Con rể cải tạo nhà 120m2 để gia đình 4 thế hệ sống: “Nhiều mâu thuẫn khiến mọi việc chưa bắt đầu đã phải dừng”
Chàng rể sinh năm 1990 đã “vắt óc” để cân bằng quan niệm sống khác nhau giữa các thế hệ trong nhà để xây dựng nên một tổ ấm cho cả gia đình.
Từ Quân Vĩ sinh năm 1990, là một nhà thiết kế đến từ ngôi làng nhỏ ở tỉnh Giang Tô (Trung Quốc), còn vợ anh, Hà Tiểu Yến là người Kim Sơn, Thượng Hải (Trung Quốc). Anh hóm hỉnh tự nhận mình là “rể Thượng Hải”.
Cha vợ anh có một ngôi nhà cũ bên cạnh cánh đồng lúa ở vùng nông thôn ngoại ô Thượng Hải. Vào năm 2021, một trận mưa lớn đã khiến ngôi nhà cũ thêm xập xệ, đổ nát. Quân Vĩ đã bày tỏ muốn cải tạo và xây dựng một ngôi nhà 4 tầng rộng 460m2, nơi mà bốn thế hệ gia đình anh có thể cùng sinh sống.
Quân Vĩ đã chia sẻ về việc làm sao anh ấy, vừa là một chàng rể, vừa là một nhà thiết kế, cân bằng được nhu cầu của mọi người, giải quyết xung đột giữa các thế hệ, và xây dựng một ngôi nhà ở nông thôn, sao cho mỗi thành viên trong gia đình từ bốn thế hệ đều cảm thấy thoải mái khi sống chung.
01 – Con rể xây tổ ấm giúp 4 thế hệ cùng chung sống dưới 1 mái nhà
Tôi đến từ tỉnh Giang Tây, 20 tuổi đã đặt chân đến Thượng Hải, từng làm phục vụ, diễn viên quần chúng, phát tờ rơi, sau đó tôi chuyển đến công trường và tiếp xúc với nghề thiết kế, dần dần học hỏi và nỗ lực, tôi đã trở thành một nhà thiết kế nhờ những trải nghiệm tích lũy được. Trong một chuyến đi đến Tây Tạng, tôi đã gặp vợ mình và chúng tôi đã kết hôn được 7 năm rồi, thời gian trôi qua thật nhanh.
Vợ tôi sinh ra và lớn lên ở Kim Sơn, Thượng Hải. Trước khi chúng tôi làm lễ đăng ký kết hôn, cô ấy đã đưa tôi về nhà cũ lần đầu tiên. Ấn tượng ban đầu của tôi về ngôi nhà thực sự rất cũ kỹ, ngôi nhà kẹp giữa hai ngôi nhà, ánh sáng bị chặn hết, khi không bật đèn bên trong tối om và nhiều bức tường đã nứt nẻ.
Nhà cũ được bố vợ tôi xây dựng trước khi kết hôn, vào thời điểm đó mọi người đều tự đẩy xe cát, từng viên gạch, viên ngói được xếp lên từng chút một. Tầng một của ngôi nhà cũ có một phòng khách lớn, một phòng nhỏ và phía sau còn có một nhà vệ sinh nhỏ, mỗi lần chúng tôi về chỉ có thể ở lại ba bốn tiếng vì không có nơi ngồi, không có chỗ nghỉ, cảm giác rất gò bó.
Sau khi chúng tôi kết hôn, bố vợ tôi gần như đã nghỉ hưu và ông cần có người chăm sóc, vì vậy gia đình đang rất cần một không gian mở và thoáng đãng để mọi người có thể tụ tập cùng nhau. Một trận mưa lớn sau đó đã khiến ngôi nhà cũ trở nên xập xệ, nguy hiểm và việc xây dựng nhà mới đã được đưa vào kế hoạch ngay lập tức.
