‘Con ông cháu cha’ có cơ hội làm việc trí óc cao gần gấp 3 con lao động phổ thông
Theo nghiên cứu, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí óc cao hơn 260% so với những người có bố làm công việc lao động chân tay.
Ảnh minh họa
Nghiên cứu của nhóm TS. Trần Quang Tuyến (Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội) lần đầu tiên xem xét tác động của đặc điểm gia đình và cá nhân, chất lượng đào tạo lao động tới sự lựa chọn nghề nghiệp của người trẻ Việt Nam.
Một trong những phát hiện thú vị của nghiên cứu này là phụ nữ Việt Nam có khả năng có công việc tốt hơn đàn ông, thậm chí là sau khi đã tính tới tất cả các nhân tố khả biến khác.
Trình độ học vấn cao hơn cũng là yếu tố quan trọng nhất quyết định việc lựa chọn những nghề nghiệp trí óc, trong khi đó nền tảng gia đình (ở đây là nghề nghiệp của người bố) đóng vai trò đáng kể trong việc lựa chọn nghề nghiệp của con cái.
Quan trọng hơn là nghiên cứu kết luận, chất lượng đào tạo giúp tăng khả năng có được những công việc tốt hơn.
Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy tình trạng việc làm của người bố có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái. Ví dụ như, khi các yếu tố khác đều bình đẳng, những người có bố làm công việc trí óc có khả năng chọn những công việc trí óc cao hơn 260% so với những người có bố làm công việc lao động chân tay.
Nhiều nghiên cứu trước đây liên quan đến sự tác động từ nghề nghiệp của bố mẹ cũng xác nhận rằng đó là một yếu tố có tính quyết định tới sự lựa chọn nghề nghiệp của con cái ở cả những quốc gia phát triển và đang phát triển.
Video đang HOT
Phát hiện này có thể được lý giải bởi thực tế là nếu một người cha đạt được vị trí nghề nghiệp cao, thì vị trí xã hội của ông có thể giúp con cái có được những công việc tốt hơn. Xu hướng chuyển giao nghề nghiệp giữa các thế hệ này thường được gọi là “hiện tượng trễ thời đại”.
Một thông tin không ngạc nhiên của nghiên cứu là: Những công việc trí óc đòi hỏi kỹ năng cao sẽ có mức thu nhập cao nhất, trong khi những công việc lao động chân tay kỹ năng thấp sẽ có mức thu nhập thấp nhất. Tuy nhiên, cả công việc chân tay kỹ năng thấp và công việc chân tay đòi hỏi có kỹ năng đều có mức thu nhập tương đương nhau.
Cụ thể, nhóm công việc được trả lương cao nhất có thu nhập cao hơn nhóm công việc được trả lương thấp nhất là 1,53 triệu đồng, và cao hơn nhóm được trả lương trung bình là 850 nghìn đồng. Khoảng cách thu nhập giữa các công việc có mức lương trung bình và lương thấp nhất rơi vào khoảng 690 nghìn đồng.
Mức độ hài lòng về công việc ở các nhóm nghề không đòi hỏi kỹ năng cũng thấp hơn các nhóm khác.
Trong khi đó, những người có ít nhất 1 đứa con sẽ có khả năng chọn công việc chân tay đòi hỏi kỹ năng ít hơn 58% so với những người không có con. Cứ có thêm 1 thành viên trong gia đình thì con số này tăng thêm 21%. Tuy vậy, việc lựa chọn nghề nghiệp dường như không bị ảnh hưởng bởi quy mô hộ gia đình và việc có con. Tình trạng hôn nhân cũng không có liên quan đến việc lựa chọn nghề nghiệp, nhưng tình trạng di cư có liên quan mật thiết tới sự lựa chọn nghề nghiệp.
