Con nuôi bà chủ khối tài sản nghìn tỷ đã khai nhận thừa kế
Cho rằng anh em họ hàng bên gia đình mẹ nuôi không xuất trình được di chúc và các chứng cứ liên quan đến khối tài sản nghìn tỷ, Huệ đã làm thủ tục khai nhận một phần di sản thừa kế hồi tháng 6/2011, khi giấy tờ đang gửi ngân hàng.
Từ tháng 6/2011, trong khi đang “bất đồng quan điểm” về việc phân chia khối tài sản cả nghìn tỷ của bà Phấn để lại với những người anh em của mẹ nuôi, Huệ đã đơn phương đi khai nhận di sản thừa kế đối với hơn 20 sổ tín dụng tại các ngân hàng. Ước tính những thẻ tín dụng này có giá trị hàng triệu USD.
Luật sư Nguyễn Bảo Trâm, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Huệ cho biết, phía anh em của bà Phấn vẫn không xuất trình được di chúc và các giấy tờ hợp pháp chứng minh quyền sử hữu của mình trong khối tài sản đó. Họ cũng không có mặt tại ngân hàng để tiến hành mở két sắt giao các tài sản cho Huệ theo như thỏa thuận trong vi bằng. Vì vậy, để thực hiện quyền thừa kế của mình, cô con nuôi đã làm thủ tục khai nhận thừa kế trước các khoản tiền gửi do mẹ cô để lại tại một số ngân hàng.
Danh sách hơn 20 thẻ tín dụng của người đàn bà làm bún để lại được cô con gái nuôi khai nhận di sản thừa kế.
Ngày 6/6/2011, dù hơn 20 thẻ tín dụng này đang được gửi tại két sắt của ngân hàng Sacombank, song trước những giấy tờ chứng minh Huệ là người thừa kế duy nhất và hợp pháp của bà Phấn, cũng như xác nhận của ngân hàng về số dư có trong các thẻ tín dụng, Phòng công chứng số 1 (TP HCM) đã chứng nhận văn bản khai nhận di sản của cô đối với hơn 20 thẻ tín dụng do mẹ để lại.
Đến khi phía ông Phan (đại diện cho những người anh em của bà Phấn) phát hiện thì thủ tục khai nhận di sản thừa kế đã hoàn thành. Luật sư của ông Phan cho rằng, Huệ đã không minh bạch trong việc khai nhận di sản thừa kế đối với các sổ tiết kiệm tại ngân hàng. Vì vậy, phía ông Phan đã có đơn yêu cầu các ngân hàng ngăn chặn việc rút tiền tại các tài khoản trên do “chưa xác định rõ ràng”.
Vị luật sư này cũng thông tin thêm, phía ông Phan không tranh chấp về vấn đề thừa kế đối với khối tài của bà Phấn để lại. Họ chỉ muốn đòi lại những tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cũng như phần vốn góp của những người anh em khác trong khối tài sản đó.
“Hiện chúng tôi đã thu thập được một số bằng chứng xác minh việc góp vốn đầu tư của những người anh em bà Phấn từ nước ngoài gửi về và đang gửi giám định tại cơ quan chức năng. Cho đến khi thu thập được các chứng cứ thì sẽ khởi kiện đòi lại tài sản”, vị luật sư nói.
Trao đổi với VnExpress.net, lãnh đạo Phòng công chứng số 1 khẳng định quy trình chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế cho cô Huệ là hoàn toàn đúng theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp này, người thừa kế có thể xin xác nhận từ phía ngân hàng về những tài khoản mà người chết để lại mà không cần xuất trình với công chứng viên bản chính.
Video đang HOT
Ngoài việc làm thủ tục nhận thừa kế đối với các thẻ tín dụng, ngày 13/6/2011 cô Huệ còn làm thủ tục khai nhận thêm di sản là chiếc ôtô do mẹ cô để lại tại văn phòng công chứng Nguyễn Thị Tạc (TP HCM). Nhưng ông Phan đã có đơn khiếu nại cho rằng Hội đồng gia tộc chỉ đồng ý cho cô Huệ quản lý chứ không được khai nhận di sản. Tuy nhiên, ông Phan cũng không xuất trình được di chúc hoặc các chứng cứ xác nhận tài sản này đang có tranh chấp nên đến tháng 9/2011, văn phòng công chứng Nguyễn Thị Tạc đã đồng ý khai nhận di sản thừa kế chiếc xe này cho cô Huệ.