Ngôi nhà cũ nằm cạnh ruộng lúa, chiếm khoảng 120m2, môi trường xung quanh thực sự rất tuyệt vời, phía Nam có khoảng 100 mẫu lúa, từ tháng 5 đến tháng 11 mỗi năm, từ màu xanh chuyển sang màu vàng óng, phía Bắc nhà giáp một dòng sông nhỏ. Chúng tôi bắt đầu xây dựng từ tháng 11/2021, quá trình xây dựng kéo dài qua ba năm và tốn khoảng 2 triệu tệ (khoảng gần 7 tỷ đồng).
Việc cải tạo trước hết phải giải quyết điểm chúng tôi cảm thấy đáng ghét nhất – ngôi nhà thiếu ánh sáng. Tôi đã mở gần 30 cửa sổ trên mái nhà và mặt tiền. Cửa sổ lớn hướng Tây Bắc và cửa sổ trên nóc giúp đảm bảo ngôi nhà có đủ ánh sáng, ngay cả khi tương lai nhà hàng xóm phía Tây xây lên cũng sẽ không có vấn đề gì về việc chặn ánh sáng.
Các căn phòng truyền thống ở nông thôn giống như các ô vuông, riêng biệt và kín đáo, ngay cả khi thời gian gặp gỡ có hạn, mọi người vẫn ở riêng lẻ trong phòng mình, dùng điện thoại. Tôi muốn phá vỡ trạng thái này, muốn mọi người có thêm nhiều tương tác và kết nối.
Tôi đã phân chia lại bố cục chức năng của không gian nội thất, mỗi tầng dành cho một thế hệ: Tầng một dành cho ông nội sống, tầng hai dành cho bố vợ tôi, tầng ba là vợ chồng tôi sinh sống, còn tầng bốn là phòng làm việc, sau này khi con cái lớn cũng có thể trở thành không gian riêng biệt cho các cháu. Việc phân tầng theo thế hệ giúp giải quyết xung đột trong phong cách sống của mỗi đời người, mọi người có thể sống mà không quấy rầy lẫn nhau.
Trong ngôi nhà truyền thống thường chỉ có một cầu thang dẫn lên tới tận nóc, và mỗi tầng đều được ngăn cách, không có sự giao tiếp giữa các tầng. Tôi đã điều chỉnh lại đường đi của cầu thang, tạo nhiều khoảng trống và bậc thang chồng lên nhau, từ tầng một xuyên suốt lên tới nóc nhà, ví dụ như tôi đang ở trên gác, gọi con trai, cháu sẽ nhìn quanh rồi ngẩng đầu lên; mỗi khi tôi đứng ở tầng ba, chỉ cần cúi đầu là có thể nói chuyện với bố vợ; đôi khi bố vợ nấu xong cơm, gọi một tiếng, tất cả chúng tôi đều nghe thấy – trạng thái này tôi cảm thấy rất ấm áp.
Từ nhỏ tôi ở nhà với ông bà, hết giờ học là chơi khắp làng, đến giờ ăn cơm, bà ngoại sẽ đứng ngoài cổng gọi một tiếng, đó là một kỷ niệm tôi vô cùng trân trọng. Tôi mong muốn trong ngôi nhà này cũng có trạng thái gọi nhau như vậy, ngôi nhà phải có âm thanh, như vậy nó mới thực sự sống động.
Video đang HOT
Phòng ở tầng một dành cho ông, không gian ở tầng hai cho bố vợ tôi và không gian tầng ba cho vợ chồng tôi, mỗi không gian đều được thiết kế đặc biệt với sự cân nhắc kỹ lưỡng. Như phòng của ông tôi ở tầng một đã được chuyển đến phía sau phòng khách, vì giấc ngủ của người già rất nhẹ, nằm sát bên ngoài, chỉ cần một chút tiếng động là họ sẽ tỉnh giấc, đồng thời ánh sáng hơi yếu một chút cũng tốt hơn cho giấc ngủ của họ.
Đồ nội thất nhà chúng tôi đều có góc cạnh, kể cả sân không được làm dốc, nhiều người bạn đến chơi đều nói nhà tôi không thích hợp cho người già sinh sống, nhưng ý tôi muốn nói là những mối nguy hiểm không thấy được mới thực sự nguy hiểm nhất. Hầu hết các vụ ngã của người già là do không nhận biết được nguy cơ tiềm ẩn, khiến cho việc hiển thị rõ ràng mối nguy cũng giúp họ chú ý hơn tới việc an toàn, nâng cao ý thức phòng tránh nguy hiểm.
