Con ốm gọi chồng giúp đỡ lúc 2h sáng thì bị mắng xối xả: “Chỉ tiêu tiền với trông con mà không xong”, 5 hôm sau cô vợ đưa ra quyết định đanh thép
Qua những buổi tối cùng vợ nấu nướng, dọn dẹp, chơi đùa với con, Vũ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn, hiểu thêm những nỗi vất vả của vợ.
Nhiều người đàn ông làm trụ cột kinh tế , một mình đi làm lo cho cả gia đình thường có suy nghĩ rằng việc nhà, con cái hoàn toàn là phận sự của vợ. Trách nhiệm đã phân công rõ ràng, rạch rò, nếu vợ còn nhờ đến sự giúp đỡ của chồng thì đó là một hành động không biết điều chút nào.
Thuận (29 tuổi) tâm sự cô và chồng mới kết hôn được 3 năm, con trai cô vừa tròn 1 tuổi. “Tôi đi làm đến gần sinh mới nghỉ, cũng chỉ mong kiếm thêm thu nhập lo cho con và được hưởng bảo hiểm thai sản. Khi tôi nghỉ sinh, hai vợ chồng đã bàn bạc rồi quyết định nghỉ tôi sẽ nghỉ hẳn ở nhà vài năm để chăm cho con cứng cáp. Khi nào con gửi trẻ được, lúc ấy tôi mới đi làm lại”, Thuận nói.
Sinh con được vài tháng thì Thuận tiêu hết số tiền tiết kiệm và bảo hiểm thai sản cô được hưởng. Từ đó đến nay gần 1 năm, kinh tế trong nhà do một tay Vũ – chồng cô lo liệu. Lúc ấy Thuận mới thấm thía cảnh “ngửa tay xin tiền chồng” là thế nào.
Ảnh minh họa
Hiếu bắt vợ phải liệt kê từng khoản chi tiêu để anh kiểm tra, đề phòng cô mua sắm hoang phí và chi dùng những thứ không cần thiết. Nếu có khoản nào phát sinh thì Thuận phải giải trình rất lâu với chồng. Đi làm về Vũ chưa bao giờ đỡ đần vợ việc nhà vì anh quan niệm nghĩa vụ của hai vợ chồng đã được phân chia đâu vào đấy rồi. Thuận không làm ra tiền thì lấy tư cách ở đâu để đòi hỏi anh phải chia sẻ chuyện nhà với vợ?
Cách đây không lâu, con trai Thuận lên cơn sốt lúc nửa đêm. Cô lo lắng gọi chồng dậy đưa 2 mẹ con vào viện. Vũ bị vợ đánh thức giữa giấc ngủ say thì cáu kỉnh quát lên: “Có chuyện gì để sáng hôm sau không được à? Cô làm mẹ mà không biết cách hạ sốt tạm thời cho con? Cô có biết ngoài trời bây giờ rét thế nào, tôi cần phải ngủ để sáng mai còn đi làm hay không?”.
Thuận cố gắng giải thích với chồng: “Em vừa chườm ấm hạ sốt cho con rồi nhưng không ăn thua. Anh dậy nhanh đưa em và con vào viện để bác sĩ khám…”. Thuận còn chưa nói hết câu đã bị chồng mắng xối xả:
“Cô tự gọi taxi đưa con vào viện đi. Tôi đi theo cũng chẳng giúp ích được gì. Tôi có phải bác sĩ đâu mà. Chưa nói việc chăm con là việc của cô, cô không biết giấc ngủ đối với tôi quan trọng thế nào à? Tôi còn phải ngủ để mai đi làm kiếm tiền. Không kiếm ra tiền thì cả cái nhà này chết đói hết. Chỉ ở nhà tiêu tiền với trông con thôi mà cũng không làm nổi, phải phiền hà đến chồng!”.
“Đêm ấy tôi một mình đưa con vào viện. Trước đây không phải chồng chưa bày tỏ sự coi thường vợ ở nhà trông con. Nhưng trong hoàn cảnh đêm ấy mà chồng tôi vẫn có thể thốt ra những lời lẽ như vậy thì đã vượt quá giới hạn chịu đựng của tôi. Tôi nhận ra mình phải chấm dứt tình cảnh này không thể chờ đợi thêm được nữa”, Thuận nói.