Nghiên cứu cho thấy, nếu tất cả các yếu tố khác bình đẳng thì khả năng một người lao động nhập cư chọn công việc chân tay có kỹ năng sẽ cao hơn 207% so với một lao động không nhập cư. Tương tự, lao động nhập cư có khả năng chọn công việc trí óc kỹ năng thấp cao hơn 409% và chọn công việc trí óc kỹ năng cao cao hơn 248% so với lao động không nhập cư.
Về vai trò của giáo dục, kết quả cho thấy giáo dục có ảnh hưởng lớn nhất đến việc lựa chọn một số nhóm nghề nghiệp.
Nhìn chung, nền tảng giáo dục tốt hơn sẽ làm tăng khả năng chọn một công việc tốt hơn. Ví dụ, nếu mọi yếu tố đều bình đẳng thì những người chỉ học hết tiểu học hoặc không đi học sẽ có cơ hội trở thành lao động chân tay có kỹ năng thấp hơn 66%, cơ hội trở thành lao động trí óc kỹ năng thấp thấp hơn 86%, và cơ hội trở thành lao động trí óc kỹ năng cao thấp hơn 97% so với những người có bằng trung học phổ thông trở lên.
Tác động của giáo dục còn lớn hơn nhiều với những người có bằng đại học. Tấm bằng đại học làm tăng khả năng có một công việc trí óc kỹ năng thấp lên 8.653% và tăng khả năng có một công việc trí óc kỹ năng cao lên 28775%.
Những tác động tích cực và mạnh mẽ của giáo dục đối với việc chọn lựa công việc cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu ở Nhật Bản, Nga và Mỹ.
Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong khi trình độ học vấn là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn cả công việc trí óc kỹ năng thấp và kỹ năng cao thì nó lại không hề ảnh hưởng đến việc lựa chọn công việc lao động chân tay có kỹ năng. Điều này có thể được giải thích rằng những công việc chân tay yêu cầu kỹ năng không đòi hỏi trình độ giáo dục bậc cao.
Nghiên cứu của nhóm TS. Trần Quang Tuyến được lấy dữ liệu từ “Khảo sát Chuyển tiếp từ trường học tới việc làm” năm 2015 do Tổ chức Lao động quốc tế thực hiện, dữ liệu Tổng Điều tra doanh nghiệp năm 2014 và dữ liệu từ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014.
Nghiên cứu được công bố trên “Children and Youth Services Review”, tạp chí trong danh mục ISI (SSCI) về giáo dục, xuất bản bởi Elsevier, Hà Lan.
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet
Học phí sinh viên bao nhiêu là đủ?: Cần tính khả năng chi trả của người học
GS Ngô Bảo Châu cho rằng ngoài chi phí đơn vị như căn cứ để các trường ĐH tính toán mức học phí, một con số khác cần tính tới là khả năng sẵn sàng chi trả của người học. Độ vênh giữa 2 con số này sẽ là căn cứ để trường ĐH xác định có tăng học phí hay không.
GS Ngô Bảo Châu (trái) trao đổi với diễn giả tại hội thảo Ước tính tỷ suất sinh lợi và chi phí đơn vị trong giáo dục đại học VN - ẢNH: LÊ HIỆP
Giảm lợi tức giáo dục do tăng trường ĐH hay chất lượng đào tạo kém?
Như Thanh Niên đã phản ánh, TS Trần Quang Tuyến, Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), thành viên nhóm nghiên cứu về tài chính giáo dục do GS Ngô Bảo Châu chủ trì, đã công bố những kết quả mới mà ông và các cộng sự thu nhận được sau khi phân tích dữ liệu từ mẫu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê vào quý 1/2018.
