Còn nhiều vướng mắc trong đào tạo trình độ Cao đẳng ngành giáo viên
Nhà giáo tài năng, sáng tạo thời kỳ đổi mới . Ngày 4/11, tại Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn đã chủ trì buổi tọa đàm đào tạo trình độ CĐ nhóm ngành đào tạo GV: “Thực trạng và giải pháp”.
Bà Vũ Thị Diệu Thúy, đại diện Trường ĐH Hoa Lư (Ninh Bình) phát biểu tại buổi tọa đàm.
Phần lớn trường CĐ Sư phạm gặp khó
Tại buổi tọa đàm, ông Phạm Như Nghệ, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục cho biết, cả nước 60 cơ sở giáo dục được giao nhiệm vụ đào tạo trình độ CĐ ngành Giáo dục MN theo quy định của Bộ GD-ĐT, bao gồm 23 trường CĐ sư phạm, 18 trường CĐ đa ngành và 19 cơ sở giáo dục ĐH.
Ông Nghệ khẳng định, phần lớn các trường CĐ sư phạm đều đang gặp khó khăn, nhất là trường CĐ sư phạm địa phương. Những năm gần đây, quy mô đào tạo, bồi dưỡng giảm mạnh, ngành đào tạo bị thu hẹp. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên dôi dư dẫn đến lãng phí nguồn nhân lực; tiền lương, thu nhập của cán bộ, giảng viên giảm, gây ảnh hưởng đến đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý. Ngoài ra, cơ sở vật chất ít được khai thác và sử dụng theo công suất thiết kế, hiệu quả thấp, gây lãng phí nguồn vật lực.
Cùng với đó là những khó khăn về cơ chế chính sách. Phó Vụ trưởng Phạm Như Nghệ cho hay, theo quy định của Luật Giáo dục năm 2019, trình độ chuẩn của nhà giáo được nâng lên. Điều này dẫn đến các trường CĐ sư phạm không còn chức năng đào tạo GV tiểu học và THCS mà chỉ đào tạo GV mầm non. Để được đào tạo hình thức vừa học vừa làm và đào tạo liên thông, các trường CĐ sư phạm phải có đủ điều kiện về kiểm định trường hoặc kiểm định chương trình đào tạo.
Video đang HOT
Trong khi đó, đa số các trường khó khăn về kinh phí để thực hiện quy định này. Không chỉ vậy, yêu cầu về tự chủ tài chính của các trường gặp nhiều khó khăn do số lượng chỉ tiêu tuyển sinh thấp, quy mô đào tạo nhỏ, nguồn thu học phí do Nhà nước cấp bù không nhiều, các ngồn thu từ hoạt động khác bị rằng buộc bởi chức năng, nhiệm vụ và các quy định khác có liên quan…
Phát biểu tại tọa đàm, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận những khó khăn, vướng mắc cũng như đề xuất kiến nghị của các cơ sở giáo dục. Thứ trưởng mong muốn các nhà trường, các thầy cô giáo tiếp tục đóng góp ý kiến để hoàn thiện Dự thảo Quy chế đào tạo trình độ CĐ ngành giáo dục mầm non để hạn chế những vướng mắc khi đi vào thực tiễn. Đồng thời, yêu cầu Vụ Giáo dục Đại học hoàn thiện báo cáo về quá trình phát triển, hoạt động các trường CĐ sư phạm làm căn cứ xây dựng quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm. Trong thời gian chờ ban hành quy hoạch, các trường cần chủ động nhìn nhận tình hình thực tế để có phương án, định hướng riêng cho mình. Bộ GD-ĐT sẽ thực hiện phân quyền, tăng tự chủ, tăng trách nhiệm cho các trường CĐ sư phạm; điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh vừa làm vừa học và đề xuất sửa đổi một số văn bản quy phạm pháp luật còn bất cập.
Đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ
TS. Hồ Cảnh Hạnh, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Bà Rịa-Vũng Tàu, đại diện Ban Chủ nhiệm CLB các trường CĐ Sư phạm cho biết, trong quá trình thực hiện quy chế đào tạo, các trường CĐ sư phạm gặp nhiều khó khăn, dẫn tới nhiều ý kiến đề nghị sửa đổi, điều chỉnh những bất cập tại thông tư ban hành quy chế đào tạo.
TS. Hạnh phân tích, quy chế đào tạo trình độ CĐ, trung cấp sư phạm đã bao hàm nhiều nội dung có trong các quy định khác của Bộ GD-ĐT hàng năm như chỉ tiêu tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh, yêu cầu tối thiểu để thực hiện chương trình đào tạo…, gây khó khăn cho việc triển khai của các nhà trường. Còn quy chế đào tạo trình độ ĐH có thể áp dụng cả cho các trường CĐ sư phạm đào tạo giáo dục MN thì một số điều, khoản như yêu cầu tối thiểu trong liên kết đào tạo, học lại, thực hành, thực tập sư phạm cần quy định lại cho phù hợp.
TS. Đặng Thị Quỳnh Lan, Phó Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Thừa Thiên Huế kiến nghị cần có chính sách hỗ trợ cho các trường CĐ sư phạm đã đạt kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo như: cho phép trường tự chủ tuyển sinh, chỉ tiêu tuyển sinh ngoài đặt hàng còn theo nhu cầu xã hội. Cùng với đó, cần tổ chức tập huấn đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng phần mềm kiểm định chất lượng để số hóa các minh chứng, tạo điều kiện thuận lợi trong thu thập minh chứng.