Trẻ em thực sự rất thích trèo leo, trước đây nhiều lúc cháu cứ muốn tôi bế, nhưng bây giờ cháu thích tự mình leo cầu thang, từ cầu thang chung đến cầu thang xoắn, mỗi ngày leo lên leo xuống rất vui vẻ. Vì không gian sử dụng của mỗi thế hệ đã được mở rộng, nên ở tầng ba, chúng tôi đã làm một phòng để quần áo lớn, việc sắp xếp và cất giữ quần áo thuận tiện hơn nhiều.
Vật liệu bên trong nhà cũng rất đơn giản, chủ yếu sử dụng bê tông và gỗ. Bê tông vốn là một phần của cấu trúc, không cần trang trí quá mức cũng có thể kiểm soát được chi phí. Từ nhỏ tôi đã quen với việc chơi đùa với gỗ ở núi, các vật liệu tự nhiên mang lại cảm giác ấm áp, bê tông lại có cảm giác mạnh mẽ, gỗ với đặc tính mềm mại của nó làm dịu đi sự lạnh lẽo và cứng cáp của bê tông.
02 – Mâu thuẫn lớn nhất khi xây nhà ở nông thôn là mâu thuẫn giữa các thế hệ
Khi xây nhà ở nông thôn, tôi cảm thấy tình cảm gia đình có lẽ là điều quan trọng nhất. Ngôi nhà này là nơi cả bốn thế hệ cùng chung sống: Ông, bố vợ, vợ chồng tôi và con cái. Chắc chắn sẽ có nhiều mâu thuẫn nảy sinh. Dù tôi là người thiết kế, là con rể, hay là thành viên trong gia đình, đôi khi tôi cũng phải thỏa hiệp.
Có những khác biệt lớn trong suy nghĩ giữa các thế hệ. Ban đầu, tôi có ý định lắp đặt hệ thống sưởi ấm toàn bộ và điều hòa trung tâm, nhưng người lớn tuổi trong nhà chỉ cần thấy bạn bật hết các điều hòa, họ sẽ nghĩ bạn đang lãng phí. Họ thậm chí thà rằng bạn không cần điều hòa, chịu đựng sự chênh lệch nhiệt độ một chút cũng được.
Ông tôi thì cảm thấy quen thuộc hơn khi sử dụng quạt. Bạn phải tôn trọng quan điểm của họ, nếu bạn cứng rắn lắp đặt điều hòa trung tâm, sau này những mâu thuẫn trong cuộc sống thực sự sẽ rất nhiều. Vì thế, cuối cùng tôi đã tìm ra một giải pháp thỏa đáng, đó là lắp đặt điều hòa treo tường riêng biệt trong từng phòng, ai cần thì mở. Bây giờ, ngay cả khi đã lắp điều hòa treo tường cho ông, ông cũng chỉ bật nửa tiếng rồi tắt.
Lúc đầu, tôi muốn lắp đặt thang máy trực tiếp, nhưng người già trong nhà thấy rằng không cần thiết, cuối cùng chúng tôi đã quyết định làm một cấu trúc thép giữa các tầng, dự trữ chỗ cho thang máy, để trong tương lai có thể tháo dỡ cấu trúc thép để chuyển thành phòng thang máy.
Hầu hết các làng quê ở Trung Quốc, quan điểm của bố vợ hoặc ông cụ đời trước thực sự rất điển hình. Họ có thể không bày tỏ trực tiếp, bạn cần phải quan sát thực sự hoặc sống cùng họ để hiểu hơn và tôn trọng quan điểm của họ. Sự thoải mái khi sống trong một ngôi nhà không chỉ đến từ mối quan hệ hài hòa giữa mọi người, mà quan trọng hơn, là sự thoải mái về mặt tâm lý của tất cả mọi người.