Theo đó, lợi tức giáo dục gia tăng nhanh chóng từ khi VN chuyển đổi sang kinh tế thị trường, nhưng lại ngày càng giảm kể từ năm 2008. "Nếu như năm 1998, mỗi năm đi học lợi tức cá nhân tăng 4% thì những năm sau con số này ngày càng tăng, đỉnh điểm là 10,4% vào năm 2008. Nhưng sau đó, con số này giảm dần, năm 2010 là 7%, năm 2014 là 6,4%. Kết quả nghiên cứu mà chúng tôi dựa vào số liệu thu thập được từ quý 1/2018 cho thấy lợi tức giáo dục của chúng ta hiện nay không chỉ thấp so với thế giới mà còn thấp hơn so với chính mình trước đây", TS Tuyến nhận xét.
Theo ông Tuyến, một trong nhiều nguyên nhân khiến lợi tức giáo dục giảm là do số lượng trường ĐH tăng, từ đó dẫn đến nguồn cung lao động qua đào tạo ĐH nhiều. Trong khi đó, khả năng hấp thụ của doanh nghiệp VN thấp hơn.
Tuy nhiên, GS Ngô Bảo Châu cũng băn khoăn vì nếu so với thế giới, tỷ lệ người đi học ĐH/dân số ở ta không cao. "Câu trả lời đúng, theo tôi là có thể liên quan tới vấn đề chất lượng đào tạo, hay nói cách khác là mức độ chấp nhận của thị trường lao động với những sản phẩm đào tạo của chúng ta", GS Châu phát biểu.
Đề xuất các cách tính học phí
GS Trần Đức Viên, Chủ tịch hội đồng Học viện Nông nghiệp VN, cho biết đầu tư như thế nào, vào ngành nào, tính toán chi phí đào tạo ra sao, thu học phí ở mức nào... là những vấn đề mà cả nhà nước và các trường đặc biệt quan tâm trong bối cảnh chúng ta đang bắt đầu tiến trình tự chủ đại học.
Còn TS Mai Thị Quỳnh Lan, Viện Đảm bảo chất lượng giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội), cho biết nếu tính suất đầu tư cho giáo dục chỉ bao gồm chi phí cơ sở vật chất (gồm cả khấu hao), lương cho giảng viên... là chưa đủ. Cần tính tới những yếu tố vô hình tạo thành chất lượng đào tạo, chẳng hạn như hiệu quả giảng dạy của người thầy.
PGS Vũ Văn Yêm, Viện Đào tạo sau ĐH, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội, gợi ý một cách tính học phí khác: "Chúng ta có thể tìm hiểu mức học phí của các nước, thu nhập của người sau tốt nghiệp ĐH ở các nước đó, từ đó tổng hợp thành bức tranh tổng thể để so sánh. Qua đó, chúng ta sẽ nhận thấy theo thông lệ, một người đi làm bao nhiêu năm sẽ có thu nhập đủ để bù đắp hoàn toàn khoản học phí mà trước đó họ đã đóng cho trường ĐH".
Theo GS Ngô Bảo Châu, nếu xuất phát từ góc độ tư vấn chính sách, có một con số rất quan trọng là làm sao tính được sự sẵn sàng chi trả của người dân cho một ngành học cụ thể. GS Châu cũng cho rằng các nhà nghiên cứu cần chỉ ra được 2 con số: chi phí thực cho đào tạo (suất đầu tư), khoản tiền bố mẹ người học sẵn sàng chi trả cho con. Hai con số đó có thể vênh nhau và độ vênh chính là căn cứ để nhà trường xác định có tăng học phí hay không. Nếu con số không vênh lắm, nhà trường có thể tăng học phí, nhưng tăng trong mức độ người học chấp nhận được.
Theo thanhnien.vn
Phát hiện mới về 'mùi ảo' Nghiên cứu đầu tiên ở Mỹ sử dụng dữ liệu đại diện trên toàn quốc để kiểm tra tỉ lệ và yếu tố nguy cơ đối với nhận thức mùi, góp phần vào việc mở khóa những bí ẩn về 'mùi ảo'. Mùi là mùi nhiều khi không mà có - REUTERS Nghiên cứu công bố trên JAMA Otolaryngology-Head and Neck Surgery được...