Còn tới 13.000 giảng viên đại học có trình độ đại học
Hiện nay, cả nước còn khoảng 13.000 giảng viên trình độ đại học nhưng vẫn tham gia giảng dạy đại học dẫn đến tình trạng “cơm chấm cơm”, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Ảnh minh họa
Đó là thống kê của Bộ GD&ĐT khi khảo sát về chuẩn trình độ giảng viên đại học hiện nay.
Cụ thể, năm học 2016-2017, tổng số giảng viên trong các cơ sở giáo dục đại học là 72.792 người (công lập: 57.634 người; ngoài công lập: 15.158 người).
Trong đó số lượng giảng viên có trình độ tiến sĩ là 16.514 người (chiếm 22,7%); trình độ thạc sĩ là 43.127 người
Toàn ngành giáo dục hiện có 4.687 giáo sư và phó giáo sư (chiếm 6,4% tổng số giảng viên), trong đó 574 giáo sư (chiếm 0,8%) và 4113 phó giáo sư (chiếm 5,6%).
(chiếm 59,2%); trình độ đại học và cao đẳng là 12.519 người (chiếm 17,2%); chuyên khoa I, II là 523 người; trình độ khác là 109 người.
Tổng số giảng viên trong các trường cao đẳng sư phạm là 3.493 người. Trong đó, giảng viên có trình độ tiến sĩ là 120 người (chiếm 3,4%); trình độ thạc sĩ là 2.187 người (chiếm 64,5%); trình độ đại học và cao đẳng là 1.049 người (chiếm 30.9%); trình độ khác là 5 người.
Video đang HOT
Tổng số giảng viên (bao gồm cả đại học và cao đẳng sư phạm) là 76.285, trong đó số giảng viên chưa đạt trình độ thạc sĩ là 14.205 chiếm 18,6%.
Nghị quyết 29-NQ/TW của Đảng về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo nêu rõ: “Giảng viên cao đẳng, đại học có trình độ từ thạc sỹ trở lên và phải được đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.”
Bộ GD&ĐT cho biết, hiện nay, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thực trạng này là do công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ở các CSGDĐH còn nhiều bất cập.
Đội ngũ giảng viên, nhân tố quyết định thành công trong đào tạo nhân lực chất lượng cao, ở không ít CSGDĐH còn yếu về năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm, nhiều giảng viên mới có trình độ đại học nhưng tham gia giảng dạy đại học dẫn đến tình trạng “cơm chấm cơm”, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao trong công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
Theo đó, số lượng giảng viên hiện có cần được đạo tạo thạc sĩ để đáp ứng yêu cầu của Luật giáo dục sửa đổi là khoảng: 8.000 người (do loại trừ những ngành nghề đặc thù, về hưu, chuyển công tác và các đối tượng khác).
Bộ GD&ĐT tính toán, mỗi năm có khoảng 2000 giảng viên về hưu cần được bổ sung (76.285 giảng viên/35 độ tuổi).
Trong 5 năm gần nhất từ 2012 đến 2017 mỗi năm số giảng viên tăng (cơ học) bình quân khoảng 5%, do đó số giảng viên tăng thêm trong năm tới sẽ khoảng trên 3.000 người, trong đó số tăng mới này được xác định là hầu hết chưa được đào tạo thạc sĩ.
Như vậy, số giảng viên cần đào tạo để nâng trình độ đạt trình độ chuẩn là thạc sĩ khoảng 13.000 người. Dự kiến từ nay đến năm 2021 đào tạo xong số lượng khoảng 13.000 giảng viên có trình độ thạc sĩ.
Bộ GD&ĐT yêu cầu, các cơ sở giáo dục đại học cần có kế hoạch, chương trình đào tạo phù hợp với với yêu cầu nâng trình độ chuẩn đào tạo của giảng viên.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
ĐH Quốc gia Hà Nội vươn lên vị trí 124 trong bảng xếp hạng QS châu Á năm 2019
Hôm nay, 23/10/2018, Bảng xếp hạng đại học châu Á của tổ chức QS sẽ công bố kết quả xếp hạng năm 2019. ĐH Quốc gia Hà Nội xếp thứ nhất trong các trường Việt Nam với vị trí 124 (tăng 15 bậc so với vị trí 139 năm 2018).
