Đừng giữ thứ này trong nhà bởi nó chính là nguồn cơn cho sự nghèo khó đến cả gia đình bạn
Trở ngại lớn nhất khiến một gia đình không thể giàu có và tiến lên không phải từ cái nghèo hay sự bất ổn của nền kinh tế.
Trong Hồng Lâu Mộng, tác giả Tào Tuyết Cần từng chỉ ra nguyên nhân suy tàn của tứ đại gia tộc: “Một gia tộc không thể chế.t nếu bị tấ.n côn.g từ bên ngoài. Đầu tiên, nó phải tự huỷ hoại ở trong nhà thì mới có thể bị thua hoàn toàn”.
Trở ngại lớn nhất khiến một gia đình không thể giàu có và tiến lên không phải cái nghèo, sự bất ổn của nền kinh tế mà là những vướng mắc, tranh đấu giữa các thành viên. Nếu cả nhà chỉ chú ý vào lỗi lầm của nhau, “chỉ tay nắm ngón” lãnh đạo người khác thì làm sao có sức cạnh tranh ở xã hội?
01
Trong lý thuyết trò chơi có một khái niệm gọi là The Prisoner’s Dilemma Explained (Thế tiến thoái lưỡng nan của người tù) mà thực tế có thể áp dụng được trong mô hình gia đình. Chúng có nghĩa là:
Một gia đình đồng lòng, nhất trí, cùng hợp tác trên con thuyền và phấn đấu vì mục tiêu chung thì có thể thoát khỏi cảnh nghèo đói. Nếu các thành viên liên tục phàn nàn và chống đối lẫn nhau, gia đình sẽ tan vỡ và mắc kẹt trong đầm lầy dài hạn.
Trong tiểu thuyết Childhood (Thời Thơ Ấu) của Gorky, số phận của nhân vật Alyosha đã khẳng định rõ điểm này.
Alyosha mồ côi cha khi còn nhỏ và được mẹ nuôi dưỡng tại nhà ông nội. Sau khi gia đình bắt đầu sa sút, ông nội trở nên hống hách, độc đoán, trút mọi cơn giận lên bà nội. Về bà nội, mỗi khi gặp bất kỳ khó khăn nào trong cuộc sống, bà cũng đều khóc lóc và phàn nàn với ông nội.
Trẻ nhỏ thấy người lớn trong nhà suốt ngày cãi nhau thì cũng bắt chước.
Để tranh giành tài sản của gia đình, hai người chú đã đán.h , còn hai cô con gái lại tị nạnh nhau từng chuyện vụn vặt, kéo theo biết bao phiền phức cho gia đình.
Tất cả thành viên đều la và đổ lỗi cho gia đình vì sự bất hạnh của họ. Kết cục, ông nội rơi vào cảnh phá sản, mẹ Alyosha qua đời vì bệnh lao. Alyosha mất hết sự hỗ trợ tài chính và chỉ có thể tìm cách sinh tồn ở dưới đáy xã hội.
Nhiều người nói nhà là nơi trú ẩn ấm áp và ổn định. Nhưng một khi các thành viên gây gổ với nhau thì nhà lại biến thành chiến trường đầy tiếng sún.g.
Mối quan hệ của gia đình giống như một sợi dây cao su đang trên lực kéo. Nếu các thành viên lôi kéo sợi dây, không sẵn sàng thay đổi vì mục tiêu chung thì sợi dây sẽ đứt. Luôn đổ lỗi cho khổ đau và bất hạnh của bản thân cho gia đình, thường xuyên chỉ trích và bất mãn với các thành viên khác thì dù nền tảng tài chính có tốt đến đâu, nhà bạn cũng khó tránh khỏi tan vỡ.
02
Giảng viên nổi tiếng Tăng Sĩ Cường từng kể một câu chuyện: Có một gia đình bên trong thị trấn. Hàng ngày, trong gia đình nọ dù đôi khi có tiếng tranh cãi nhưng tất cả thành viên đều hoà thuận và yêu thương nhau.
Một gia đình khác thường xuyên có “chiến tranh” giữa các thành viên đã đến tìm hàng xóm xin bí quyết. Không ngờ chủ nhà lại nói: “Sở dĩ không cãi nhau được vì tất cả chúng tôi đều là người xấu”.
Thấy vị khách có vẻ bối rối, chủ nhà giải thích: “Nếu xe đạp bị mất trộm, một người trong nhà sẽ nói ngay là lỗi của tôi vì đạp xe ra ngoài mà quên khoá. Người khác sẽ nói đây mới là lỗi của tôi, vì tôi làm gãy ổ khoá.
