“Con rể ảo” đe dọa bố vợ chuyển hơn 500 triệu đồng
Nhận thấy hành vi bất thường của người rút tiền, nhân viên ngân hàng Vietinbank tại thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã tìm cách trì hoãn việc rút tiền, đồng thời báo sự việc cho Công an.
Nhờ vậy, đã ngăn chặn được một vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản hơn 500 triệu đồng.
Trước đó, chiều 22/8, ông N.V.Đ trú tại xã Hà Vinh, huyện Hà Trung (Thanh Hoá) đến phòng giao dịch Đông Sơn (thị xã Bỉm Sơn), chi nhánh Vietinbank Bắc Thanh Hóa đề nghị rút 545 triệu đồng để chuyển cho con rể. Ông nói con rể đang có việc rất gấp nên yêu cầu nhân viên ngân hàng làm thủ tục thật nhanh.
Quan sát thái độ của khách hàng không bình thường, có biểu hiện lạ như giọng nói lắp bắp, mất bình tĩnh, vội vàng, sốt ruột, liên tục nghe điện thoại, nhân viên giao dịch Mai Thị Yến đã tìm cách trì hoãn, hỏi kỹ lý do chuyển tiền, tên con cái trong gia đình. Tuy nhiên, người đàn ông vẫn thúc giục, nhất quyết đòi ngân hàng phải nhanh chóng chuyển tiền gấp.
Nhờ sự cảnh giác của nhân viên ngân hàng mà ông N.V.Đ đã không mất hơn 500 triệu đồng.
Chị Yến cho biết, thông thường khi khách hàng, nhất là những người ở khu vực nông thôn, người cao tuổi đến rút tiền với số lượng lớn, nhân viên bao giờ cũng hỏi lý do thật kỹ để phòng ngừa bị lừa đảo. Trường hợp ông Đ gửi 545 triệu kỳ hạn 1 năm nhưng mới được 7 tháng đã xin rút. Chị Yến giải thích cho khách, nếu rút toàn bộ số tiền sẽ mất lãi khoảng hơn 6 triệu đồng nhưng ông không nghe.
“Có vẻ như bọn lừa đảo đã lên kịch bản cho ông N.V.Đ là không được nghe theo tư vấn của nhân viên ngân hàng nên tôi hỏi gì bác cũng không trả lời. Đến hỏi tên con cái bác cũng không nói, mượn điện thoại để kiểm tra cũng không đưa. Đồng thời liên tục yêu cầu ngân hàng phải chuyển tiền thật nhanh”, chị Yến kể.
Trì hoãn không thành, chị Yến đã phải làm thủ tục rút sổ tiết kiệm cho ông Đ. Cảm thấy vẫn chưa yên tâm và nghi ngờ khách hàng bị lừa đảo, sau khi giải quyết xong thủ tục, chị tiếp tục đề nghị ông Đ đưa điện thoại để kiểm tra số tài khoản lần cuối. Phát hiện thấy tên người nhận tiền là “QUACH LOC PHAT TAI” cùng thái độ mất bình tĩnh của người chuyển tiền, chị Yến đã báo cáo lãnh đạo phụ trách phòng giao dịch thông báo đến cơ quan Công an.
“Khi tôi dùng số điện thoại của bác Đ gọi cho đối tượng yêu cầu bác chuyển tiền, đối tượng giả giọng miền Bắc, vẫn xưng là con rể. Đối tượng gọi cho bác Đ gần 20 cuộc, trong đó có những cuộc thời gian gọi lên đến 1 giờ đồng hồ. Ngay sau đó, tôi tra danh bạ gọi cho con trai bác. Anh cho hay, bố mình không có con rể và cũng không có việc gì cần phải chuyển tiền nhiều như thế. Tôi lập tức tắt nguồn điện thoại của bác để đối tượng lừa đảo không thể gọi điện đến được”, chị Yến chia sẻ thêm.
Được sự động viên của nhân viên ngân hàng và cán bộ Công an, ông N.V.Đ sau đó đã bình tĩnh kể lại sự việc. Theo đó, liên tục trong đêm 21 và ngày 22/8, ông bị một đối tượng tự xưng là cán bộ ở một cơ quan bảo vệ pháp luật nói ông đang liên quan đến một đường dây buôn bán ma túy. Nếu không chuyển hết số tiền tiết kiệm vào số tài khoản của chúng, con cái sẽ bị bắt cóc. Nếu tắt điện thoại, tội sẽ to thêm… Ông Đ nói, bản thân lo lắng, mất ăn mất ngủ suốt cả đêm, không dám nói với ai, kể cả với con cái.
