em học kém. Mặt khác, IQ chỉ là một dữ kiện có giới hạn, không phải là một chẩn đoán có ý nghĩa tuyệt đối.

Nguyên nhân của học kém, không theo kịp trong lớp, phức tạp hơn nhiều. Thật vậy:

- Các em sinh ra có những đặc tính khác nhau, có những em làm việc chậm hơn bạn. Sự phát triển của trẻ cũng theo những lịch trình khác nhau, bằng chứng là có bé biết đi lúc 10 tháng, nhưng nói trễ hơn. Ngược lại, có cháu đến 14 tháng tuổ.i mới buông tay mẹ đi một mình, nhưng mọc răng sớm hơn và nói líu lo so với các bạn cùng tuổ.i

-Về tâm lý, có thể có những em cần được nâng đỡ : học kém có thể là một ngôn ngữ, một cách để em kéo sự chú ý của những người xung quanh. Cũng có thể vì các em có vấn đề về tâm lý khác nữa (cha mẹ có xung đột, một em bé mới chào đời trong gia đình, một cái tang của ông hay bà trong nhà ...).

- Có thể phương pháp dạy của giáo viên không thích hợp với em, nhanh quá làm em không theo kịp, hay vì căng thẳng trong liên hệ với thầy...

-Và còn nhiều lý do khác nữa. Vả lại thông thường có em giỏi toán, có em giỏi văn hay giỏi các môn khoa học và "nhân vô thập toàn" - giỏi môn này kém môn khác, nên giáo viên cần nhận định xác đáng để tùy cơ ứng biến.

Cũng xin đừng nghĩ rằng ngồi lại lớp một năm sẽ giúp các em yếu kém rèn thêm kiến thức trước khi lên lớp cao hơn. Ngồi lại lớp là một "hình phạt" vừa thiệt về kinh tế (tốn tiề.n cha mẹ chẳng hạn, mất một năm của em bị ngồi lại lớp), vừa ảnh hưởng tâm lý (mặc cảm học dở), vừa thiệt thòi về quan hệ xã hội (mất bạn vì các bạn lên lớp trên), mà kết quả về trí tuệ không được bao nhiêu.

Đán.h giá đào tạo

Ở một số nước như Phần Lan, và trong một chừng mực nào đó, ở Bỉ, Thụy Điển, Hà Lan ... giáo viên đán.h giá học trò thường xuyên, nhưng đán.h giá đào tạo chứ không phải đán.h giá chế tài để sắp hạng cao - thấp hay giỏi - kém.

Tạo sự bình đẳng trong học tập, không để có trò kém - Hình 1

Không nên bắt tất cả học sinh đều phải theo một cách dạy và học duy nhất

(ảnh minh họa của Việt Hưng)

Đán.h giá đào tạo để biết chỗ nào học sinh dễ tiếp thu, chỗ nào chưa ổn. Khi thấy "có vấn đề", các em ấy sẽ được bồi dưỡng tức thì - tìm phương thức giải quyết ngay - bằng nhiều cách.

Nhẹ nhàng nhất là cùng em xem lại chỗ có vấn đề : em đã hụt chân à? đây thầy,cô đưa em một cái tay dìu dắt em qua chỗ khó. Em cần thời gian để hiểu? không hề gì, ta ngưng một tí để em bắt thêm hơi thở mà đi trở lại và đi tiếp.

Đừng nghĩ rằng ngồi lại lớp một năm sẽ giúp các em yếu kém rèn thêm kiến thức trước khi lên lớp cao hơn. Ngồi lại lớp là một "hình phạt" vừa thiệt về kinh tế (tốn tiề.n cha mẹ chẳng hạn, mất một năm của em bị ngồi lại lớp) vừa ảnh hưởng tâm lý (mặc cảm học dở) vừa thiệt thòi về quan hệ xã hội (mất bạn vì các bạn lên lớp trên), mà kết quả về trí tuệ không được bao nhiêu.