Năm hôm sau, con trai Thuận đã gần khỏi bệnh, cô thông báo quyết định thuê người giúp việc ban ngày cho Vũ biết. Cô sẽ đi làm lại, hai vợ chồng cùng đóng góp chi tiêu trong nhà tương ứng theo mức lương hiện tại của mỗi người.
Video đang HOT
Ảnh minh họa
“Tôi nhận ra nếu không phải lý do bất khả kháng thì phụ nữ ở nhà trông con là một việc làm vô cùng dại dột. Một người giúp việc tốt đủ sức chăm sóc những đứa trẻ chu đáo. Phụ thuộc kinh tế vào chồng, con ốm mà anh ta đã tỏ thái độ như vậy. Nếu là bản thân tôi ốm hoặc bố mẹ tôi bị bệnh thì không biết chồng còn hành động ra sao.
Chưa nói sau mấy năm không đi làm, kiến thức chuyên môn rơi rụng, kinh nghiệm không được tích lũy. Sau này công việc xin được chắc chắn chẳng được như mong muốn. Cuộc sống trong những năm ấy cũng nào được vui vẻ khi phải tiêu tiền của chồng. Nhẹ thì bị chồng coi thường, khinh rẻ như tôi, nặng thì có khi anh ta còn ngoại tình. Thật chẳng thấy lợi lộc ở chỗ nào”, Thuận bày tỏ suy nghĩ.
Sau khi thuê người giúp việc thì Vũ mới nhận ra những “thiệt hại” của mình và thầm hối hận. Thuê người giúp việc trông bé ở độ tuổi con trai nhà Vũ, tiền công không hề thấp chút nào. Hàng tháng Vũ vẫn phải chi ra từng ấy tiền nhưng tối về anh vẫn phải chia sẻ việc nhà và chăm con với vợ. Vì lúc này Thuận đã đi làm có đóng góp cho gia đình.
Thế nhưng qua những “thiệt hại” ấy đã giúp Vũ nhận ra một điều, đó là gia đình không phải là “góp gạo thổi cơm chung” mà là sự sẻ chia, đồng cảm và thấu hiểu. Vợ chồng mà phân chia quá rạch ròi “việc của anh, việc của tôi”, nếu người chồng giao phó toàn bộ việc nhà và con cái cho vợ thì tình cảm vợ chồng cũng trở nên lạnh nhạt, không có sự kết nối, đồng cảm.
Qua những buổi tối cùng vợ nấu nướng, dọn dẹp, chơi đùa với con, Vũ cảm thấy gắn bó với gia đình hơn, hiểu thêm những nỗi vất vả của vợ. Đồng thời nhờ đó con trai bám bố hơn, mối quan quan hệ cha – con trở nên thắm thiết, gắn bó, bản năng làm bố trỗi dậy khiến Vũ càng thêm yêu gia đình, trân trọng những gì hiện tại mình có.
Hai lần hôn nhân tan vỡ chỉ vì xích mích với nhà chồng và bài học dành cho phụ nữ: Nếu thực sự yêu một người thì nên nỗ lực để chấp nhận gia đình đối phương!
Chồng và người nhà chồng tồn tại, có mối liên kết chặt chẽ trên nền tảng huyết thống. Chắc chắn phần đa người đàn ông sẽ không từ bỏ gia đình vì vợ.
Sau hôn nhân, có những mối quan hệ chồng chéo cần phải dung hòa và giải quyết. Khác với khi yêu đương là việc của 2 người. Kết hôn xong xuôi nàng dâu sẽ phải chung sống, qua lại với cả gia đình chồng. Bởi vậy đôi lúc mâu thuẫn cũng nhờ đó mà ập đến.
Ai mà chẳng có gia đình, anh em, đây là những mối quan hệ ràng buộc với nhau bằng huyết thống. Các nàng dâu khi bước vào nhà chồng lại càng cần chú ý hơn.
Khi bạn quyết định yêu ai đó thì hãy cố gắng chấp nhận gia đình của anh ấy. Nếu bạn không làm được điều đó thì chắc chắn hôn nhân không thể hạnh phúc nổi.