TS. Nguyễn Thị Lệ Hường, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Hòa Bình đề nghị Bộ GD-ĐT tham mưu Chính phủ sớm phê duyệt ban hành quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, đề nghị Bộ GD-ĐT ban hành Điều lệ Trường CĐ Sư phạm, tạo hành lang pháp lý cho các địa phương trong công tác chỉ đạo và các nhà trường trong thực hiện chức năng, nhiệm vụ. “Đề nghị Bộ GD-ĐT tăng cường giao chỉ tiêu đào tạo GV mầm non trình độ CĐ hình thức chính quy, liên thông, vừa làm vừa học cho các cơ sở đào tạo GV trên cơ sở dự báo nhu cầu GV, theo đặt hàng và nhu cầu xã hội”, TS. Hường nhấn mạnh.
Phấn đấu đến năm 2025 có 35% giáo viên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn
Kinhtedothi - 'Nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục năm học 2022-2023' là chủ đề cuộc tiếp xúc, đối thoại giữa lãnh đạo phòng GD&ĐT quận Ba Đình với đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên trên địa bàn quận.
Đây là năm thứ ba ngành GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Đây là năm thứ ba ngành GD&ĐT quận Ba Đình tổ chức hội nghị đối thoại giữa Trưởng phòng GD&ĐT với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên nhằm nắm bắt tâm tư nguyện vọng, kịp thời giải đáp những khúc mắc trong quá trình triển khai nhiệm vụ năm học ở các nhà trường.
Tại hội nghị đối thoại, nhiều giáo viên mầm non đã bày tỏ tâm tư, nêu những khó khăn mà giáo viên mầm non đã và đang phải đối mặt, trong đó có vấn đề cơ chế, chính sách và lương của giáo viên mầm non vẫn thấp, chưa tương xứng với thời gian và khối lượng công việc mà đội ngũ giáo viên phải thực hiện.
Thiếu giáo viên mầm non, có hiện tượng giáo viên mầm non bỏ nghề để tìm việc khác có thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống giáo viên... cũng là những vấn đề được đặt ra tại buổi đối thoại.
Nghe những tâm tư chính đáng trên, lãnh đạo Phòng GD&ĐT quận Ba Đình rất chia sẻ với nguyện vọng của giáo viên và cho biết, đây là tình trạng chung ở nhiều địa bàn trên địa bàn TP Hà Nội cũng như cả nước. Để phần nào giúp giáo viên mầm non vợi bớt khó khăn, có động lực vươn lên, Phòng đã phối hợp với nhiều đơn vị kịp thời hỗ trợ, tặng quà cho các trường hợp khó khăn. Bên cạnh đó, phòng cũng chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non không tạo áp lực cho giáo viên, kịp thời có biện pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi nhiều nhất cho giáo viên.
"Những năm gần đây, quận Ba Đình luôn ưu tiên, tập trung mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục với tỷ lệ 60% ngân sách hằng năm. Các điều kiện học tập của học sinh ngày càng chuyển biến tích cực. Đây là một lợi thế lớn đối với ngành GD&ĐT, tuy nhiên, cấp học mầm non vẫn còn nhiều khó khăn. Phòng sẽ tiếp tục tham mưu UBND quận có thêm nhiều chính sách thu hút giáo viên về công tác"- Trưởng Phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận cho biết.
Năm học 2021-2022, chất lượng giáo dục quận Ba Đình có bước tiến vượt bậc, xếp thứ 3 của TP. Do đó, một vấn đề cũng được quan tâm tại hội nghị, đó là các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và chất lượng đào tạo của ngành GD&ĐT quận trong thời gian tới.
Theo Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình Lê Đức Thuận thì một trong những nhiệm vụ quan trọng của ngành hiện nay là triển khai kế hoạch nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, phổ thông đáp ứng quy định của Luật Giáo dục mới.
Thời gian qua, các nhà trường đã chủ động tạo điều kiện cho giáo viên đi đào tạo để đạt chuẩn. Và theo lộ trình thì đến năm 2025, quận Ba Đình có 100% giáo viên đạt chuẩn- hoàn thành trước 1 năm so với kế hoạch của TP giao.
"Nếu căn cứ quy định của Bộ GD&ĐT, kinh phí đi đào tạo được sử dụng từ nguồn ngân sách, xã hội hóa và từ người học thì giáo viên quận Ba Đình được đi đào tạo bằng nguồn ngân sách của quận. Toàn ngành phấn đấu đạt mục tiêu có 35% số giáo viên có trình độ đào tạo trên chuẩn vào năm 2025"- Trưởng phòng GD&ĐT quận Ba Đình thông tin.
Phát biểu tại buổi đối thoại, Phó Chủ tịch UBND quận Ba Đình Phạm Thị Diễm ghi nhận tính thiết thực của chủ đề đối thoại năm nay của Phòng GD&ĐT cũng như sự vào cuộc tích cực của các nhà trường. Phó Chủ tịch quận Ba Đình đề nghị, sau buổi đối thoại, phòng GD&ĐT quận sẽ tập hợp các nội dung đề xuất của các trường để báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết, trong đó đặc biệt quan tâm giải quyết vấn đề thiếu giáo viên mầm non...
Học viện Ngoại giao tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ đợt 1 năm 2022 Học viện Ngoại giao thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ thạc sĩ chuyên ngành Quan hệ quốc tế, Luật quốc tế, Kinh tế quốc tế, Truyền thông quốc tế đợt 1 năm 2022. Học viện Ngoại giao. Căn cứ Thông tư số 23/2021/TT-BGDĐT ngày 30/08/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế tuyển...