Thực tế, nhiều mâu thuẫn hoặc vấn đề khi xây nhà ở nông thôn không phải vì có tiền hay không, mà là bởi mỗi người quan tâm đến những điểm khác nhau, quá nhiều mâu thuẫn khiến mọi việc chưa bắt đầu đã phải dừng lại.
Ngay cả khi bạn là anh em ruột thịt, khi liên quan đến quan hệ lợi ích thì cũng rất khó xử lý.
Mâu thuẫn giữa hàng xóm cũng là một vấn đề khó giải quyết khi xây nhà ở nông thôn. Ngôi nhà của bạn không thể cao hơn nhà hàng xóm, mọi người đều hướng về phía Nam, bạn chắc chắn phải nằm trên một đường ngang nhất định. Khi chúng tôi xây nhà, hàng xóm bên cạnh đã nói với tôi rằng, ngôi nhà của bạn không thể cao hơn nhà phía Đông, không thể thấp hơn nhà phía Tây, thậm chí khi làm móng, hàng xóm sẽ đứng bên cạnh quan sát bạn.
Rất nhiều lần, mọi chuyện cuối cùng sẽ trở nên hỗn loạn chỉ vì không ai chịu nhượng bộ, khi cần thiết đôi khi phải thỏa hiệp.
Sau khi xây dựng xong, rất nhiều người đã đến, dân làng thực sự đã truyền tai nhau rằng, một ngôi nhà kỳ lạ đã được xây dựng. Sau khi chuyển vào, tâm trạng và tình hình của bố vợ và ông hoàn toàn khác biệt, rất vui vẻ, hàng xóm đến đều nói rằng họ chưa từng thấy một ngôi nhà như vậy, rất hiện đại, rất trẻ trung.
Ông tôi tuổi đã cao, sau khi ăn sáng, ông sẽ đi đến công viên hoặc quán trà ở thị trấn bằng xe điện cao tuổi của mình để trò chuyện với bạn bè. Vào buổi chiều, khi trời không quá nóng, ông sẽ ngồi dưới mái hiên cửa nhà để hóng gió. Đối với bố vợ, sau khi ngôi nhà mới được xây dựng xong, ông đã trở về sống, bên cạnh phía Đông nhà còn có một số thửa đất tự cấy, ông bắt đầu trồng rau, và trong thời gian rảnh rỗi, ông thích nằm trên chiếc ghế xích đu ngoài ban công tầng hai để nghe sách.
Sau khi nhà được cải tạo, chúng tôi thường xuyên trở về vào cuối tuần. Dù người già không giỏi biểu lộ, nhưng họ thực sự rất vui khi thấy bạn trở về.
Bây giờ, khi thời tiết đẹp, tôi và vợ sẽ đi dạo trong làng. Đợi đến ngày sau này chúng tôi cần chăm sóc ở tuổi già, chắc chắn sẽ chọn quay trở lại làng, quay về tổ ấm này.
Vứt ngay 3 loại rác này trong nhà nếu không muốn nhà mình cứ nghèo mãi
Đôi khi nguyên nhân của nghèo khó lại bắt đầu từ chính gia đình mình.
Abhijit và Esther, hai giáo sư kinh tế tại trường Đại học MIT (Mỹ) đã đến thăm 18 khu vực tập trung nhiều người nghèo nhất trên thế giới. Họ phát hiện ra nhiều điều thú vị:
Ví dụ, những gia đình nghèo này không đủ ăn nhưng vẫn phải mua tivi và nhà cửa thì đầy ắp đồ lặt vặt.
Ví dụ, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình thường đi kèm với những cuộc cãi vã không ngừng.
Hai giáo sư kinh tế đã nói trong 1 cuốn sách của mình: Nghèo không chỉ là trạng thái vật chất mà còn là trạng thái tinh thần và trạng thái sống.
Từ mức sống đến mức độ tinh thần, nếu nhà đầy rác thì gia đình sẽ không bao giờ trở nên giàu có.
