Còn nhiều vướng mắc trong việc triển khai dạy tiếng Anh tăng cường
Tiếp tục thực hiện Chương trình giám sát chuyên đề ‘Tình hình và kết quả thực hiện Nghị quyết số 123/2019/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh cho HS phổ thông từ lớp 3 đến lớp 12 từ năm học 2019-2020 đến năm học 2024-2025 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu’, ngày 19/10, Đoàn giám sát HĐND tỉnh đã khảo sát thực tế các trường học trên địa bàn TX.
Phú Mỹ.
Ông Bùi Chí Tình, Phó Trưởng Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh, phụ trách Đoàn giám sát trao đổi với GV, HS Trường TH Châu Pha A.
Đoàn đã khảo sát tại 4 cơ sở giáo dục, gồm: Trường TH Châu Pha A, TH Châu Pha B, THCS Tóc Tiên và THPT Hắc Dịch. Tại các cơ sở giáo dục, Đoàn đã lắng nghe lãnh đạo Phòng GD-ĐT TX.Phú Mỹ, ban giám hiệu các trường chia sẻ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Nghị quyết và đề xuất, kiến nghị để triển khai Nghị quyết hiệu quả hơn. Đoàn ghi nhận hầu hết các trường gặp khó khăn về nhân sự, cơ sở vật chất, trang thiết bị để triển khai dạy tiếng Anh tăng cường.
Qua khảo sát, ông Bùi Chí Tình, Phó Trưởng Ban Văn hóa-Xã hội HĐND tỉnh, phụ trách Đoàn giám sát cho biết, nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn TX. Phú Mỹ đã triển khai dạy học tăng cường 2 tiết tiếng Anh/tuần theo tinh thần Nghị quyết 123 của HĐND tỉnh. Việc dạy tiếng Anh tăng cường đã góp phần nâng cao năng lực ngoại ngữ, giúp HS tự tin hơn trong giao tiếp tiếng Anh.
Tuy nhiên, khảo sát thực tế cho thấy, trên địa bàn, còn một số trường chưa thực hiện dạy tiếng Anh tăng cường theo Nghị quyết 123; nhiều trường đã triển khai nhưng chưa đồng bộ hoặc triển khai chưa đúng theo tinh thần Nghị quyết. Nguyên nhân chủ yếu là do thiếu nhân sự, nhận thức của đơn vị chưa đầy đủ về vấn đề này. Đoàn giám sát yêu cầu các trường có phương án thực hiện đầy đủ, hiệu quả để bảo đảm quyền lợi của HS.
Đoàn giám sát của HĐND tỉnh sẽ tiếp tục làm việc với các nhà trường, địa phương để lắng nghe chia sẻ về khó khăn, vướng mắc, cũng như đề xuất , kiến nghị để từ đó có giải pháp tháo gỡ nhằm thực hiện Nghị quyết một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đề ra.
Video đang HOT
Dự kiến ngày 21/10, Đoàn giám sát của HĐND tỉnh sẽ khảo sát các trường TH, THCS, THPT trên địa bàn huyện Xuyên Mộc.
Một huyện 18 trường tiểu học nhưng chỉ có 1 giáo viên Tiếng Anh
Toàn huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang có 18 trường tiểu học nhưng hiện chỉ có duy nhất 1 giáo viên dạy Tiếng Anh.
18 trường tiểu học, 2.609 học sinh lớp 3 nhưng chỉ có 1 cô giáo Tiếng Anh
Chia sẻ với VietNamNet, ông Bùi Văn Thư, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang), cho hay vấn đề bức thiết mà ngành giáo dục địa phương đang phải đối mặt đó là việc thiếu trầm trọng giáo viên dạy Tiếng Anh.
Từ năm học 2022-2023, cả nước thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông mới đến lớp 3, bắt buộc học sinh phải được học 4 tiết Tiếng Anh/tuần. Năm học này, toàn huyện Mèo Vạc có 2.609 học sinh đang học lớp 3 với 76 lớp. Do đó, theo tính toán, với 4 tiết/tuần/lớp x 35 tuần thực học x 76 lớp, tất cả các trường ở huyện Mèo Vạc cần 10.640 tiết Tiếng Anh/năm học. Ở các khối lớp còn lại đây là môn tự chọn, nếu chưa có điều kiện có thể chưa học.