Cách thứ nhì, cũng giản dị : gửi em cho một bạn cùng lớp. Học cùng với nhau thoải mái hơn, không có cái áp lực sợ thầy nên nhận bừa là "con đã hiểu rồi ạ". Giúp nhau học tăng tình tương trợ trong lớp. Em giỏi, khi giúp bạn lại có dịp ôn bài. Cả hai sẽ hiểu kỹ nội dung chương trình hơn. Và cả hai sẽ rất là thoải mái nhận lời khen thưởng khích lệ của giáo viên khi kế hoạch hoàn tất. Chuyện giúp đỡ nhau trong lớp là chuyện thường tình, hôm nay em A giúp em B, nhưng ngày mai có thể các vai trò sẽ đảo ngược và em B sẽ đóng vai người giúp bạn A.

Cách thứ nhì này chỉ có thể thực hiện khi môi trường không có chấm điểm xếp hạng trong lớp, để không có "nạn" trò giỏi đóng vai trò "thầy giáo" và co.i thườn.g bạn kém.

Cách thứ ba, khi cái khó khăn quan trọng hơn, nhờ trợ giáo, cán sự xã hội, tâm lý gia, chuyên gia về phát âm tai mũi họng, ... tiếp tay vì có thể tiềm ẩn trò kém có nhiều vấn đề khiến em không đạt được kết quả mong muốn. Giải pháp này là giải pháp "trị bệnh từ gốc", tìm những nguyên nhân khiến một trò trong lớp gặp khó khăn, tại một thời điểm nhất định, để áp dụng giải pháp tốt nhất.

Tùy đối tượng và theo nhóm

Song song với những giải pháp cá nhân, lẻ tẻ sau khi khó khăn đã hiện ra, ta còn có thể "phòng ngừa" khó khăn bằng nhiều cách mà điển hình nhất là phương pháp sư phạm tùy đối tượng và phương pháp làm việc theo nhóm.

Một cái áo không thể mặc vừa hết cho tất cả mọi người, một món thuố.c không thể thích hợp cho tất cả bệnh nhân, thế tại sao ta bắt tất cả các em đều phải theo một cách dạy và học duy nhất?

Theo phương pháp sư phạm tùy đối tượng, giáo viên chọn thời điểm của bài học, chuẩn bị soạn bài, dùng phương pháp, ngôn từ, (cụ thể hay trừu tượng) kỹ thuật dạy, dụng cụ sư phạm ... tùy theo đặc thù của học trò. Mỗi em có một quá khứ, kinh nghiệm, cách học ... khác nhau. Dựa trên những khác biệt ấy, khai thác những yếu tố ấy để bài học hấp dẫn hơn, phong phú hơn và nhất là dễ tiếp thu hơn.

Lớp học không đồng nhất làm sao dạy tùy đối tượng? Được chứ, trong khi những em đã hiểu bài có thể làm bài tập hay giúp bạn, giáo viên "rảnh tay và rảnh trí" để nâng đỡ, hay giảng cách khác cho những em còn ... ngỡ ngàng.

Phương pháp tùy đối tượng có thể dùng đồng thời với phương pháp làm việc theo nhóm.

Trong mỗi nhóm, mỗi em có trách nhiệm cho tiến triển của mình, đồng thờ cũng liên đới trách nhiệm cho tiến bộ của bạn bè. Tinh thần tự trách nhiệm và trách nhiệm cho đồng đội giúp các em bươn chải tự học, học với bạn và giúp bạn học. Đấy là một cách rất thiết thực để tự lập, thu thập kiến thức một cách bền vững và liên hệ tốt với bạn bè - liên hệ giữa đồng hàng hay liên hệ ngang - Em "giỏi" giúp em "kém" để cả nhóm đều hiểu bài.

Điều kiện cần cho sinh hoạt nhóm Có cạnh tranh nhưng cạnh tranh lành mạnh (là một động cơ để đi nhanh đến đích) chứ không phải cạnh tranh cho xếp hạng cao thấp!

Tất cả đều giỏi

Biến ý tưởng "các em đều giỏi" thành hiện thực là một việc khả thi. Và đó không phải là một khẳng định vô căn cứ. Phần Lan là thí dụ điển hình, từ gần 50 năm nay. Nhiều nghiên cứu khoa học đã kiểm chứng các kết quả ấy.