Liên quan đến việc Ngân hàng Sacombank đã thanh lý 2 hợp đồng thuê ngăn tủ sắt chứa khối tài sản nghìn tỷ của bà Phấn cho Huệ trong khi không được sự đồng ý của ông Phan, luật sư Bảo Trâm cho biết, sau hơn 2 tháng kể từ ngày hết hạn thuê ngăn tủ sắt với ngân hàng Sacombank, ngày 30/5, các bên có mặt tại ngân hàng để thanh lý hợp đồng. Nhưng do phía ông Phan không đồng ý cùng cô Huệ lấy tài sản về cũng không ký hợp đồng gia hạn thêm 30 ngày. Vì vậy, ngân hàng buộc phải thanh lý 2 hợp đồng thuê ngăn tủ sắt với Huệ và cô cam kết chịu trách nhiệm toàn bộ với khối tài sản nếu có bất kỳ tổn thất thiệt hại xảy ra.
“Để giữ hòa khí trong gia đình, cô Huệ chỉ mong muốn gia đình hợp tác nhằm tìm một hướng giải quyết hợp tình hợp lý cho những bất đồng quan điểm về thừa kế di sản. Ngoài ra, cô Huệ cũng sẵn lòng trao lại những tài sản trong di sản của mẹ nếu bất cứ ai chứng minh được quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật”, luật sư Trâm cho biết.
Ngày 10/3/2011, bà Phấn qua đời để lại khối tài sản cả nghìn tỷ đồng, nhưng không có di chúc. Lúc này Huệ – con gái nuôi duy nhất của bà đang du học tại Đức đã về nước chịu tang mẹ. Đến tháng 3/2011, người con nuôi cùng với 4 người cậu (em ruột bà Phấn) thống nhất lập vi bằng kiểm kê khối tài sản và tiến hành thuê ngăn tủ sắt tại ngân hàng Sacombank để gửi. Cho đến nay, hai bên vẫn chưa thống nhất được phương thức giải quyết tranh chấp.
Theo luật sư Hồng Vân (Đoàn luật sư TP HCM), việc cô Huệ sử dụng xác nhận của các ngân hàng về số dư trong thẻ tín dụng của người mẹ để lại để làm kê khai tài sản thừa kế là phù hợp với quy định của pháp luật về công chứng. Nếu trường hợp tài sản đi kê khai di sản thừa kế là bất động sản, xe… thì buộc phải có bản chính của giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản đó để đối chiếu.
Còn theo một thẩm phán TAND TP HCM, nếu ông Phan cho rằng Phòng công chứng số 1 chứng thực văn bản khai nhận di sản thừa kế cho cô Huệ trong trường hợp này là không đúng có thể kiện ra tòa. Chỉ có tòa án là cơ quan có thẩm quyền xác định hành vi của công chứng viên là đúng hay sai, bản khai nhận di sản thừa kế đó có giá trị pháp lý hay không.
Theo VNExpress
Bốn tháng bảo vệ cô con nuôi thừa kế tài sản nghìn tỷ
Hoàng, sinh năm 1988, được chọn là vệ sĩ của cô con nuôi "người phụ nữ nghìn tỷ" suốt gần 4 tháng, kể từ khi mẹ cô qua đời.
Đầu năm 2011, nhận yêu cầu từ thân chủ (tên Huệ) cần một vệ sĩ trẻ, tuổi từ 20 đến 25 đóng vai người yêu để bí mật bảo vệ cô trong đám tang người mẹ, sau khi rà soát toàn bộ nhân sự, Công ty Bảo vệ Tiến Long đã tìm được những "ứng viên" đủ điều kiện.
Hoàng, sinh năm 1988, cao khoảng 1,7 m, nước da ngăm và trông diện mạo khá thư sinh được chọn đóng giả người yêu của cô con nuôi "người đàn bà nghìn tỷ". Một số nhân viên khác cũng tham gia vào "phi vụ" này. Hoàng kể, lúc ấy anh đang làm ở phòng nhân sự Công ty Tiến Long nhưng cũng từng có kinh nghiệm làm vệ sĩ.
