Con những lãnh đạo đã được sửa điểm năm 2018 có phải “hồng phúc” cho dân tộc?
Thực tế, nếu con lãnh đạo giỏi, có tài năng và đức độ thì việc con lãnh đạo làm lãnh đạo là điều rất bình thường, không có gì phải lên tiếng, bàn cãi.
Năm 2015, sau khi có thông tin con một số lãnh đạo địa phương được bổ nhiệm vào một số vị trí lãnh đạo đã tạo ra những thị phi cho xã hội.
Trao đổi với báo chí lúc bấy giờ, bà Nguyễn Thị Quyết Tâm, Phó Bí thư Thành ủy Hồ Chí Minh đã chia sẻ rằng: “ Việc con em lãnh đạo được giao trọng trách quản lý là điều hạnh phúc của dân tộc, không có gì phải nghi ngại“.
Thực tế, nếu con lãnh đạo giỏi, có tài năng và đức độ thì việc con lãnh đạo làm lãnh đạo là điều rất bình thường, không có gì phải lên tiếng, bàn cãi.
Nhưng, nếu con lãnh đạo như một số vị ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình gian lận điểm thi để vào đại học mà sau này làm lãnh đạo thì đó là không phải là “hồng phúc” mà sẽ là “đại họa” cho dân tộc.
Ảnh minh họa, nguồn: VTV.vn
Những thí sinh có điểm thi đầu vào chỉ được trên dưới 10 điểm, thậm chí có thí sinh chỉ 0,45 điểm/ 3 môn thi mà nghiễm nhiên được bước vào các trường đại học danh tiếng thì thật là tai họa.
Tuy nhiên, các thí sinh này vào đại học được bởi một số cán bộ quản lý giáo dục, cùng với một đội ngũ phụ huynh là các lãnh đạo một số ban ngành của các địa phương này đã tạo nên một sự kiện chấn động trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018.
Chúng ta cứ nhìn xem những người đã bị khởi tố và bị bắt giam sẽ thấy câu nói “nhà dột từ nóc” của ông bà xưa thật chí lý.
Những người được giao nhiệm vụ trong Hội đồng thi đã lợi dụng nhiệm vụ, chức trách của mình tạo ra việc mua bán, đổi chác.
Từ Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Trưởng phòng Khảo thí đến một số cán bộ quản lý nhà trường nằm trong Hội đồng thi tham gia vào đường dây khép kín này.
Ai là người móc ngoặc, tác động để một số phụ huynh là lãnh đạo địa phương có con được sửa và nâng khống điểm thi một cách bất thường?
Chúng ta nhìn vào danh sách các phụ huynh ở Hòa Bình mà hãi hùng với sự bề thế của họ.
Nào là cháu ruột ông Bùi Văn Cửu- Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh; con ông Nguyễn Văn Hải – Trưởng phòng Cảnh sát giao thông tỉnh; con ông Phạm Tuấn Linh – Phó Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy Công an tỉnh;
Video đang HOT
Ở Sơn La, Hà Giang thì phụ huynh có các thí sinh được sửa điểm cũng toàn là những vị lãnh đạo của địa phương, đó là:Con ông Trần Văn Tiệp – Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh; con ông Đỗ Hải Hồ -Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh…
Cục trưởng Cục thống kê tỉnh, Cục trưởng Cục thuế tỉnh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục, Phó Chủ tịch huyện, thành phố, Giám đốc một số ngành…
Sự dùng dằng không công bố danh sách thí sinh được sửa điểm đã có nguyên cớ rất rõ ràng. Đa phần các thí sinh này có phụ huynh hoặc người thân là lãnh đạo của địa phương.
Điều không ai có thể ngờ tới đường dây chạy điểm này lại có nhiều vị “tai to mặt lớn” đến vậy.
Nếu như ở Hà Giang ngay sau khi phát hiện tiêu cực thì điểm thật của các thí sinh đã được trả lại trước khi các em nộp hồ sơ xét tuyển đại học.
Riêng Hòa Bình, Sơn La thì nhiều chứng cứ đã bị hủy, mức độ sửa điểm tinh vi, xảo quyệt hơn nên đã gây khó khăn cho cơ quan điều tra. Vì thế, phải nhiều tháng sau thì chân tướng sự việc mới bị phơi bày.
Chính vì sự dùng dằng, giấu giếm danh sách thí sinh được nâng điểm càng tạo nên sự tò mò của dư luận.