Ảnh minh hoạ
01
Rác thải vật chất
Tạp chí The Atlantic Monthly nổi tiếng của Mỹ từng đăng một bài viết với nội dung như sau: Trong xã hội ngày càng càng có nhiều hàng hóa nhưng lại xuất hiện tình trạng sau:
Nhóm thu nhập thấp thích tiêu tiền những thứ không quan trọng như túi xách, quần áo, sản phẩm điện tử,... Nhóm thu nhập cao dành phần lớn chi tiêu của họ cho những thứ có giá trị hơn, chẳng hạn như các bài tập thể dục, học MBA và bài giảng có trả phí.
Cuối cùng, bài viết chỉ ra rằng trong thời đại vật chất, điều quyết định một người giàu hay nghèo không còn nằm ở khả năng kiếm ít tiền mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách họ tiêu dùng.
Đối với người bình thường, mỗi khoản tiền tiết kiệm được đều là đồng vốn cho thành công trong tương lai. Nếu chỉ biết tiêu tiền món đồ không đem lại giá trị, bạn sẽ chỉ càng tích thêm "rác vật chất" ở nhà, khiến bản thân ngày càng nghèo đi.
Một nhà văn người Trung Quốc từng kể về cặp đôi mà anh ta biết: Đôi vợ chồng đều là những người thuộc tầng lớp lao động bình thường, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Nhưng họ không bao giờ lên kế hoạch chi tiêu mà còn lạm dụng thẻ tín dụng.
Người chồng nhìn thấy đồng nghiệp mua ô tô giá tầm trung nên cũng học hỏi và mang về nhà một chiếc. Còn vợ mỗi lần đi mua sắm là xách hàng đống túi to, túi nhỏ về nhà. Vừa bước đến cửa nhà họ, trong tủ giày có hàng chục đôi nằm rải rác, còn tủ quần áo chứa nhiều túi xách màu sắc khác nhau.
Nhà văn kia từng khuyên bạn mình một cách khéo léo: Anh nên tiêu tiền thời điểm hợp lý, có thời gian thì tranh thủ tiết kiệm. Nếu không biến cố đến sẽ không thể xoảy xở.
Cặp vợ chồng không nghe mà vẫn tiêu tiền một cách xa hoa. Sau đó, vào cuối năm ngoái, người chồng bị sa thải. Đúng lúc này, người già trong nhà còn phải chịu một số biến chứng do bệnh cúm. Chi phí y tế tăng cao khiến cặp đôi càng khốn khổ.
Trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng này ngày nào cũng thở dài và tiếc nuối vì đã không để lại một khoản tiền tiết kiệm cho những ngày mưa gió ập đến.
Khi chúng ta mua đồ, sức lực và tiền bạc cũng bị chúng chiếm giữ. Chỉ bằng cách giảm mức tiêu dùng, bạn mới có thể nâng cấp cuộc sống của mình. Dưới tác động của chủ nghĩa duy vật, việc kiềm chế ham muốn tiêu dùng là việc làm quan trọng nhất mà một người bình thường có thể làm để vươn lên số phận.
Ảnh minh hoạ
02
Rác rưởi tình cảm
Trong cuốn sách The Family Crucible, nhân vật chính Caroline luôn la mắng các thành viên trong gia đình vì những chuyện nhỏ nhặt. Con gái làm bừa bộn phòng, con trai quên sách giáo khoa ở trường hoặc chồng đi làm về quá muộn - bà sẽ mắng thẳng mặt họ.
Một lần, khi đang chuẩn bị bữa tối ở nhà, bà lớn tiếng gọi người nhà đến giúp đỡ. Khi đó, chỉ có cô con gái đến bày biện dụng cụ ăn uống nhưng thay vì khen ngợi, bà giận dữ hét lên: "Con chỉ làm được một việc nhỏ như vậy thôi sao?".
Con gái bà cảm thấy khó chịu và đã cãi lại mẹ. Sau đó bà không ngừng mắng con gái vì không tôn trọng mình. Người chồng lên tiếng bảo vệ con thì Caroline chỉ trích: "Tất cả là lỗi của anh vì đã quá nuông chiều nó".