Khi mọi người đều cảm thấy mình có lỗi thì sẽ không còn tranh cãi. Gia đình khác cãi nhau vì họ thấy bản thân không có lỗi và là người tốt. Còn chúng tôi thì nghĩ ai cũng có thể mắc lỗi”.
Video đang HOT
Khi sống chung dưới một mái nhà, xích mích là điều khó tránh khỏi.
Khi đó, mọi người thường nhất quyết đổ lỗi cho nhau khi có chuyện xảy ra, tập trung vào lỗi lầm của đối phương và mạnh mẽ bảo vệ quan điểm của mình. Điều này thường khiến cuộc trao đổi trở nên căng thẳng, vì không ai chịu nhường ai.
Sân nhà không phải nơi diễn ra cuộc tranh tài, không cần phải tìm người thắng người thua.
Sân nhà cũng không phải một ván cờ, không cần phải rạch ròi kết quả.
Mỗi thành viên tìm ra nguyên nhân của mọi việc từ bên trong chính mình, sẵn sàng nhượng bộ người khác và chấp nhận bản thân cần thay đổi là bước khởi đầu cho hành trình đi lên của một gia đình.
Nếu có chuyện mà các thành viên chỉ thích phàn nàn với nhau thì chắc chắn gia đình sẽ bất an; còn nếu biết thỏa hiệp thì gia đình sẽ êm ấm.
Phàn nàn chồng không chu đáo, mẹ chồng quá kén chọn, vợ không dịu dàng, con cái không chăm chỉ… Theo thời gian, không khí gia đình sẽ tràn đầy năng lượng tiêu cực, tài vận cũng vì thế mà sa sút.
Còn những người biết cảm thông sẽ thấy biết ơn vì chồng đi sớm về muộn, sẽ khen ngợi vợ đã thử những công thức nấu ăn mới, hiểu rằng mẹ chồng tiết kiệm ít tiề.n cho con cái và bao dung cho lỗi lầm của đứ.a tr.ẻ. Theo thời gian, cuộc sống của họ sẽ đầy màu sắc và dư dả vật chất.
03
Một nhà văn từng nói: Trưởng thành có nghĩa là nhìn thấy sự khác biệt nhưng nhận ra rằng chúng không quan trọng.
Trên đời này không bao giờ có một gia đình, người bạn đời, người con, người mẹ,… hoàn hảo. Hàng ngày mỗi người đều đang sống với những khuyết điểm của họ và người khác. Hầu hết những thiếu sót, thói quen xấu, quan niệm sai lầm của một người đều đã ăn sâu và không thể thay đổi được.
Trong bộ phim Elixir of Love (Công Chúa Hôi Nách), vợ của một nhân viên y tế thường toả ra mùi lạ, khiến những người xung quanh cảm thấy khó chịu nhưng người chồng dường như không bao giờ để ý. Cho đến một ngày, nam chính Thẩm Mộng Khê phát hiện nhân viên y tế này đã mất khứu giác từ lâu.
Sĩ quan quân y như người chồng mà không có khứu giác đương nhiên sẽ mất chức.
Thẩm Mộng Khê hỏi người chồng, tại sao anh không đâ.m kim vào huyệt đạo để phục hồi khứu giác. Người chồng chỉ cười, sau đó nắm tay vợ rời đi.
Những gia đình hạnh phúc đó không phải vì họ gặp được những thành viên hoàn hảo trong gia đình mà vị họ tha thứ được cho khuyết điểm của nhau. Ở nhà, điều duy nhất một người có thể yêu cầu sự thay đổi là chính mình, chứ không phải các thành viên khác.
Học cách thoải hiệp với gia đình có nghĩa là cúi đầu vì tình yêu và nhượng bộ vì tình yêu. Không phàn nàn khuyết điểm của nhau, không tranh cãi ai đúng ai sai, không quan tâm ai được ai thua. Đây là quy tắc để gia đình hạnh phúc và ngày càng tiến lên.
Vứt ngay 3 loại rác này trong nhà nếu không muốn nhà mình cứ nghèo mãi
Đôi khi nguyên nhân của nghèo khó lại bắt đầu từ chính gia đình mình.
Abhijit và Esther, hai giáo sư kinh tế tại trường Đại học MIT (Mỹ) đã đến thăm 18 khu vực tập trung nhiều người nghèo nhất trên thế giới. Họ phát hiện ra nhiều điều thú vị:
Ví dụ, những gia đình nghèo này không đủ ăn nhưng vẫn phải mua tivi và nhà cửa thì đầy ắp đồ lặt vặt.
