Con sốt, gọi điện cho chồng thì anh nói một câu đắng chát
Tôi gọi điện báo cho chồng chuyện con sốt và bảo anh về đưa con đến bệnh viện. Nào ngờ, anh đáp lại một câu phũ phàng.
Con tôi không được may mắn như những đứa trẻ khác. Thằng bé bị Down thể nhẹ, cần được chăm sóc đặc biệt. Thương con, tôi nghỉ việc từ lúc sinh con đến bây giờ là 2 năm. Chồng tôi là trụ cột kinh tế trong nhà và cũng chẳng biết từ khi nào, anh coi thường vợ ra mặt.
Chồng tôi mặc định vợ ở nhà thì phải làm hết mọi chuyện. Hàng tháng, anh đưa tôi 8 triệu là hoàn thành nghĩa vụ của một người chồng, người cha. Mà với số tiền đó, tôi phải chi tiêu, chắt bóp lắm mới đủ. Tháng nào con bệnh thì tôi phải vay mượn thêm bên ngoài rồi tháng sau chắt chiu trả lại. Sống túng thiếu nhưng chỉ cần thấy con khỏe mạnh là tôi đủ hạnh phúc rồi.
Video đang HOT
Hôm chủ nhật, chồng tôi đi câu cá với nhóm bạn chung công ty. Đến 2 giờ chiều, con tôi bỗng phát sốt, dùng thuốc vẫn không hạ. Nóng lòng, tôi gọi điện bảo chồng về đưa mẹ con tôi đến bệnh viện. Nào ngờ, chồng tôi bực tức đáp lại: “Con cô thì cô tự liệu đi. Đừng có khiến tôi cảm thấy chán nản mệt mỏi thêm nữa”.
Tôi cay đắng tột cùng trước câu nói của chồng. Hóa ra, anh chán ghét con trai đến vậy. Hèn chi anh chưa từng ẵm bế, cũng chưa từng hôn con. Có nỗi đau nào bằng nỗi đau nhìn con mình bị chính cha ruột ghét bỏ?
Tôi gọi điện cho em trai đến đưa hai mẹ con vào viện. Em tôi biết chuyện thì giận lắm. Em ấy bảo tôi không nên tiếp tục chịu đựng nữa mà phải vùng dậy để chồng không được phép coi thường vợ con nữa. Nếu có thể, tôi nên gửi con trai rồi đi làm để kiếm thu nhập. Khi nào ổn định kinh tế thì mới có quyền, có tiếng nói trong nhà.
Đâu phải tôi không muốn như thế. Nhưng con tôi không giống những đứa trẻ khác. Tôi không nhẫn tâm gửi con khi thằng bé luôn ngơ ngác, chậm phát triển. Người ngoài làm sao đủ kiên nhẫn và dịu dàng chăm sóc con như mẹ đẻ của bé. Tôi phải làm sao đây?
Ăn cơm cùng bố vợ một bữa, chồng thay đổi luôn cách đối xử với vợ
Chỉ với một bát canh mặn chát, bố tôi đã dạy chồng tôi một trận.
Ảnh minh họa
Vì là trụ cột kinh tế nên chồng tôi coi thường vợ. Anh thích làm gì thì làm, đi đâu thì đi chứ không báo với vợ tiếng nào. Rồi anh hay hạch sách và chê bai mỗi khi tôi nấu ăn không vừa ý. Tôi cũng muốn đi làm lắm nhưng hai đứa con sinh đôi còn quá nhỏ, tôi buộc phải ở nhà chăm sóc chúng.
Mấy ngày trước, vì hết tiền nên tôi chỉ nấu một bữa cơm đơn giản gồm cá kho, rau luộc. Chồng tôi đi làm về, thấy bữa cơm đạm bạc thì giận dữ trách tôi tiêu tiền phung phí, mỗi tháng nhận 10 triệu mà bữa cơm cũng chẳng lo nổi tươm tất. Cãi qua cãi lại, anh còn bỏ đi nhậu, để 3 mẹ con đánh vật với nhau suốt đêm.
Tôi gọi điện cho bố, khóc ấm ức với ông. Bố tôi thở dài, bảo vợ chồng tôi chủ nhật về ăn cơm một bữa. Chiều chủ nhật, tôi phải thuyết phục mãi, chồng tôi mới chịu về ngoại ăn cơm. Trên đường đi, anh cứ lải nhải chuyện tiền bạc nên tâm lý tôi càng bị ức chế hơn.
Bữa cơm mẹ tôi nấu cũng chỉ có hai món đơn giản. Một bát canh chua cá lóc và đĩa trứng kho thịt. Bố tôi chủ động múc canh vào bát cho chồng tôi ăn. Vừa ăn một miếng, anh đã nhăn mặt nhăn mày lại. Tôi cũng nếm thử. Mặn chát.
Bố tôi nói mẹ tôi nấu ăn hay thế, cứ quên đường quên muối nên bữa mặn bữa ngọt. Có bữa mẹ tôi chỉ bỏ mỗi muối thôi nhưng bố vẫn cố ăn chứ chưa bao giờ chê bai mẹ. "Là vợ chồng thì nhường nhịn, hiểu cho nhau mà sống. Vợ nấu ăn cho mình bằng tấm lòng và công sức nên nếu có mặn thì ăn ít lại một chút chứ chê bai chỉ làm cả hai tổn thương thêm. Sống với nhau cả đời chứ có phải ngày một ngày hai đâu mà hành hạ tinh thần của nhau".
Chồng tôi ngồi im, cúi mặt suy nghĩ. Bữa cơm trôi qua nhẹ nhàng nhưng mỗi câu bố tôi nói đều là dạy dỗ chồng tôi về cách ứng xử với vợ con. Giờ thì tôi đã hiểu vì sao bố mẹ ít khi cãi nhau. Bố tôi tâm lý, hiểu và thương vợ quá mà.
Từ bữa cơm đó đến nay, chồng tôi đã thay đổi theo hướng tốt hơn. Anh bớt mắng vợ, biết chia sẻ việc nhà với tôi và không chê bai mâm cơm vợ nấu nữa. Tôi biết ơn bố nhiều quá. Tôi chỉ hi vọng chồng mình sẽ thay đổi nhiều hơn, tốt hơn thì tôi sẽ hạnh phúc biết mấy.
Sinh con xong phải về nhà chị gái ở cữ, nửa đêm thấy người đến gõ cửa mà tôi không cầm được nước mắt Lúc ra viện, chị gái đưa tôi về nhà chị để tiện chăm sóc. Anh rể cũng thương cho hoàn ảnh của tôi nên cơm nước đầy đủ. Tôi và chồng quen nhau qua sự giới thiệu của một người bạn. Ấn tượng lần đầu của tôi về anh là người đẹp trai, tính tình vui vẻ, đúng chuẩn đàn ông tôi mong...