Hằng và Phong yêu nhau đã lâu và quyết định kết hôn. Phong là người đàn ông chững chạc, biết kiếm tiền nên Hằng rất yên tâm. Điều duy nhất khiến cô lăn tăn chính là việc mẹ của Phong nổi tiếng khó tính khó chiều.
Mặc dù vậy, Hằng vẫn quyết định kết hôn bởi hai người đã định sẵn là sẽ ở riêng. Hằng cho rằng nếu như không sống chung với mẹ chồng thì chẳng thể nào nảy sinh mâu thuẫn được.
Thế nhưng sau khi kết hôn, cứ ngày ngày mẹ chồng lại ghé đến căn hộ nhỏ của hai vợ chồng. Mẹ chồng Hằng rất thích góp ý. Từ chuyện nấu nướng, ăn uống đến việc trang trí sắp xếp nhà cửa của Hằng đều bị mẹ chồng can thiệp.
Dần dần Hằng cảm thấy chán nản vô cùng nhưng không biết cách nào để mẹ chồng ít qua nhà chơi. Có luôn cả định kiến từ trước khi kết hôn nên Hằng vô cùng chán ngán mẹ chồng, tỏ ra "nhát gừng nhát nghệ" khi trò chuyện và còn không tỏ ra vui vẻ khi bà đến nữa.
Mẹ chồng Hằng vốn rảnh rỗi nên coi luôn việc đến nhà con trai như một điều bắt buộc hằng ngày. Có lần Hằng tức giận nên có bật lại lời mẹ chồng, hai mẹ con hình thành xích mích, cãi vã.
Trong khi đó, mâu thuẫn mẹ chồng nàng dâu lên cao thì hai vợ chồng Hằng cũng chẳng giữ được sự hòa hợp, cãi cọ liên miên. Cuối cùng, Hằng và Phong đã đi đến quyết định ly hôn khi vợ chồng cô đều cảm thấy mệt mỏi quá mức.
Trong cuộc sống, có nhiều cặp vợ chồng ly hôn mà lý do không phải do hai người xích mích mà là bởi người khác kiểm soát hôn nhân. Thế mới nói, tình yêu là việc của hai người nhưng hôn nhân đã là chuyện của hai gia đình rồi.
02
Sau khi ly hôn, Hằng bực bội chia sẻ rằng bản thân mình đã suy nghĩ quá mức đơn giản trước khi kết hôn. Cô cho biết mình và chồng bị phá hỏng mối quan hệ chỉ vì mẹ chồng xuất hiện.
Cô đã không ưa mẹ chồng từ trước nên bà nói gì, làm gì cô cũng quy cho là bà đang khó chịu, muốn can thiệp quá sâu và quá mức vào mối quan hệ của mình.
Vậy mới nói khi quyết định kết hôn, dù là nam hay nữ thì đều phải thật lòng và biết cách chấp nhận gia đình của nhau. Chỉ khi bản thân và gia đình đối phương hòa thuận thì lúc đó mới nói đến việc hôn nhân hạnh phúc, vợ chồng sinh sống tốt đẹp.
Hai năm sau khi chia tay Phong, Hằng quyết định tái hôn lần nữa. Rút kinh nghiệm từ cuộc hôn nhân đầu tiên, Hằng đã đến thăm gia đình chồng vài lần và cố gắng hòa hợp hơn với họ.
Mọi chuyện dần dần thuận lợi hơn, cuộc hôn nhân thứ hai của Hằng cũng có vẻ hạnh phúc. Thế nhưng Hằng lại rất không ưa em gái của chồng. Vì bản thân Hằng là con gái một, được cả gia đình cưng chiều nên sau khi kết hôn, cô không quen thuộc với cảm giác phải chiều chuộng ai đó.
Chồng Hằng khá cưng chiều cô em gái đang là sinh viên của mình, thường xuyên cho em tiền tiêu nên trong mắt Hằng đó rõ ràng là một sự khó chịu. Thi thoảng mẹ chồng Hằng cũng nhắc nhở vợ chồng cô quan tâm nhiều đến em... những điều đó khiến Hằng dần dần ghét bỏ em gái chồng.