Ví dụ, giao tiếp giữa các thành viên trong gia đình thường đi kèm với những cuộc cãi vã không ngừng.
Hai giáo sư kinh tế đã nói trong 1 cuốn sách của mình: Nghèo không chỉ là trạng thái vật chất mà còn là trạng thái tinh thần và trạng thái sống.
Từ mức sống đến mức độ tinh thần, nếu nhà đầy rác thì gia đình sẽ không bao giờ trở nên giàu có.
Ảnh minh hoạ
01
Rác thải vật chất
Tạp chí The Atlantic Monthly nổi tiếng của Mỹ từng đăng một bài viết với nội dung như sau: Trong xã hội ngày càng càng có nhiều hàng hóa nhưng lại xuất hiện tình trạng sau:
Nhóm thu nhập thấp thích tiêu tiề.n những thứ không quan trọng như túi xách, quần áo, sản phẩm điện tử,... Nhóm thu nhập cao dành phần lớn chi tiêu của họ cho những thứ có giá trị hơn, chẳng hạn như các bài tập thể dục, học MBA và bài giảng có trả phí.
Cuối cùng, bài viết chỉ ra rằng trong thời đại vật chất, điều quyết định một người giàu hay nghèo không còn nằm ở khả năng kiếm ít tiề.n mà phụ thuộc nhiều hơn vào cách họ tiêu dùng.
Đối với người bình thường, mỗi khoản tiề.n tiết kiệm được đều là đồng vốn cho thành công trong tương lai. Nếu chỉ biết tiêu tiề.n món đồ không đem lại giá trị, bạn sẽ chỉ càng tích thêm "rác vật chất" ở nhà, khiến bản thân ngày càng nghèo đi.
Một nhà văn người Trung Quốc từng kể về cặp đôi mà anh ta biết: Đôi vợ chồng đều là những người thuộc tầng lớp lao động bình thường, thu nhập chỉ đủ trang trải chi phí sinh hoạt. Nhưng họ không bao giờ lên kế hoạch chi tiêu mà còn lạm dụng thẻ tín dụng.
Người chồng nhìn thấy đồng nghiệp mua ô tô giá tầm trung nên cũng học hỏi và mang về nhà một chiếc. Còn vợ mỗi lần đi mua sắm là xách hàng đống túi to, túi nhỏ về nhà. Vừa bước đến cửa nhà họ, trong tủ giày có hàng chục đôi nằm rải rác, còn tủ quần áo chứa nhiều túi xách màu sắc khác nhau.
Nhà văn kia từng khuyên bạn mình một cách khéo léo: Anh nên tiêu tiề.n thời điểm hợp lý, có thời gian thì tranh thủ tiết kiệm. Nếu không biến cố đến sẽ không thể xoảy xở.
Cặp vợ chồng không nghe mà vẫn tiêu tiề.n một cách xa hoa. Sau đó, vào cuối năm ngoái, người chồng bị sa thải. Đúng lúc này, người già trong nhà còn phải chịu một số biến chứng do bệnh cúm. Chi phí y tế tăng cao khiến cặp đôi càng khốn khổ.
Trong khoảng thời gian này, hai vợ chồng này ngày nào cũng thở dài và tiếc nuối vì đã không để lại một khoản tiề.n tiết kiệm cho những ngày mưa gió ập đến.
Khi chúng ta mua đồ, sức lực và tiề.n bạc cũng bị chúng chiếm giữ. Chỉ bằng cách giảm mức tiêu dùng, bạn mới có thể nâng cấp cuộc sống của mình. Dưới tác động của chủ nghĩa duy vật, việc kiềm chế ham muốn tiêu dùng là việc làm quan trọng nhất mà một người bình thường có thể làm để vươn lên số phận.
Ảnh minh hoạ
02
Rác rưởi tình cảm
Trong cuốn sách The Family Crucible, nhân vật chính Caroline luôn la mắng các thành viên trong gia đình vì những chuyện nhỏ nhặt. Con gái làm bừa bộn phòng, con trai quên sách giáo khoa ở trường hoặc chồng đi làm về quá muộn - bà sẽ mắng thẳng mặt họ.
Một lần, khi đang chuẩn bị bữa tối ở nhà, bà lớn tiếng gọi người nhà đến giúp đỡ. Khi đó, chỉ có cô con gái đến bày biện dụng cụ ăn uống nhưng thay vì khen ngợi, bà giận dữ hét lên: "Con chỉ làm được một việc nhỏ như vậy thôi sao?".