Bởi, thói đời là thế, cái gì của người này cố giấu giếm thì người khác càng muốn tìm tòi, khám phá. Hơn nữa, hàng trăm thí sinh đã bị phát hiện đâu phải là con số nhỏ mà Bộ và các địa phương này tính giữ kín?
Đến thời điểm bây giờ, chúng ta có thể khẳng định sai lầm của Bộ và 2 Sở Giáo dục- Đào tạo Hòa Bình, Sơn La là không công bố danh sách những thí sinh được sửa điểm ngay từ khi cơ quan điều tra có kết quả.
Cuối cùng, danh tính thí sinh và các phụ huynh cũng được phơi bày trên các phương tiện thông tin đại chúng mà Bộ và ngành giáo dục các địa phương này càng mất uy tín.Nếu như công bố ngay từ đầu thì có lẽ dư luận cả nước đã không bất bình lớn như bây giờ. Các phụ huynh và ngay cả các em thí sinh cũng không ê chề như những ngày qua.
Tuy nhiên, một số phụ huynh là lãnh đạo có con nằm trong danh sách được nâng điểm ở cả 3 địa phương này đã và đang lên tiếng phủ nhận việc tác động, can thiệp, chạy điểm của con mình.
Suy cho cùng, đó cũng là một điều “rất bình thường” trong một câu chuyện “không bình thường”.
Trước đây, Tổng thống Nam PhiNelson Mandela đã từng nói:” Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa.
Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên“.
Vì thế, sự việc tiêu cực trong kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2018 ở Hà Giang, Hòa Bình, Sơn La là nguy hiểm cho tương lai đất nước.
Bởi cha mẹ, người thân các thí sinh này đều là những người có vị thế, quyền uy ở địa phương.
Nếu trót lọt, hàng trăm cử nhân có chất lượng đầu vào thấp như vậy nhưng sau này họ trở thành “trí thức” thì chắc chắn họ sẽ được tuyển dụng, thậm chí là cơ cấu vào bộ máy lãnh đạo địa phương.
Lúc đó, liệu con lãnh đạo mà như thế này có còn là “hồng phúc” cho dân tộc?
Tài liệu tham khảo:
https://vietnamnet.vn/vn/giao-duc/tuyen-sinh/nhung-thi-sinh-duoc-nang-diem-o-hoa-binh-lo-danh-tinh-phu-huynh-524607.html
NGUYỄN NGUYÊN
Theo giaoduc.net.vn
'Bộ GD&ĐT nên xin lỗi thí sinh trượt đại học oan vì những kẻ gian lận'
Thạc sĩ Phạm Thái Sơn cho rằng Bộ GD&ĐT và cá nhân bộ trưởng nên xin lỗi toàn dân, Quốc hội và nhất là những thí sinh bị trượt oan đại học vì bị "con ông cháu cha" lấy mất cơ hội.
108 thí sinh từ hai tỉnh Hòa Bình và Sơn La được xác định liên quan gian lận điểm thi đã và đang bị xử lý. Các trường khối công an đã trả 53 sinh viên được nâng điểm về 2 tỉnh này.
Thế nhưng, các trường đều không tuyển bổ sung vì hiện tại đã chuẩn bị diễn ra kỳ thi THPT quốc gia 2019. Điều đó đồng nghĩa ít nhất 53 thí sinh đã không thể chạm tay vào cánh cổng đại học trường công an mà những bạn được nâng điểm thi đã lấy mất.
Tiến sĩ Vũ Đình Ánh đã phải thốt lên rằng: "Việc biến điểm từ 0 thành 9 là bài toán không một học sinh chuyên nào giải được". Cũng không ai trả được ước mơ cho 53 thí sinh nào đó đáng ra đã đỗ trường công an bằng thực học nói riêng, và 108 suất của các trường đại học nói chung.
"Xử thật nghiêm là lời xin lỗi thuyết phục nhất"
Sau khi các trường đại học xử lý thí sinh liên quan gian lận điểm thi, nhiều ý kiến cho rằng nên tuyển thay thế số sinh viên bị loại, đó là sự công bằng với những em "chân tài, thực học".
"Bộ GD&ĐT nên xin lỗi những em rớt đại học ở các trường có thí sinh được nâng điểm. Họ đã bị người khác chiếm chỗ, lấy đi cơ hội trúng tuyển bằng gian lận", tài khoản Văn Sơn nêu ý kiến.