Trong khi đó, huyện chỉ có duy nhất một giáo viên Tiếng Anh - tình cảnh mà ông Thư cho là "rối ren nhất của tỉnh Hà Giang".
"Các huyện khác dù có thể cũng khó khăn nhưng còn có khoảng vài giáo viên" - vị trưởng phòng nói
Một giờ học Tiếng Anh của học sinh lớp 3 tại huyện Mèo Vạc với sự hỗ trợ việc dạy trực tuyến bởi thiếu hụt giáo viên.
Theo ông Thư, nguyên nhân việc thiếu hụt giáo viên Tiếng Anh là do trước đây, môn này ở tiểu học chỉ là tự chọn. Từ vài năm nay, khi có chủ trương môn Tiếng Anh trở thành môn bắt buộc với học sinh lớp 3 ở Chương trình phổ thông mới, công tác chuẩn bị giáo viên cũng được triển khai nhưng vì nhiều lý do mà giáo viên Tiếng Anh vẫn thiếu hụt.
Các lý do như ông Thư cho biết, thứ nhất là thực hiện việc tinh giản biên chế nên dẫn đến thiếu giáo viên nói chung. Thứ hai, cách đây mấy năm, huyện cũng có tuyển được một số nhưng lại phân cho cấp THCS bởi lúc đó môn Tiếng Anh ở bậc học này là bắt buộc. Huyện cũng có chương trình cử giáo viên đi học văn bằng 2, thế nhưng bởi môn này khá đặc thù nên không phải ai cũng học được.
"Mèo Vạc là huyện đặc biệt khó khăn, khó khăn nhất của tỉnh Hà Giang và là 1 trong 62 huyện nghèo của cả nước. Điều kiện kinh tế xã hội khó khăn nên dù chúng tôi muốn tuyển người nhưng cũng khó.
Trước đây, huyện có 2 giáo viên dạy khối tiểu học nhưng họ chuyển công tác về vùng xuôi vào các năm 2020, 2021. Giáo viên Tiếng Anh duy nhất của khối tiểu học hiện công tác trên địa bàn huyện là cô giáo trẻ sinh năm 1995, người Hà Giang. Cô giáo này dạy cho Trường Tiểu học thị trấn Mèo Vạc và hỗ trợ cho một số trường lân cận. Chúng tôi cũng mới tuyển được cô giáo này năm 2021. Trước đây, cô từng dạy hợp đồng ở địa bàn khoảng 2 năm".
Còn số lượng giáo viên Tiếng Anh ở cấp THCS của huyện này dù khá hơn, song cũng chưa đáp ứng nhu cầu.
"Cấp THCS có 18 trường và hiện có 25 giáo viên dạy Tiếng Anh. Số này thực ra cũng chưa đủ theo quy định, song tạm thời còn có thể khắc phục được".
Nhờ miền xuôi hỗ trợ miền ngược
Ông Thư cho hay, vấn đề giáo viên Tiếng Anh tạo áp lực cho ngành giáo dục huyện. Ngay từ đầu năm, huyện Mèo Vạc đã phải xây dựng phương án dạy học kết hợp giữa trực tuyến với trực tiếp để làm giải pháp tạm thời, trong bối cảnh thiếu hụt quá nhiều giáo viên như vậy.
Và mới đây, huyện được Trường Marie Curie (Hà Nội) hỗ trợ cho 20 giáo viên dạy trực tuyến cho học sinh khối lớp 3.
Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Mèo Vạc đã đề nghị Trường Marie Curie hỗ trợ dạy trực tuyến 3 tiết/tuần từ điểm cầu Hà Nội, 1 tiết còn lại sẽ do các thầy cô huyện Mèo Vạc phụ trách. "Với 1 tiết này, chúng tôi điều động tăng cường giáo viên cấp THCS xuống dạy hỗ trợ cho tiểu học, chia theo từng xã".