Con gái bà cảm thấy khó chịu và đã cãi lại mẹ. Sau đó bà không ngừng mắng con gái vì không tôn trọng mình. Người chồng lên tiếng bảo vệ con thì Caroline chỉ trích: "Tất cả là lỗi của anh vì đã quá nuông chiều nó".
Cô con gái giận dữ bỏ nhà đi, chồng và con trai thì không còn muốn nói chuyện với Caroline nữa. Cuối cùng, gia đình bất an, toàn bộ của cải bị mất.
Nếu các thành viên không thể cùng nhau làm việc theo một hướng và có sợi dây gắn kết, gia đình khó phát triển bền vững. Gia đình nào muốn êm ấm thì trước hết phải dọn sạch rác rưởi tình cảm trong nhà.
Ảnh minh hoạ
Trong chuyến du lịch, tôi từng đi ngang qua một cửa hàng cá viên đang kinh doanh rất tốt. Mỗi ngày, có nhiều người xếp hàng hơn chục mét để mua cá viên của gia đình. Tôi tò mò đi vào cửa hàng , nhận thấy mọi thành viên trong gia đình này đều có thể dành cho nhau những giá trị tinh thần tốt đẹp.
Đứa nhỏ làm vỡ bát đũa, ông chủ vội vàng nói là bất cẩn, bà chủ nói rằng có thể ai đó đã đã đặt nhầm chỗ. Cụ già hơn 70 tuổ.i cũng vội vàng chạy tới hỏi mình có thể giúp được việc gì không. Từ chi tiết này, tôi hiểu tại sao việc kinh doanh của cửa hàng này lại phát đạt đến vậy.
Nhiều khi, sự nghèo khó của một gia đình bắt nguồn từ những mâu thuẫn nội bộ, Nếu các thành viên có thể cùng đứng trên một con thuyền, ít phàn nàn và động viên nhiều hơn thì họ có thể làm giàu dù xuất phát điểm có nghèo đến đâu.
03
Rác thông tin
Trước đây, trên diễn đàn Zhihu, một người đã bày tỏ quan điểm: "Gia đình nghèo chỉ là bãi rác".
Anh ấy kể rằng mẹ suốt ngày nó.i xấ.u sau lưng về gia đình nhà người khác, hoặc buôn những chuyện tầm thường của hàng xóm. Những lời ch.ê ba.i của mẹ khiến anh cảm thấy rằng đó là tất cả những gì cuộc sống mang lại. Còn cha anh là một người đàn ông hay phàn nàn và thích nói nặng lời.
Trải nghiệm của cư dân mạng này khiến tôi nhớ đến câu chuyện của nhà thơ Dương Giáng. Bà từng kể lại tuổ.i thơ của mình trong bài thơ Nhớ Cha. Cha bà là luật sư, và ông không ngại giải thích chi tiết những câu chuyện đi làm với con gái, chẳng hạn như tại sao vụ án xảy ra, ai là người có liên quan,... Khi đó, Dương Giáng và cha sẽ cùng nhau phân tích và thảo luận các vấn đề.
Cha bà cũng thường trao đổi với con gái kiến thức văn học, đôi khi còn đọc những bài thơ cổ và kể cho con nghe những phong tục văn hoá trên khắp thế giới. Đối với Dương Giáng, nhà cũng là nơi học tập tốt. Nhà là một ngôi trường khác.
Mỗi phụ huynh đều là một giáo viên. Những chủ đề và quan điểm bạn thảo luận ở nhà sẽ ảnh hưởng một cách tinh tế đến những người xung quanh, đặc biệt là con bạn.
Trong khi nhiều gia đình trao đổi với những thông tin tiêu cực, thì có những nhà lại thường xuyên cùng nhau thảo luận câu chuyện có giá trị, cùng nhau tiến bộ. Nếu tất cả thông tin được tạo ra ở nhà đều là rác thông tin, thì các thành viên sẽ khó đạt được tiến bộ hay phát triển.
Hoa hậu Thu Thảo sắp về nhà mới rộng đẹp, 2 cơ ngơi từng sống đủ làm nhiều người "lác mắt" Trong khi biệt thự nhà chồng của Đặng Thu Thảo rất hoành tráng thì nhà bố mẹ đẻ cũng khá khang trang. Hoa hậu Đặng Thu Thảo vốn sinh ra trong một gia đình nghèo khó. Sau này, cô đã chịu khó dành dụm để có một cơ ngơi khang trang cho bố mẹ. Kết hôn với doanh nhân Trung Tín, nàng hậu...