Tương tự, độc giả Hoàng Nguyên rất băn khoăn về những trường hợp bị rớt oan: Nhìn danh sách phụ huynh của những thí sinh được nâng điểm chỉ càng thêm uất ức. Nó trả lời câu hỏi tại sao những kỳ thi trước đó, có em được 30,5 điểm vẫn rớt đại học. Bộ đặt ra kỳ thi để đánh giá năng lực của học sinh, nhưng với những gì đã xảy ra, rõ ràng nhiều em có năng lực lại không được công nhận.
Tài khoản Viết Thu cũng đặt câu hỏi tại sao Bộ GD&ĐT đã xử lý những thí sinh gian lận nhưng không hề đả động đến sĩ tử bị chính các bạn "con ông cháu cha" cướp đi cơ hội. Theo người này, nếu bộ không thể mời các em ấy vào học thì nên nói một lời xin lỗi.
Biết số điểm mà những thí sinh gian lận được nâng khống, nhiều người lại càng buồn khi nhớ lại học sinh trượt đại học một cách đau đớn. Ảnh: Chụp màn hình.
Buồn và thất vọng cũng là cảm xúc của cô Trương Thị Bích Thủy, Hiệu trưởng trường THPT Trưng Vương (TP.HCM), khi thấy danh sách gian lận thi cử của phụ huynh được cho là những cán bộ ở địa phương và các sĩ tử.
"Báo chí, mạng xã hội cập nhật thông tin về vụ gian lận điểm thi năm 2018. Mồ hôi và cả nước mắt của học trò, cha mẹ, thầy cô đã đổ xuống. Đau lắm! Không thể không nghĩ về những học sinh trượt đại học một cách đau đớn, chỉ vì thiếu 0,25 điểm", cô Thủy chia sẻ.
TS Hoàng Ngọc Vinh, nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD&ĐT, cho rằng bộ nên có lời giãi bày với những thí sinh đã trượt oan uổng. Theo ông, lời xin lỗi thuyết phục nhất lúc này không gì bằng bộ xử lý thật nghiêm những người dưới quyền đã nhúng tay vào gian lận.
Không còn cơ hội xét tuyển bổ sung
Trước đó, trao đổi với báo chí, thượng tá Nguyễn Mạnh Cường, Trưởng phòng Tổng hợp, Cục Đào tạo (Bộ Công an), cho biết mỗi thí sinh khi đăng ký sơ tuyển vào các trường công an, đều được cấp một giấy chứng nhận sơ tuyển duy nhất và chỉ có giá trị tuyển sinh trong năm đó.
Ngoài ra, chỉ tiêu tuyển sinh vào các trường công an đã được Bộ Công an ban hành theo từng năm. Năm 2018, công tác tuyển sinh đã kết thúc, hiện các trường và công an địa phương triển khai thực hiện công tác tuyển sinh năm 2019. Do đó, Bộ Công an không tuyển bổ sung sau khi trả 53 sinh viên về 2 tỉnh Hòa Bình và Sơn La.
Các thí sinh trượt oan không còn cơ hội chạm tay vào cánh cổng đại học mà mình mơ ước, dù các em đủ thực lực. Ảnh minh họa: Anh Tuấn.
Chia sẻ về vấn đề này, thạc sĩ Phạm Thái Sơn, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ doanh nghiệp, ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, nói ông rất đồng cảm với những thí sinh đã bị đánh cắp ước mơ một cách trắng trợn. Tuy nhiên, ông cho rằng việc yêu cầu các trường đại học xét tuyển bổ sung những thí sinh này rất khó.
"Việc trúng tuyển đại học là xét theo điểm chuẩn. Nếu trường không điều chỉnh điểm chuẩn, các em bị rớt oan vẫn không vào đại học được. Đồng ý rằng chúng ta sẽ thấy vô lý khi sĩ tử rớt oan không được tuyển bổ sung. Nhưng hiện tại, thời gian cho việc xét tuyển bằng điểm thi cũng đã hết. Các trường không thể làm theo cảm tính", ông Sơn nói.
Cán bộ của ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM này cũng cho rằng Bộ GD&ĐT và cá nhân bộ trưởng nên có lời xin lỗi trước toàn dân, Quốc hội và nhất là những thí sinh bị trượt oan vì lỗi của người khác.
Theo Zing
Các quan chức "chạy điểm" cho con giờ ra sao? Sơ GD-ĐT Sơn La đa năm đươc thông tin môt sô lanh đao đang công tac tai đơn vi co con năm trong danh sach sưa điêm thi trong ky thi THPT Quôc gia 2018 ma bao chi phan anh. "Moi ngươi ơ đơn vi cung ban tan, đôn thôi nhiêu nhưng chưa co thông tin chinh thưc. Hiên nay cac lanh đao...