Sáng nay 6/6, Công ty Tiến Long đã xác nhận vệ sĩ Hoàng từng làm việc ở Công ty từ cuối năm 2010 đến đầu 2011 và là người bảo vệ cô con gái nuôi của bà Năm. Ảnh do cựu vệ sĩ cung cấp.
Có mặt tại đám tang của người "phụ nữ nghìn tỷ", Hoàng kể, đó là một ngôi nhà dát đá màu xám có 4 phòng, một phòng đặt thi thể chủ nhà vừa qua đời, một phòng của cô con nuôi, một phòng dành cho 2 người làm thuê và phòng còn lại để cho anh em con cháu trong dòng tộc từ nước ngoài về dự lễ tang.
Cô con nuôi của người đàn bà nghìn tỷ lúc ấy 24 tuổi, là một cô gái có thân hình nhỏ nhắn, chỉ cao khoảng 1,53 m, nặng khoảng 43 kg. Huệ cá tính, thông minh, phóng khoáng nhưng không sôi nổi, ít đùa. Dù vậy, khi vui, cô cười như "pháo ran". Du học ở Đức đã 3 năm, Huệ có lối sống khá Tây. Ngoài tiếng Việt cô còn nói được 4 thứ tiếng Đức, Anh, Pháp và Trung Quốc.
Nhiệm vụ của nhóm vệ sĩ được yêu cầu một mặt bảo vệ cho thân chủ, một mặt canh chừng 24/24 không cho ai vào phòng của người quá cố lục lọi đồ đạc. Riêng Hoàng do phải đóng giả người yêu của Huệ nên được đặc cách "ba cùng" (cùng ăn, cùng ở và đi lại kè kè) với cô chủ trong phòng riêng.
Theo lời kể của Hoàng, công việc vệ sĩ thời gian đầu khá suôn sẻ cho đến khi các anh em của bà Năm bàn việc chôn cất bà ở một nghĩa trang ở Singapore với giá mua kim tĩnh 2 tỷ đồng. Huệ cho rằng không nên bày vẽ tốn kém vì sinh thời bà Năm tu tại gia, sống giản dị, ăn chay trường, chỉ nên tổ chức lễ tang đơn giản.
"Lúc này phía anh em bà Năm quay sang mắng cô ấy bất hiếu. Bà đã nuôi cô ăn học vậy mà khi bà chết cũng không biết lo cho mẹ đàng hoàng. Thế là hai bên xích mích nhau nhưng cuối cùng cô ấy buộc phải làm theo ý của dòng họ", Hoàng thuật lại.
Sau khi kết thúc đám tang cũng là lúc hết thời hạn hợp đồng bảo vệ 24h nhưng Huệ đã tiếp tục yêu cầu công ty vệ sĩ gia hạn hợp đồng.
Chôn cất bà Năm xong, phía anh em của bà yêu cầu mở két sắt trong phòng bà nhưng Huệ một mực không cho. Đến sáng hôm sau, tranh thủ lúc các cô, cậu đi ăn sáng, Huệ lén kêu văn phòng Thừa phát lại Bình Thạnh (Văn phòng của Nhà nước thực hiện các công việc về thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ và một số công việc khác) đến mở két sắt.
"Có người báo tin, anh em dòng họ của bà Năm quay trở lại và kiên quyết cản không cho thợ mở khóa két. Bản thân chúng tôi lúc này buộc phải lộ diện là vệ sĩ để bảo vệ cho thân chủ", cựu vệ sĩ kể tiếp.
Thấy tình hình căng thẳng, Huệ gọi điện cho lực lượng công an phường Hiệp Tân đến can thiệp giữ trật tự. Các cán bộ công an cho biết đơn vị này không có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp tài sản mà chỉ yêu cầu hai bên ngồi lại để nói chuyện với nhau.
"Huệ nói muốn đem tài sản của má gửi vào ngân hàng nhưng các anh em của bà Năm không chấp nhận mà họ chỉ trích Huệ là "đứa con bất hiếu, má nhặt mày về nuôi cho ăn học thành người, bây giờ má chết mày đem vệ sĩ, thợ khóa đến phá nhà má mày như thế này à"", cựu vệ sĩ chứng kiến cảnh khẩu chiến kể lại.
Cuối cùng dưới sự chứng kiến của công an và văn phòng Thừa phát lại, thợ khóa đã được cho phép mở két sắt, trong đó có một cọc tiền mệnh giá 100 USD dày khoảng 6 phân, tiền giấy mệnh giá 200 đồng, 500, 2.000 đồng còn nguyên sêri, nhẫn hột xoàn kim, vòng vàng... Sau đó, người ta lật tung tủ quần áo, bàn làm việc, giường của bà Năm thấy chỗ nào cũng có tiền và vàng, trong đó nhiều nhất là dây vàng miếng Kim Thành rất xưa. Một số người cũng tìm trong nhà vệ sinh và những địa điểm bà Năm từng ở nhưng không phát hiện thêm tài sản nào.
"Nhìn thấy khối tài sản quá lớn ai cũng đứng ngây người, ánh mắt của họ thèm khát của cải như thể sẵn sàng ăn tươi nuốt sống nhau", Hoàng nhớ lại.
Đêm đó, cơ quan chức năng đã niêm phong phòng của bà Năm để đảm bảo không ai xâm phạm, phòng này có hai chìa khóa, Huệ được giao một chiếc còn ông Phong (em thứ tám của bà Năm) giữ một chiếc.
Sáng hôm sau toàn bộ số tài sản kia được cho vào 4 chiếc balo và mang đến ngân hàng Sacombank gửi trước sự chứng kiến ký nhận của hai bên: Huệ và ông Phong đại diện cho dòng tộc.
Tại ngân hàng, ông Phong yêu cầu Huệ bỏ ra 25.000 USD và ông cũng chi số tiền tương đương để thanh toán những chi phí lo hậu sự cho bà Năm, vé máy bay cho các anh em của bà đi về đám tang.
Huệ từng ngỏ lời muốn phân chia số tài sản kia cho mỗi người trong dòng tộc một ít nhưng phía các anh em của bà Năm không đồng ý mà đòi nhiều hơn nên xảy ra cự cãi. Sau đó Huệ yêu cầu những người này ra không được tiếp tục ở trong nhà của cô nên họ phải chuyển sang tá túc ở nhà anh em xung quanh. "Họ tiếp tục chửi Huệ là người vô ơn, ăn cháo đá bát nên cô ấy tức quá quyết định không phân chia tài sản mà nhờ luật sư can thiệp", câu chuyện được kể tiếp.
Sau một thời gian "ba cùng" với nhau trong cảnh trai chưa vợ gái chưa chồng, Hoàng và Huệ đã nảy sinh tình cảm. Hoàng kể, Huệ khá phóng khoáng trong chuyện tình cảm. Bản thân anh cũng yêu quý cô nhưng vì nghĩ đến nhiệm vụ phải làm tròn và áy náy khi nghĩ đến người mẹ của cô mới qua đời nên anh bảo Huệ để "khi mọi việc xong đâu đó rồi hai đứa sẽ công khai mối quan hệ". Phản ứng ấy của Hoàng khiến Huệ tỏ ra thất vọng.
Thời gian sau, Huệ vẫn nhờ Hoàng chở đến những địa điểm mà bà Năm từng cho thuê mặt bằng để nắm bắt tình hình, song cô thường yêu cầu nam vệ sĩ này ở ngoài khi cô vào nói chuyện với những người chủ thuê cơ sở.
Gần 4 tháng sau, Huệ ngừng hợp đồng với công ty Tiến Long để ký hợp đồng với một công ty bảo vệ khác. Từ đó Hoàng cũng không còn gặp lại Huệ nữa. Anh cho biết toàn bộ facebook của Huệ cũng bị xóa và anh không thể liên lạc với cô qua yahoo hay skype như trước.
Theo
Thần Giới có bản cập nhật cho mùa hè Sáng nay 31/5, webgame này đã cập nhật phiên bản tháng 6 với một số tính năng mới. Về phần hệ thống, điểm sôi nổi điều chỉnh thành 150 điểm. Phần thưởng chia thành 6 giai đoạn, hoàn thành giai đoạn nào có thể nhận thưởng ngay giai đoạn đó. Thần thú của bang hội cũng giảm tổng thể phòng ngự và sát...