Còn rất nhiều “lỗ thủng khổng lồ” của Trái Đất chưa có lời giải
Nằm gần con đập Monticello nổi tiếng là một trong những ‘ lỗ thủng khổng lồ’ của Trái Đất, gây chú ý như đang nuốt chửng lấy một lượng nước khổng lồ từ mặt hồ gần đó.
Năm 2010, một chiếc hố khổng lồ có đường kính 20m đã bất ngờ xuất hiện ở Guatemala. Không chỉ làm hư hại nghiêm trọng cấu trúc thành phố, nó còn nuốt chửng một nhà máy và khiến người dân địa phương khá hoang mang, sợ hãi.
Chiếc hố này được cho là xuất hiện bởi những hoạt động địa chất của núi lửa Pacya; một số khác lại cho rằng nó có liên quan tới các đường ống trong khu vực và cơn bão nhiệt đới Agatha. Hiện tại “lỗ thủng khổng lồ” của Trái Đất vẫn còn nguyên tại hiện trường.
Xiaozhai Tiankeng – còn được gọi với cái tên Hố thiên đường sâu tới 626m và được hình thành từ 120.000 năm về trước. Nhắc tới thiên đường, có lẽ không ai nghĩ nó lại nằm trong một cái hố như thế này.
Video đang HOT
Nằm ở Bahamas và được cho là chiếc hố sâu nhất hành tinh, hố Dean’s blue hiện đang được coi là một trong những địa điểm lặn tuyệt nhất thế giới.
Chiếc hố ở mỏ Mir được tạo ra bởi quá trình khai thác kim cương trong một thời kỳ dài.
Điều đó đã để lại những rãnh sâu hình xoáy trôn ốc ăn sâu dần xuống dưới những lớp đất đá, tạo thành chiếc hố độc nhất vô nhị này.
Nằm gần con đập Monticello nổi tiếng là một trong những “lỗ thủng khổng lồ” của Trái Đất, gây chú ý như đang nuốt chửng lấy một lượng nước khổng lồ từ mặt hồ gần đó. Thực chất hố này được thiết kế để giảm mực nước trên mặt đập Monticello, với độ sâu 21m, đường kính 21,6m.
Hố Hardwood có bề mặt lên tới 183m, sâu 357m, được công nhận là hang động sâu nhất thế giới tới thời điểm hiện tại. Thực tế, hố này trông không khác gì một cái hang.
Nằm chính giữa vùng Lighthouse Reef, hồ Xanh vĩ đại được tạo ra từ những hoạt động địa chất từ kỷ Băng hà và vẫn tồn tại đến tận bây giờ. Nằm ở dưới đáy biển, đây được xem là địa điểm lặn đẹp nhất thế giới.
Hố ác quỷ có đường kính khoảng 15m, sâu 106m, địa điểm thu hút khá nhiều sự chú ý của du khách khi tới Texas nhưng cũng cực kỳ nguy hiểm.
Cái tên này bắt nguồn từ việc cổng trời khổng lồ này là địa điểm sống lý tưởng của hàng ngàn con dơi. Vào mùa hè, mỗi buổi chiều, người ta có thể thấy những đàn dơi cực lớn bay ra từ chiếc hồ kỳ bí này.
Không ai biết hố sâu không đáy ở Woodstock, Mỹ được hình thành lúc nào, chỉ biết hiện giờ chiếc hố này vẫn đang nằm ở Portland, Oregon. Chưa từng có ai khám phá được độ sâu của “lỗ thủng” khổng lồ này, nhưng khách tham quan vẫn được thoải mái xuống “vãn cảnh”.
Mảnh vỏ Trái Đất "thất lạc" bị nuốt chửng ở Thái Bình Dương
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mảng kiến tạo mất tích của Trái Đất, thủ phạm tạo nên một phần vành đai lửa Thái Bình Dương.
Mảng kiến tạo có thể hiểu là một mảnh vỏ của Trái Đất. Vỏ Trái đất không liền lạc mà hiện đang chia làm 15 mảng kiến tạo lớn nhỏ, các lục địa và đại dương nằm trên các mảng này. Nhưng mảnh "Phục Sinh" mới được tìm thấy không nằm trong số 15 mảnh đó: nó đang nằm đâu đó trong lòng đất vì bị chính Trái Đất "nuốt chửng".
Những mảng kiến tạo ngày nay của Trái Đất - ảnh: PHYS.ORG
Công trình mới từ Đại học Houston (Mỹ) đã giúp tái tạo lại mảng kiến tạo cổ xưa đó trên mô hình máy tính, tái tạo lại hoạt động của các mảng kiến tạo kể từ kỷ nguyên địa chất Kainozoi, khởi đầu khoảng 66 triệu năm trước.
Trước đó, các nhà địa vật lý đã ghi nhận được sự tồn tại của 2 mảng kiến tạo ở Thái Bình Dương là mảng Kula và mảng Farallon. Nhưng có quá nhiều magma (đá nóng chảy) hiện diện ở phần phía Đông vị trí cũ mà 2 mảng từng tồn tại (Alaska và Washington ngày nay) cho thấy có một mảnh ghép còn thiếu.
Điều này đã dẫn các nhà khoa học tới mảng Phục Sinh: phần vành đai lửa ở gần bờ biển Bắc Mỹ chính là do nó, hay đúng hơn là phần nó bỏ lại trước khi chui hoàn toàn vào lòng đất trong quá trình gọi là "hút chìm". Đó là khi Trái Đất tự nuốt một mảng vỏ của mình, một phần hay toàn bộ.
Do cõng trên lưng các lục địa và đại dương, nên quá trình nuốt rồi trồi lên của các mảng kiến tạo chính là nguyên nhân khiến đất đai nhiều lần hợp thành siêu lục địa rồi lại bị chia tách thành nhiều châu lục như ngày nay.
Những vòng băng bí ẩn trên hồ Baikal Năm 1969, người dân địa phương nhận thấy trên hồ Baikal (Nga) xuất hiện những vành đai băng giá. Cách đây chưa lâu, những vành đai băng giá này còn là bí ẩn chưa có lời giải. Trải qua hàng chục năm, cơ chế cụ thể hình thành những cấu trúc lạ kỳ này vẫn chưa được giải thích rõ ràng. Trong những...