Cô con gái giận dữ bỏ nhà đi, chồng và con trai thì không còn muốn nói chuyện với Caroline nữa. Cuối cùng, gia đình bất an, toàn bộ của cải bị mất.
Nếu các thành viên không thể cùng nhau làm việc theo một hướng và có sợi dây gắn kết, gia đình khó phát triển bền vững. Gia đình nào muốn êm ấm thì trước hết phải dọn sạch rác rưởi tình cảm trong nhà.
Ảnh minh hoạ
Trong chuyến du lịch, tôi từng đi ngang qua một cửa hàng cá viên đang kinh doanh rất tốt. Mỗi ngày, có nhiều người xếp hàng hơn chục mét để mua cá viên của gia đình. Tôi tò mò đi vào cửa hàng , nhận thấy mọi thành viên trong gia đình này đều có thể dành cho nhau những giá trị tinh thần tốt đẹp.
Đứa nhỏ làm vỡ bát đũa, ông chủ vội vàng nói là bất cẩn, bà chủ nói rằng có thể ai đó đã đã đặt nhầm chỗ. Cụ già hơn 70 tuổi cũng vội vàng chạy tới hỏi mình có thể giúp được việc gì không. Từ chi tiết này, tôi hiểu tại sao việc kinh doanh của cửa hàng này lại phát đạt đến vậy.
Nhiều khi, sự nghèo khó của một gia đình bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội bộ, Nếu các thành viên có thể cùng đứng trên một con thuyền, ít phàn nàn và động viên nhiều hơn thì họ có thể làm giàu dù xuất phát điểm có nghèo đến đâu.
03
Rác thông tin
Trước đây, trên diễn đàn Zhihu, một người đã bày tỏ quan điểm: "Gia đình nghèo chỉ là bãi rác".
Anh ấy kể rằng mẹ suốt ngày nói xấu sau lưng về gia đình nhà người khác, hoặc buôn những chuyện tầm thường của hàng xóm. Những lời chê bai của mẹ khiến anh cảm thấy rằng đó là tất cả những gì cuộc sống mang lại. Còn cha anh là một người đàn ông hay phàn nàn và thích nói nặng lời.
Trải nghiệm của cư dân mạng này khiến tôi nhớ đến câu chuyện của nhà thơ Dương Giáng. Bà từng kể lại tuổi thơ của mình trong bài thơ Nhớ Cha. Cha bà là luật sư, và ông không ngại giải thích chi tiết những câu chuyện đi làm với con gái, chẳng hạn như tại sao vụ án xảy ra, ai là người có liên quan,... Khi đó, Dương Giáng và cha sẽ cùng nhau phân tích và thảo luận các vấn đề.
Cha bà cũng thường trao đổi với con gái kiến thức văn học, đôi khi còn đọc những bài thơ cổ và kể cho con nghe những phong tục văn hoá trên khắp thế giới. Đối với Dương Giáng, nhà cũng là nơi học tập tốt. Nhà là một ngôi trường khác.
Mỗi phụ huynh đều là một giáo viên. Những chủ đề và quan điểm bạn thảo luận ở nhà sẽ ảnh hưởng một cách tinh tế đến những người xung quanh, đặc biệt là con bạn.
Trong khi nhiều gia đình trao đổi với những thông tin tiêu cực, thì có những nhà lại thường xuyên cùng nhau thảo luận câu chuyện có giá trị, cùng nhau tiến bộ. Nếu tất cả thông tin được tạo ra ở nhà đều là rác thông tin, thì các thành viên sẽ khó đạt được tiến bộ hay phát triển.
Gia đình Trung Quốc nào cũng có 6 vật dụng "mua phí tiền" vì bị bỏ không: Món cuối gây bất ngờ Theo họ, những món này càng để lâu càng thấy chật chội, bừa bộn, bạn không nên mua kẻo phí tiền. Hầu hết các gia đình Trung Quốc sau một thời gian sống sẽ sinh ra rất nhiều đồ đạc bị bỏ không. Nguyên nhân chính của việc này là do chạy theo xu hướng trang trí nhà cửa, thấy cái gì trendy,...