Video đang HOT
Qua sự việc trên, thêm một lần cảnh báo mỗi người dân cần nâng cao cảnh giác, tuyệt đối không thực hiện các giao dịch chuyển tiền khi bị các đối tượng sử dụng số điện thoại lạ dụ dỗ, đe dọa
Vụ kiện Sacombank đòi gần 47 tỷ đồng: Vì sao không thuê luật sư, nguyên đơn vẫn thắng kiện?
Sau nhiều tháng ngày đi từ Nam ra Bắc để gửi đơn cầu cứu về việc bị mất 46,9 tỷ đồng trong tài khoản mở tại Sacombank, vợ chồng ông Vinh được tòa sơ thẩm tuyên thắng kiện.
Ông Vinh tại phiên tòa trước đó.
Nguyên đơn bật khóc khi thắng kiện
Năm ngày sau khi thắng kiện Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Ngân hàng Sacombank), ông Nguyễn Quang Vinh và bà Hồ Thị Thùy Dương, ở TP Cam Ranh, Khánh Hòa, vẫn chưa tin đây là sự thật.
Bà Dương (vợ ông Vinh) là nguyên đơn trong vụ đòi 46,9 tỷ đồng tiền gửi trong tài khoản Ngân hàng Sacombank bị "bốc hơi". Sau đó, ngày 4/7, vợ chồng ông Vinh được Tòa án nhân dân TP Cam Ranh, Khánh Hòa tuyên thắng kiện, buộc ngân hàng phải bồi thường số tiền trên kèm lãi.
Ông Vinh cho biết, vì lý do sức khỏe nên trước ngày diễn ra phiên tòa sơ thẩm, vợ đã làm đơn ủy quyền cho ông ra tòa.
Từ tháng 3/2023, vợ chồng ông đã lặn lội khắp nơi từ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh rồi đến các cơ quan pháp luật của tỉnh Khánh Hòa để trình đơn thư kêu cứu về việc bị mất 46,9 tỷ đồng khi gửi ở Sacombank.
Hơn một năm trời, vợ ông gần như không ngủ ngon giấc vì nghĩ đến việc chưa lấy lại được số tiền lớn bao năm hai vợ chồng tích cóp "không cánh mà bay".
Suốt những tháng ngày đó, vợ chồng ông Vinh đi thu thập chứng cứ để chứng minh họ đã làm đúng, đủ thủ tục khi gửi tiền vào Sacombank. Vợ ông không hề rút tiền nhưng lại có chữ ký trong 12 giao dịch rút tổng cộng 46,9 tỷ đồng.
"Tiền mồ hôi công sức của mình làm ra ai cũng xót khi bị mất", ông Vinh nói và cho biết vợ chồng ông có niềm tin vào việc công lý sẽ được thực thi, ngân hàng sẽ trả lại tiền.
Ông Vinh cho hay, khi đến phiên tòa sơ thẩm, gia đình ông không thuê luật sư, lại không nắm vững luật nên hơi run. Song lúc Hội đồng xét xử hỏi, ông đã bình tĩnh nói đúng sự thật, đúng tài liệu do hai vợ chồng đã chuẩn bị trước đó.
Lý giải về việc không thuê luật sư bào chữa, ông Vinh cho rằng vợ chồng ông có đủ cơ sở pháp lý để tự tin bào chữa nên không cần thuê luật sư. Ông tin bản thân sẽ chiến thắng.
Đưa ra dẫn chứng, phía nguyên đơn cho biết với 46,9 tỷ đồng trong tài khoản bị rút ra sau 12 giao dịch. Trong đó có 9 giao dịch rút tiền mặt nhưng thời gian thực hiện giao dịch đều là các khung giờ 18-21h. Phía nguyên đơn có bằng chứng cho thấy 2 giao dịch gần 5 tỷ đồng được rút tại thời điểm vợ chồng ông đi du lịch tại Phú Quốc. Việc này có xác nhận của công ty du lịch và nơi lưu trú.
