Cơn sốt ‘vũ trụ ảo’ lan đến Trung Quốc
Big Tech Trung Quốc và hàng loạt công ty khởi nghiệp đang gia nhập cuộc đua xây dựng vũ trụ ảo ( metaverse).
Trung Quốc có nhiều tiềm năng phát triển metaverse
Theo SCMP , ByteDance – công ty mẹ của TikTok đã mua lại công ty thực tế ảo (VR) Pico Interactive vào tháng trước. Ngày 3.9, đến lượt Tencent Holdings – công ty game lớn nhất Trung Quốc đăng ký hai nhãn hiệu “Timi Metaverse” và “Kings Metaverse” để mở đường cho tương lai của dịch vụ nhắn tin QQ và game trực tuyến Honor of Kings .
Khái niệm “metaverse” bắt nguồn từ tiểu thuyết Snow Crash xuất bản năm 1992 của nhà văn người Mỹ Neal Stephenson, gần đây lại được công chúng biết đến rộng rãi hơn nhờ bộ phim Ready Player One của đạo diễn Steven Spielberg, kể về thế giới ảo cho phép người chơi bước vào và tham gia nhiều hoạt động khác nhau.
Khi phải cố thủ trong nhà giữa mùa dịch Covid-19, nhiều người tìm đến những game như Fortnite hay Roblox để tạo ra thế giới ảo cho riêng mình và giao lưu, mua bán với những game thủ khác. Theo báo cáo của Bloomberg Intelligence, ngành công nghiệp metaverse dự kiến sẽ đạt giá trị 800 tỉ USD vào năm 2024.
Trong tháng này, những cổ phiếu liên quan đến metaverse ở Trung Quốc bỗng tăng giá đột ngột. Chỉ trong vòng 1 tuần, công ty ZQGame chứng kiến cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Thâm Quyến tăng giá gấp đôi, ngay sau khi công ty tuyên bố tham gia xây dựng metaverse.
Truyền thông nhà nước lập tức chú ý đến hiện tượng này. Thời báo Chứng khoán cảnh báo các nhà đầu tư sẽ ngã ngựa nếu tin vào những khái niệm “ảo tưởng” như metaverse. Nhưng lời cảnh báo của cơ quan ngôn luận nhà nước không thể ngăn được đà tăng của cổ phiếu metaverse.
Quảng cáo metaverse tại hội chợ ở Thượng Hải
Video đang HOT
Alex Xu – cựu CEO của công ty game Leyou cũng là một doanh nhân theo đuổi giấc mơ metaverse. Xu bán công ty Leyou cho Tencent với giá 1,3 tỉ USD vào năm ngoái. Sau khi rời Leyou hồi tháng 5, Xu thành lập một công ty mới tên MultiMetaverse, nhằm phát triển metaverse trong lĩnh vực hoạt hình. Xu cho biết: “Sự thật là có rất nhiều người không hiểu bản chất của metaverse. Họ chỉ đang đặt cược bằng cách đầu cơ. Rất nhiều tiền đang đổ vào hệ sinh thái metaverse”.
Tuy nhiên, cơn sốt metaverse ở Trung Quốc diễn ra ngay thời điểm ngành công nghiệp game ở quốc gia này đang chịu nhiều áp lực từ chính quyền nhằm hạn chế trẻ em nghiện game, đồng thời nội dung game cũng bị kiểm soát chặt chẽ hơn
Nhà đầu tư mạo hiểm Matthew Ball cho rằng Trung Quốc có cơ hội rất lớn để phát triển metaverse. Người này nhận xét quốc gia tỉ dân rất xuất sắc trong việc tạo ra các sản ph ẩm thực tế ảo tương tác cũng như kêu gọi đầu tư trên khắp thế giới. Matthew Ball hiện là một trong những người ủng hộ hàng đầu cho metaverse và đang nắm giữ quỹ META trị giá 100 triệu USD đổ vào lĩnh vực này.
Tencent Music từng đầu tư vào công ty Wave nhằm tổ chức những buổi hòa nhạc ảo, với sự tham gia của những nghệ sĩ thật như John Legend, Lindsey Stirling…
Matthew Kanterman – nhà phân tích tại Bloomberg Intelligence cho rằng người tiêu dùng Trung Quốc sẽ là cộng đồng đón nhận metaverse tích cực nhất vì họ vốn quen với việc giao lưu trong lúc chơi game.
Thế nhưng, công ty Animoca Brands có trụ sở tại Hồng Kông, một trong những công ty game blockchain thành công nhất châu Á bị buộc phải hủy niêm yết khỏi Sở Giao dịch chứng khoán Úc vào năm ngoái chỉ vì đầu tư quá đà vào tiền mã hóa và NFT (token độc nhất) để hướng tới metaverse.
Mặc cho cú ngã ngựa này, định giá của Animoca vẫn tăng gấp 10 lần, đạt 1 tỉ USD nhờ các khoản đầu tư vào những tựa game blockchain như CryptoKitties và Axie Infinity . Yat Siu – đồng sáng lập kiêm chủ tịch Animoca cho rằng mối quan tâm dành cho metaverse ngày càng tăng, khiến các nhà đầu tư mạo hiểm cố gắng mua cổ phần của những công ty metaverse.
Nhưng theo Alex Xu, việc đưa mọi thứ vào thế giới ảo không hẳn lúc nào cũng tốt. Người này dẫn ví dụ thế giới trong phim Ready Player One vẫn có những đấu tranh giai cấp, người chơi vẫn phải học tập, làm việc, chịu sự kiểm soát của những người giàu và quyền lực.