Theo bảng xếp hạng đại học châu Á của tổ chức QS công bố kết quả xếp hạng năm 2019, Việt Nam góp mặt 7 trường đại học là ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐHQG TP.HCM, Trường ĐH Bách khoa HN, Trường ĐH Tôn Đức Thắng, Trường ĐH Cần Thơ, ĐH Đà Nẵng và ĐH Huế. Trong đó, ĐH Quốc gia Hà Nội xếp thứ nhất (trong các trường ĐH Việt Nam) với vị trí 124 (tăng 15 bậc so với vị trí 139 năm 2018).
Bảng xếp hạng năm nay đã mở rộng tới 505 trường với 92 trường lần đầu tiên được xuất hiện, trong số này có Trường ĐH Tôn Đức Thắng của Việt Nam.
Trao đổi với PV Dân trí, GS Nguyễn Hữu Đức, Phó giám đốc ĐH Quốc gia HN cho biết, ngoài 10 chỉ số đánh giá như mọi năm (đánh giá của các nhà tuyển dụng; đánh giá của các nhà khoa học; tỷ lệ giảng viên trên sinh viên; tỷ lệ giảng viên có trình độ tiến sĩ; số lượng bài báo và trích dẫn theo CSDL của Scopus; giảng viên và sinh viên quốc tế; trao đổi sinh viên Việt nam và quốc tế), lần đầu tiên QS đưa thêm chỉ số về mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network) với trọng số 10%.
Chỉ số này đánh giá mức độ hợp tác quốc tế của các trường thông qua số lượng, tỷ lệ những công bố khoa học có đồng tác giả là học giả quốc tế.
Xếp hạng QS theo từng tiêu chí của ĐHQGHN
Theo GS. Nguyễn Hữu Đức, ĐH Quốc gia Hà Nội đã có một số chỉ số có thứ hạng tốt như các chỉ số về đánh giá của các nhà tuyển dụng, đánh giá của các nhà khoa học, số lượng sinh viên quốc tế đến trao đổi, hợp tác quốc tế trong nghiên cứu.
Đặc biệt là chỉ số trích dẫn của các bài báo khoa học. Đối với chỉ số trích dẫn trung bình của mỗi bài báo thì ĐHQGHN đã vượt qua được ngưỡng trung bình (Châu Á: 4,5 lần/bài báo - ĐHQGHN: 5,1 lần).
Được biết, tháng 6/2018 vừa qua, tổ chức xếp hạng QS cũng đã công bố kết quả xếp hạng thế giới 2019. Theo đó, lần đầu tiên hai Đại học Quốc gia của Việt Nam có tên trong top 1000 các đại học hàng đầu thế giới. Mặc dù kết quả còn khá kiêm tốn, nhưng đây là một bước tiến dài trong quá trình hội nhập của đại học Việt Nam.
Năm 2013, Việt Nam mới chỉ có hai Đại học quốc gia có tên trong nhóm 201 của bảng xếp hạng. Sau 5 năm, ĐHQGHN đã vượt lên hơn 76 bậc và Việt Nam đã có thêm 5 trường đại học được xếp hạng.
Hồng Hạnh
Theo Dân trí
Kiểm tra điều kiện đảm bảo chất lượng trường ĐH, CĐ và trung cấp sư phạm Bộ GD&ĐT ban hành kế hoạch triển khai công tác kiểm tra các điều kiện đảm bảo chất lượng của các cơ sở giáo dục đại học; các trường cao đẳng, trung cấp có đào tạo giáo viên; các viện nghiên cứu có đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ năm 2018. Ảnh minh họa/internet Theo đó, kiểm tra một số trường...