"Khi nghe tòa tuyên án buộc ngân hàng phải trả lại số tiền vợ chồng tôi bị mất kèm tiền lãi cùng hai sổ đỏ, tôi không thể giấu nổi cảm xúc sung sướng", ông Vinh nhớ lại.
Vợ người đàn ông này cũng vui mừng và bật khóc. "Cô ấy nói cuối cùng thì công lý đã chứng minh được nỗi oan ức, bảo vệ cho cô ấy. Cũng nhờ tin vui đó mà bệnh tình của vợ tôi cũng thuyên giảm phần nào", ông Vinh chia sẻ.
Dự đoán sự việc sẽ còn kéo dài, nguyên đơn đã chuẩn bị tinh thần để bảo vệ cho phiên tòa cấp phúc thẩm sắp tới nếu Sacombank kháng cáo.
Quy trình rút 46,9 tỷ đồng có nhiều sai sót
Trước đó, bà Dương mở tài khoản tại Phòng giao dịch Cam Ranh, ngân hàng Sacombank, chi nhánh Khánh Hòa.
Đến tháng 5/2022, bà Dương phát hiện tài khoản của mình bị mất tiền nên yêu cầu ngân hàng trích lục sao kê. Kết quả cho thấy có 12 giao dịch rút tiền và chuyển khoản diễn ra từ tháng 5 đến tháng 6/2022, tổng cộng 46,9 tỷ đồng.
Trong đó, có 9 giao dịch rút tiền mặt, 3 giao dịch chuyển khoản. Trong khi đó, những giao dịch này bà Dương không hề thực hiện.
Ngân hàng Sacombank.
Sau đó, bà Dương đã có đơn gửi Ngân hàng Nhà nước và Bộ Công an kêu cứu về việc bị mất gần 47 tỷ đồng tiền gửi tại Sacombank.
Đến ngày 4/7, Tòa án nhân dân TP Cam Ranh (Khánh Hòa) đã đưa ra phán quyết sơ thẩm vụ kiện giữa nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương với bị đơn là Ngân hàng Sacombank.
HĐXX nhận định 12 giao dịch trên không phải do bà Dương thực hiện. Hồ sơ vụ án và đối đáp tại tòa đủ căn cứ cho thấy chủ tài khoản là bà Hồ Thị Thùy Dương không thực hiện việc rút tiền mặt và chuyển khoản số tiền 46,9 tỷ đồng. Trong 12 giao dịch, có hai giao dịch diễn ra từ ngày 13 và ngày 15/6/2022 không thể do bà Dương thực hiện vì đương sự đang đi du lịch ở Phú Quốc.
Chưa hết, HĐXX cũng cho rằng, về quy trình rút số tiền 46,9 tỷ đồng trong tài khoản của khách hàng Dương có nhiều sai sót. Cụ thể, việc rút tiền không bằng chính chủ tài khoản có mặt tại trụ sở phòng giao dịch, rút tiền ngoài giờ quy định, chuyển khoản với số tiền vượt quá hạn mức cho phép và mang chứng từ ra khỏi trụ sở ngân hàng trái quy định.
Từ nhận định trên, HĐXX chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn là bà Hồ Thị Thùy Dương, buộc Sacombank phải trả số tiền gốc là 46,9 tỷ đồng (trừ 20 tỷ đã trả trước đó) nên còn phải trả số tiền là 26,9 tỷ đồng.
Ngoài ra, Sacombank phải trả tiền lãi chậm trả phát sinh tổng cộng là hơn 7 tỷ đồng, số tiền bồi thường thiệt hại cho bà Hồ Thị Thùy Dương là 2,3 tỷ đồng, trả lại 2 sổ đỏ mà trước đó Sacombank đã giữ của bà Hồ Thị Thùy Dương.
Con dâu trộm gần 500 triệu đồng của cha chồng Ngày 20/6, Công an TP Bến Cát (Bình Dương) tạm giữ hình sự đối tượng Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (SN 2000, quê Đồng Tháp) về hành vi trộm cắp tài sản. Ngày 19/6, anh Lê Ngọc Đại (SN 1990, quê Cà Mau) rủ em dâu là Tuyết Hạnh đi cùng đến Ngân hàng Vietcombank để rút 490 triệu đồng. Sau khi rút tiền...