Đến lúc đó, cô vẫn cho rằng mình kết hôn là lấy chồng chứ không phải lấy gia đình anh. Em gái anh thì anh đi mà cưng chiều, việc nhà anh thì anh đi mà quan tâm lo lắng. Sự ích kỷ đó của Hằng khiến chồng cô cũng cảm thấy mệt mỏi. Cuối cùng, cuộc hôn nhân này của Hằng cũng tan vỡ.
Lại nói về chồng cũ của Hằng, anh ta tái hôn với một người vợ hiền lành và chu đáo. Mẹ chồng thì vẫn tối ngày nhắc nhở, ghé qua nhà con trai con dâu nhưng cô luôn vui vẻ chào đón và tiếp thu ý kiến của bà. Cuộc sống của họ sau đó vô cùng hòa thuận, tình cảm vợ chồng cũng vì thế mà tốt đẹp lên.
03
Sau hai cuộc hôn nhân thất bại, nhìn vào gia đình của 2 người chồng cũ đang hạnh phúc với vợ mới cuối cùng Hằng cũng nhân ra lí do tan vỡ đều đến từ việc cô chưa hòa nhập với nhà chồng, không yêu mến người nhà chồng như chính chồng mình.
Củ cải có vị ngọt thơm rất đặc trưng khi đem làm kim chi sẽ cho ra thành phẩm cực kì hấp dẫn. Cách làm món ăn này cũng không quá khác biệt và cầu kì so với kim chi cải thảo thường thấy thì tội gì mà không thử nhỉ?
Vậy mới nói, một người phụ nữ nếu như không chấp nhận gia đình chồng thì cho dù cô ấy có yêu người đàn ông ấy đến đâu đi chăng nữa thì cũng đừng kết hôn. Nếu không sau khi cả hai đã là vợ chồng, người đàn ông sẽ bị vướng mắc giữa vợ và gia đình, tiến thoái lưỡng nan. Cuộc hôn nhân vất vả như thế thì sớm muộn cũng sẽ tan vỡ.
Một người sau khi kết hôn nhất định phải đặt gia đình nhỏ của mình ở vị trí đầu tiên của mức độ quan trọng. Thế nhưng họ cũng không được tách rời tổ ấm nhỏ khỏi gia đình ban đầu.
Khi người đàn ông có bạn gái thì hãy đưa bạn gái về nhà ra mắt để xem hai bên có hòa hợp được với nhau hay không. Nếu có vấn đề gì thì họ cũng kịp thời tìm được cách giải quyết.
Con dâu cũng vậy, hãy nhẹ nhàng tiếp nhận gia đình chồng. Hãy kính trọng, yêu thương bố mẹ chồng như những gì chồng mình vẫn làm. Đừng có đối đầu một cách gay gắt từ những định kiến có sẵn ban đầu.
Chồng và người nhà chồng tồn tại, có mối liên kết chặt chẽ trên nền tảng huyết thống. Chắc chắn phần đa người đàn ông sẽ không từ bỏ gia đình vì vợ. Bởi vậy, người phụ nữ thay vì gay gắt, thái độ thì hãy thử mở rộng vòng tay, chấp nhận gia đình của anh ấy, giữ mối quan hệ ở mức hòa hoãn.
Nếu bạn không yêu thương được người nhà chồng thì hãy cố gắng giữ tình cảm ở mức cân bằng, tôn trọng. Đừng bao giờ dùng sự gay gắt trong việc xử sự. Đừng đẩy cuộc hôn nhân của mình vào hố chỉ vì không dung hòa được quan hệ trong nhà.
Vừa hoàn tất thủ tục kết hôn, chồng sắp cưới "lột mặt nạ" tiết lộ sự thật sốc óc (Phần 1) Tôi nghĩ mình không làm gì sai trái và bản thân cũng chỉ là một nạn nhân của Đại. Tôi thừa nhận mình là người phụ nữ có quá khứ chẳng mấy tốt đẹp. Thời còn là con gái, tôi có nhan sắc, học hành cũng thuộc top giỏi giang, có khá nhiều đàn ông vây quanh. Tuy nhiên, tôi không thích những...