Có thể ta cần xem lại triết lý giáo dục, quan niệm về chấm điểm xếp hạng, thi cử, cũng như vai trò của thầy, chỗ đứng và quyền của trò ...Cũng xin đừng nói là "hệ thống" hay "cơ cấu" không cho phép thay đổi. Những người tiên phong áp dụng các quan niệm tiến bộ và các phương pháp giáo dục mới lúc đầu rất là lẻ loi, nhưng từ từ, như vết dầu loang, các bạn đồng nghiệp đã đi theo họ.

Góp gió thành bão, muốn xây một căn nhà thì bắt đầu bằng một viên gạch nhỏ. Góp phần của mỗi giáo viên là một viên gạch nhỏ nhưng là một viên gạch vô cùng quan trọng.

Nguyễn Huỳnh Mai
(Liège, Bỉ)

LTS Dân trí - Tạo ra môi trường giáo dục bình đẳng, không để một học trò nào bị kém, bị hụt hẫng trước các bạn, quả thật là một ý tưởng giàu tính nhân văn trong giáo dục. Và đấy không chỉ dừng lại ở ý tưởng tốt mà đã thật sự đi vào cuộc sống ở đất nước Phần Lan. Nhiều nước khác ở châu Âu cũng đang hướng tới một nền giáo dục như vậy.

Nhà giáo Nguyễn Huỳnh Mai, với 35 năm vừa giảng dạy vừa nghiên cứu, đã trình bày khá sáng rõ về những biện pháp tạo lập môi trường giáo dục bình đẳng, không để có học sinh kém ở trong lớp. Những biện pháp ấy không phải quá mới mẻ hoặc quá cao siêu đến nỗi không thể áp dụng ở Việt Nam.

Thật ra những phương pháp ấy đã được vận dụng một phần nào đó ở nơi này, nơi kia, nhưng chưa thành chủ trương chung của ngành giáo dục. Cũng vì vậy, chưa có sự thống nhất về quan điểm giáo dục, nhất là triết lý mang tính nhân văn về giáo dục. Và vì vậy việc vận dụng những phương pháp mới trong giáo dục lấy "học sinh làm trung tâm" chưa trở thành hành động có tính hệ thống và hiệu quả đem lại cũng chưa cao.

Theo Dân Trí

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất
06:34:25 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông

Du lịch

08:44:50 01/10/2024
Đắk Nông là vùng đất với những ngọn đồi cà phê bát ngát, thác nước hoang sơ và ẩn chứa trong lòng những viên ngọc thiên nhiên độc đáo.

Giang Hồng Ngọc: "Tôi nghĩ mình không còn gì để mất nữa nên chẳng việc gì phải sĩ diện hay mắc cỡ"

Tv show

08:44:16 01/10/2024
Giang Hồng Ngọc cho biết, cô rất thích bản thân mình ở thời điểm này. Cô cảm thấy bình yên và chính sự bình yên đó mang đến chiều sâu và cảm xúc chân thật trong giọng hát của nữ ca sĩ.

Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!

Nhạc việt

08:41:19 01/10/2024
Liên tiếp các concert có quy mô lên đến hơn 20 nghìn khán giả được tổ chức thành công cho thấy tín hiệu đáng mừng của thị trường giải trí nội địa.

'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t

Phim việt

08:34:36 01/10/2024
Trong Độc đạo tập 14, sau khi đẩy Dương cơ bắp xuống vực sâu, anh em Hồng - Khương chạy về bản Mộc để trốn sự truy lùng của giới giang hồ.

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

Tin nổi bật

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Người đẹp ăn chay trường đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

Sao việt

08:08:20 01/10/2024
Top 10 Miss Earth Vietnam 2023 Cao Ngọc Bích sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Trái đất lần thứ 24 ở Philippines.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiề.n khắc phục hậu quả cho trái chủ

Pháp luật

07:56:54 01/10/2024
Theo hồ sơ, CQĐT đã kê biên 18% cổ phần tại Vietcombank Bonday Bến Thành. Số cổ phần này do Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP Hồ Chí Minh (Setra) nắm giữ.

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú

Sai lầm của người mẹ đậ.p nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu

Netizen

07:06:56 01/10/2024
Công nghệ phát triển, mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi, tr.ẻ e.m rất dễ tiếp cận những hình ảnh, video có nội dung không phù hợp với lứa tuổ.i.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.