Theo tính toán, với 3 tiết/tuần/lớp x 35 tuần thực học x 76 lớp, Trường Marie Curie sẽ hỗ trợ dạy trực tuyến cho tất cả các trường ở huyện Mèo Vạc là 7.980 tiết/năm học. Kinh phí mà Trường Marie Curie bỏ ra trả lương giáo viên cho việc hỗ trợ này là 160.000 đồng/tiết; như vậy với 7.980 tiết sẽ cần 1,276 tỉ đồng.
Sau khi được trường bạn hỗ trợ, UBND huyện Mèo Vạc đã gấp rút đầu tư trang thiết bị cần thiết để đảm bảo việc dạy học trực tuyến diễn ra hiệu quả, chất lượng nhất.
Ông Thái Văn Tài, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD-ĐT), nhận định huyện Mèo Vạc đã rất linh hoạt khi tìm kiếm sự giúp đỡ của cộng đồng. Ông Tài cũng cho hay, hiện nay, nhiều địa phương đã có các biện pháp khác nhau để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, như: điều động, biệt phái giáo viên từ vùng thuận lợi sang vùng khó, từ trường này sang trường khác...
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, để thực hiện việc dạy ngoại ngữ theo Chương trình giáo dục phổ thông mới cho lớp 3 năm học 2022- 2023, cả nước cần thêm 5.322 giáo viên, còn cho 2 năm tiếp theo lần lượt là 2.207 và 2.061.
Trong đó, Yên Bái hiện có 132 giáo viên, còn thiếu 148 giáo viên; Tây Ninh có 250 giáo viên, thiếu 105 giáo viên; Lai Châu có 76, thiếu 164 giáo viên; Bình Phước có 189, thiếu 204 giáo viên; Hà Giang có 138, thiếu gần 300 giáo viên....
Bộ GD-ĐT nhìn nhận, việc tuyển dụng giáo viên ở một số địa phương khó khăn do không có biên chế để tuyển dụng; có biên chế nhưng không tuyển được giáo viên do giáo viên không đủ điều kiện về trình độ đào tạo hoặc không có cơ chế thu hút giáo viên.
Nhận diện khó khăn, trở ngại dạy Tiếng Anh, Tin học ở cấp Tiểu học Nhiều địa phương gặp khó về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên khi triển khai dạy môn Tiếng Anh và Tin học. Dạy học tin học tại Trường Tiểu học Định Sơn (Cẩm Giàng, Hải Dương). Ảnh: Đức Trí Dạy học trong bối cảnh đó cần quan tâm, khắc phục ra sao? TS Thái Văn Tài (ảnh nhỏ), Vụ trưởng Vụ...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Salah thừa nhận đã sẵn sàng chia tay Liverpool
Sao thể thao
Mới
Cục trưởng, NSND Xuân Bắc khoe tình bạn 'hết nước chấm' với Đại tá Tự Long
Sao việt
3 phút trước
Vừa rút đơn kiện Mercedes Việt Nam, ca sĩ Duy Mạnh tung ngay bài 'Bố chuột'
Nhạc việt
7 phút trước
Shia LaBeouf kể chuỗi ngày ngủ ngoài công viên
Sao âu mỹ
22 phút trước
'Lật mặt 8' của Lý Hải cán mốc doanh thu 200 tỉ đồng
Hậu trường phim
26 phút trước
Châu Nhuận Phát 'tỏ thái độ' khi người hâm mộ xin chụp ảnh
Sao châu á
36 phút trước
MC Hồng Phúc bật khóc kể quá khứ bán nhà chữa bệnh cho con trai
Tv show
41 phút trước
Mỹ nhân "mỏ hỗn" bất tài gây sốc khi vạch trần chuyện 18
Nhạc quốc tế
59 phút trước
Tây Ninh: Giải cứu thai phụ rơi xuống giếng sâu 20 m
Tin nổi bật
1 giờ trước
Thấy nhà tôi mới mua được ô tô, mấy bà hàng xóm hết bịa chuyện đỗ xe lấn chiếm rồi lại đồn thổi con gái tôi cặp kè đại gia mới lắm tiền thế
Góc tâm tình
1 giờ trước