Yat Siu chỉ ra rằng các công ty Big Tech muốn xây dựng một “vũ trụ đóng” của riêng họ, đi chệch hướng với tinh thần ban đầu của metaverse là một thế giới mở, mọi người chung tay xây dựng. CEO Animoca cho rằng ở trong một vũ trụ ảo do Big Tech kiểm soát đồng nghĩa với việc bạn phải trả thuế cao hơn để họ xây dựng cơ sở hạ tầng, vì thế vũ trụ ảo cũng không đáng sống hơn thế giới thực bao nhiêu.
Big Tech Trung Quốc chuyển hướng đầu tư vào Mỹ
Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nên các công ty công nghệ khổng lồ Trung Quốc đang tìm cách chuyển dòng tiền vào Mỹ.
Cửa ngõ vào Mỹ
Vài tháng qua, Trung Quốc bắt đầu siết chặt luật chống độc quyền nhắm vào các công ty công nghệ mới nổi trong nước sắp lên sàn chứng khoán Mỹ (IPO).
Thực tế trong quá khứ, nhiều công ty Trung Quốc đã thâm nhập vào Mỹ từ rất lâu thông qua các con đường khác nhau. Nhóm này được gọi là Big Tech Trung Quốc bao gồm Tencent, Alibaba, Huawei, Xiaomi, ByteDance và Baidu.
Từ năm 2017, gã khổng lồ Internet Tencent đã có cổ phần kiểm soát ở một nửa trên 25 quỹ của các công ty Trung Quốc phát hành Chứng chỉ tiền gửi Mỹ (ADR). Nôm na, ADR là một dạng chứng khoán để các công ty nước ngoài như Tencent tiếp cận thị trường vốn ở Mỹ mà không cần trực tiếp niêm yết trên sàn chứng khoán Mỹ.
Điểm thanh toán Alipay của Ant Group (công ty liên kết của Alibaba) và WeChat Pay của Tencent bên ngoài một điểm đổi tiền ở Hồng Kông, Trung Quốc.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba cũng nắm giữ cổ phần ở một vài trong số 25 cái tên này trong khi các ông lớn công nghệ khác như hãng điện thoại Xiaomi, nền tảng mua sắm Meituan hay nền tảng tìm kiếm Baidu cũng có cổ phần ở một hoặc hai quỹ này.
Dù là một công ty công nghệ được ươm mầm ở Thâm Quyến, Tencent từ lâu đã được biết đến là gã khổng lồ chuyên đầu tư vào các công ty game nước ngoài, đặc biệt là ở Mỹ.
Tài sản nắm giữ của Tencent ở các công ty đại chúng trong năm qua đã tăng trưởng 785,11 tỷ Nhân dân tệ (112,7 tỷ USD) với lợi nhuận đạt hơn 160 tỷ Nhân dân tệ (25 tỷ USD), theo báo cáo thường niên của tập đoàn. Con số này không bao gồm doanh thu từ các công ty con như Riot Games.
Tencent cũng đang niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông với tư cách công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thị trường.
Tuần trước, Tencent đã được giới chức Trung Quốc thông báo việc hoãn sáp nhập hai nền tảng livestream Huya và Douyu dựa trên các quy định chống độc quyền của Bắc Kinh. Cả hai công ty con này của Tencent đều đã lên sàn chứng khoán Mỹ trong ba năm qua.
Siết chặt các quy định
Với các startup ở đại lục, việc được Big Tech Trung Quốc góp vốn đồng nghĩa với khả năng tiếp cận tập khách hàng khổng lồ.
Bởi ngành công nghiệp Internet ở Trung Quốc là rất tàn nhẫn. Trong cuốn sách xuất bản năm 2018, tác giả Kai-Fu Lee, người từng đứng đầu Google Trung Quốc mô tả rằng, cuộc chiến của các công ty nội địa giống như đấu trường La mã cổ đại nơi không có gì bị giới hạn, từ ăn cắp trắng trợn sáng chế đến phát động chiến dịch truyền thông bôi nhọ.
Sau nhiều năm nới lỏng quy định, Trung Quốc bắt đầu trấn áp trên diện rộng các gã khổng lồ công nghệ ở quê nhà trong vài tháng qua.
Vụ IPO của Didi đã không được xuôi chèo mát mái.
Được Tencent rót vốn, ứng dụng gọi xe Didi đã lên sàn chứng khoán Mỹ vào ngày 30/6. Nhưng trong vòng 5 ngày qua, Bắc Kinh đã mở cuộc điều tra toàn diện nhắm vào việc sử dụng dữ liệu người dùng của Didi và các công ty con niêm yết trên sàn Mỹ.
Cơ quan Quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) cho biết, đã yêu cầu Didi dừng tiếp nhận đăng ký người dùng mới.
Tuần qua, CAC cũng thông báo rằng các công ty có dữ liệu của hơn 1 triệu người dùng cần phải được phê duyệt trước khi lên sàn chứng khoán nước ngoài.
Việc Trung Quốc tăng cường giám sát dữ liệu của các công ty công nghệ xuất phát từ một câu nói hớ của tỷ phú Jack Ma vào năm ngoái, mà cuối cùng dẫn đến việc Alibaba của tỷ phú 57 tuổi này bị nhà chức trách phạt 2,8 tỷ USD.
Tại sao Trung Quốc 'siết' các công ty công nghệ Trung Quốc mạnh tay với các công ty công nghệ nhằm định hướng nền tảng, cải thiện quyền riêng tư và vấn đề an ninh quốc gia. Theo Bloomberg , lý do Trung Quốc thực hiện chiến dịch chấn chỉnh ngành công nghệ là một trong những nội dung của phiên thảo luận bí mật giữa Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung...