Con nói dối cô giáo, bắt nạt bạn thân, mẹ áp dụng hình thức phạt con “bá đạo” nhưng hiệu quả bất ngờ
Sau khi biết con mắc nhiều lỗi ở trường, người mẹ này đã nghĩ ra cách phạt con khá đặc biệt nhưng mang lại hiệu quả trong việc răn dạy con biết cách cư xử đúng đắn hơn.
Có con ở độ tuổi đến trường là vấn đề khiến nhiều bậc cha mẹ đau đầu, từ việc chọn trường cho con, kèm cặp con học hàng ngày cho đến việc kịp thời phát hiện hành động chưa đúng, đưa ra các hình thức xử lý để dạy bảo con mỗi khi con mắc lỗi. Mỗi đứa trẻ là một cá thể khác nhau, và trong việc giải quyết các vấn đề của con, cha mẹ cần có cách ứng phó khéo léo, thông minh để vừa có thể khiến bé nhận ra lỗi của bản thân lại vừa giúp bé cải thiện tình hình, tiến bộ hơn trong học tập cũng như ứng xử.
Phạt trẻ là cả một nghệ thuật ứng xử đòi hỏi cha mẹ sự khéo léo và tinh tế (Ảnh minh họa)
Khi trẻ mắc lỗi, cha mẹ có rất nhiều hình thức trách phạt khác nhau. Thế nhưng, cách làm của bà mẹ đến từ Canada này lại có vẻ hơi khác một chút. Chị Amanda Mitchell có con gái là bé Hannah năm nay lên 9 tuổi và đang dần bước vào giai đoạn khá ương bướng. Chị cho biết “ Một hôm tôi nhận được cuộc điện thoại từ cô giáo chủ nhiệm của con. Cô nói rằng con bé cả tuần vừa rồi hành xử rất tệ. Hai ngày liên tục bé Hannah bị cô giáo phát hiện đi lang thang trong hội trường nhà ăn thay vì ở trong lớp như lời cô dặn. Hannah còn cố tình chọc ghẹo, bắt nạt chính cô bé bạn thân của mình. Đỉnh điểm hơn là con còn dám nói dối với các thầy cô khác về cô giáo chủ nhiệm lớp.”
Ngay lập tức, bà mẹ này đã thực hiện hình phạt với con gái bằng cách thu dọn tất cả đồ đạc trong phòng của con, từ tivi, điện thoại, máy tính, đồ chơi. Mọi thứ trong phòng dường như biến mất chỉ trong nháy mắt, Mitchell chỉ để lại duy nhất chiếc giường và 1 bộ quần áo có in chữ “Chống bắt nạt bạn” cho con gái. Mitchell đề nghị con phải mặc bộ đồ đó trong vòng 1 tuần liền để tỏ rõ thái độ phản đối hành vi bắt nạt bạn của con. Ngoài ra, mỗi ngày bé Hannah còn phải chép phạt 50 lần các cụm từ: “Con sẽ không nói dối – Con sẽ không bắt nạt các bạn – Con sẽ có trách nhiệm hơn với hành động của mình”.
Căn phòng trống trơn của con gái sau khi bị mẹ phạt tịch thu mọi đồ dùng.
Video đang HOT
Sau khi chia sẻ bài viết của mình về cách phạt con, rất nhiều người đã bày tỏ quan điểm ủng hộ và cho rằng đó là cách dạy con khôn ngoan và thông minh. Nhưng cũng không ít người nhận xét rằng cách phạt con của Mitchell có phần cực đoan khi tước đi toàn bộ đồ dùng trong phòng của con, bắt con mặc nguyên 1 bộ đồ trong cả tuần liền như vậy.
Mitchell chia sẻ: “ Tôi chưa từng chia sẻ những vấn đề nhạy cảm như thế này trên mạng xã hội bao giờ. Nhưng lần này tôi quá bức xúc và mong muốn kịp thời ngăn chặn các hành vi xấu của con nên tôi đã nghĩ ra cách phạt này. Tôi thường giặt bộ đồ đó cho con vào buổi tối sau khi con đã đi ngủ và tất nhiên không để Hannah biết việc này. Tôi không nghĩ đây là hình phạt quá ghê gớm hay nặng nề với con cái. Nếu bây giờ tôi không phạt bé thì sau này con sẽ phạm những tội còn nghiêm trọng hơn, lúc đó ai sẽ là người chịu trách nhiệm?“.
Phạt con có rất nhiều cách, nhưng phạt làm sao để con hiểu ra lỗi của mình và sửa đổi theo hướng tích cực mới là điều quan trọng (Ảnh minh họa)
Sau khi bị mẹ phạt, bé Hannah đã nhận ra lỗi của mình và vô cùng hối hận về những hành vi không tốt đó. Chị Mitchell cũng đã giảm nhẹ hình phạt đối với con. Thay vì chép phạt 50 lần thì bé chỉ phải viết 25 lần, bé có bốn chiếc áo thay vì một chiếc để mặc thay đổi trong tuần.
Nguồn: Dailymail
Theo Helino
Con 3 tuổi bướng bỉnh, bạo lực phải làm sao?
Con trai tôi hiện đã được 33 tháng tuổi. Bé rất năng động, thích chơi bạo lực như cầm cây đập cửa.
Khi không vừa lòng điều gì, bé thường đánh vào người mẹ, cắn mẹ, đập cửa hoặc ném đồ lung tung. Ba mẹ đã cố gắng nói, giải thích cho bé nhưng không hiệu quả. Xin hỏi những lúc bé nóng giận như vậy, ba mẹ nên làm gì để bé không hung dữ nữa ạ. Cảm ơn chuyên gia. (Nga)
Ảnh: scarymommy.com
Trả lời
Theo thông tin ban đầu chị chia sẻ thì con trai chị năm nay gần 3 tuổi, bé năng động và chơi khá bạo lực... Đặc biệt, bé dễ nổi nóng và các can thiệp của gia đình không hiệu quả.
Để hiểu rõ về tình trạng của bé, chúng tôi cần nhiều thông tin hơn. Chẳng hạn, ngoài các dấu hiệu như quá năng động, đập cửa, nổi nóng và tấn công người khác khi không vừa ý thì bé còn vấn đề nào liên quan đến sự ương bướng, thích làm trái ý người khác, thích độc lập hay không? Gia đình cũng nên quan sát xem bé có thể tập trung vào một trò chơi hay hoạt động cụ thể nào khoảng 5 phút trở lên hay không? Và một thông tin khá quan trọng nữa là: thời gian diễn ra các dấu hiệu này được bao lâu rồi? Bé chỉ tấn công ba mẹ hay tấn công ai khác nữa?
Tuy nhiên, tạm thời, chúng tôi có thể khoanh vùng vấn đề của bé ở ba trường hợp:
- Bé có những dấu hiệu của "khủng hoảng tuổi lên 3".
- Bé có những dấu hiệu sớm của chứng "Tăng động giảm chú ý - ADHD".
- Cũng không loại trừ khả năng bé bắt chước, học theo cha mẹ hay bạn bè, thầy cô ở trường mầm non những hành vi bốc đồng, gây hấn đó. Bởi hành vi bốc đồng thường rất dễ gây ấn tượng mạnh cho trẻ, từ đó khiến trẻ học theo.
Nếu bé rơi vào trường hợp khủng hoảng tuổi lên 3 hay chỉ là học theo người lớn thì gia đình cần tìm hiểu kĩ hơn sự phát triển tâm lý của trẻ ở tuổi này để biết cách ứng xử, giáo dục. Bản thân ba mẹ phải làm gương tốt, không nộ nạt, trách phạt con vô lý, thiếu giải thích lý do... Bởi những hành động đó chỉ làm vấn đề của trẻ trầm trọng hơn hoặc gây tổn thương cho trẻ khi chúng còn quá nhỏ - chưa nhận thức đầy đủ về hành vi mình làm cũng như hậu quả của các hành vi đó.
Nếu gia đình tìm hiểu và phát hiện sớm con có các dấu hiệu của chứng ADHD, thì nên mang con đến thăm khám ở các cơ sở chuyên môn như phòng khám tâm lý, khoa Tâm lý các bệnh viện Nhi để tìm ra câu trả lời, cũng như nhận được hướng dẫn giải quyết vấn đề.
Chúng tôi mong nhận được phản hồi cụ thể hơn từ chị và gia đình để có những tư vấn xác đáng hơn.
Chúc gia đình chị nhiều sức khỏe!
Thạc sĩ tâm lý Lê Minh Huân
Giảng viên khoa Tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP. HCM
Theo vnexpress.net
3,7 triệu trẻ em Afghanistan không được đến trường Một cuộc khảo sát mới cho thấy có tới 3,7 triệu trẻ em trong độ tuổi đến trường ở Afghanistan không được đi học, vì chiến tranh, nghèo khổ và một số lý do khác. Trẻ em gái chiếm 60% tổng số trẻ em Afghanistan không được đến trường REUTERS Cuộc khảo sát nói trên, do Bộ Giáo dục Afghanistan và Quỹ Nhi...