Còn nhiều bất cập cần tháo gỡ để trí thức trẻ phát huy
Nhiều lãnh đạo cơ quan đơn vị tại Cần Thơ cho rằng, đào tạo nguồn nhân lực không quan trọng đào tạo bao nhiêu người mà là môi trường việc làm như thế nào để tránh lãng phí tri thức sau khi đào tạo.
Trên là những đánh giá chung của đại diện nhiều cơ quan, đơn vị Nhà nước, trường học trong hội nghị “Phát huy năng lực tri thức trẻ tại các cơ quan, đơn vị TP Cần Thơ” do Ban Văn hóa – Xã hội HĐND TP và Sở Nội Vụ tổ chức ngày 11/12.
Tại hội nghị, ông Nguyễn Khải Hoàn – phó Giám đốc Sở Nội vụ TP Cần Thơ cho biết, đề án đào tạo nguồn nhân lực nước ngoài (đề án 150 Cần Thơ) ở Cần Thơ có 121 ứng viên, hiện có 101 ứng viên về nước làm việc, 20 ứng viên còn đang học ở nước ngoài; trong số ứng viên về nước đã có 6 ứng viên bỏ việc. Ông Hoàn cho rằng, việc có một số ứng viên bỏ việc đã nói lên những bất cập còn tồn tại trong công tác đào tạo nhân lực cần được tháo gỡ.
Qua thống kê của Sở Nội vụ, có trên 50% ứng viên cho rằng công việc được giao chưa đúng với chuyên môn đào tạo. Nhiều ứng viên cho biết ít khi được lãnh đạo trao quyền ra quyết định trong lĩnh vực mình phụ trách, điều đó dẫn đến việc các ứng viên ít được phát biểu đề xuất những vấn đề nào đó lên lãnh đạo, trong khi lãnh đạo đơn vị ít lắng nghe cấp dưới khi quyết định.
Ông Hoàn thừa nhận, qua theo dõi tìm hiểu thái độ ứng xử của lãnh đạo khi nghe các ứng viên nói về tình trạng làm việc của mình, nhiều lãnh đạo đã tỏ ra bực bội. “Các em mới về nước làm việc, môi trường làm việc ít nhiều còn bỡ ngở thì việc các em bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình về vấn đề nào đó là chính đáng nên thái độ của lãnh đạo như thế thì không hay lắm”, ông Hoàn đánh giá thêm.
Theo các ứng viên, một trong những bất cập trong việc sử dụng trí thức là vấn đề tiền lương, thưởng chưa tương xứng trách nhiệm được giao. Bên cạnh đó, các ứng viên chưa có niềm tin vào việc sẽ được cất nhấc cao hơn trong cơ quan, đơn vị.
Có trên 50% ứng viên đào tạo nước ngoài cho rằng, khi về nước nhận công việc không phù hợp với chuyên môn. (ảnh minh họa)
Đại diện Sở Xây dựng TP Cần Thơ cho biết, việc chưa làm đúng ngành nghề đào tạo là rất lãng phí. Có một thực tế hiện nay nhiều Sở, Ban ngành nói thiếu nhân lực rất chung chung nên đưa đi đào tạo nhiều mà khi về làm thì chẳng có bao nhiêu đúng chuyên môn. Đại diện Sở Xây dựng cũng cho rằng, đào tạo ra nhiều mà không có môi trường để các ứng viên làm việc thì tri thức đó sẽ mai mọt đi.
Video đang HOT
Cũng cùng nhận định với đại diện Sở Xây dựng, TS. Dương Thái Công – Hiệu trưởng Trung tâm Đại học Tại chức Cần Thơ cho rằng, môi trường làm việc là hết sức quan trọng, trước hết là cơ sở vật chất phải đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho các em làm việc, thứ đến là mối quan hệ làm việc giữa đồng nghiệp với đồng nghiệp, lãnh đạo và nhân viên bởi đây là vấn đề khá tế nhị có ảnh hưởng lớn đến sự gắn bó của lực lượng tri thức trẻ khi về làm việc. Ngoài ra, cần có sự dân chủ trong cơ quan để làm sao lực lượng trẻ phát huy sáng kiến, đề xuất suy nghĩ, ý tưởng của mình và được lãnh đạo lắng nghe.
TS. Dương Thái Công trăn trở, qua báo cáo của Sở Nội vụ có đến 6 ứng viên đã bỏ việc, mà mỗi ứng viên có chi phí đào tạo từ 700 triệu đồng đến 1 tỷ đồng, so với điều kiện kinh tế – xã hội ở Cần Thơ thì đây là con số không nhỏ. Do đó, nếu không có giải pháp thì sẽ rất khó giữ nguồn tri thức trẻ.
Nói về chế độ tiền lương, theo TS. Công, thu nhập tiền lương hiện nay vẫn còn nhiều bất cập. “Tôi rất băn khoăn, hiện nay những em có năng lực chuyên môn tốt ra ngoài có thể làm từ 10 đến 20 triệu đồng/tháng nhưng một trường học hay một cơ quan nhà nước thì không có mức như vậy. Nhà trường giữ lại sinh viên giỏi, xuất sắc mà lương thấp như vậy, kể cả đào tạo tri thức nước ngoài về lương cũng không cao thì “thiệt” cho các em quá” – ông Công trăn trở.
Đại diện Sở Xây dựng cũng cho rằng, dù được đào tạo nước ngoài nhưng khi về làm việc, các em cũng cần phải chứng minh năng lực của mình. Nếu các em thụ động, không hòa nhập thì tự các em làm mất đi cơ hội khẳng định năng lực bản thân. Bởi hiện nay, nguồn lực đào tạo không chỉ nước ngoài mà nguồn lực trong nước cũng rất giỏi, các em cũng muốn có việc làm tốt, có sự thăng tiến và như thế xảy ra sự “cạnh tranh” là điều khó tránh khỏi.
Để phát huy nguồn lực trí thức trẻ, nhiều ứng viên kiến nghị các cơ quan nên mạnh dạn bố trí các vị trí quan trọng phù hợp với trí thức trẻ; giao cho các em ra quyết định khi cần thiết trong lĩnh vực chuyên môn. Trong đó, quan trọng là bố trí công việc đúng chuyên môn đã được đào tạo để các em làm hết khả năng của mình.
Theo Sở Nội vụ, lãnh đạo cơ quan cần linh hoạt trong quản lý công chức, viên chức, thực hiện tốt cơ chế dân chủ, tạo điều kiện cho nhân viên gặp gỡ lãnh đạo để đề đạt nguyện vọng tâm tư khi cần thiết. Các ứng viên mong muốn lãnh đạo đơn vị nói đi đôi với làm, thực hiện dân chủ công khai minh bạch và hơn hết cần có một lãnh đạo trực tiếp có trình độ chuyên môn và công tâm.
Đề xuất kiến nghị UBND TP Cần Thơ nên có chính sách chiến lược đãi ngộ hợp lý, trong đó có vấn đề phụ cấp lương, thưởng sao cho phù hợp. TP cần có quy hoạch cụ thể các vị trí công việc xứng tầm kiến thức chuyên môn của các ứng viên; trong đó tiếp tục triển khai các chương trình đào tạo nhưng phải định hướng trước đơn vị công tác để các ứng viên chọn ngành nghề đào tạo phù hợp để về phục vụ tốt nhất.
Huỳnh Hải
Theo dân trí
Ngày 20/11, bồi hồi nhớ kỷ niệm tuổi học trò
Tôi vẫn còn nhớ như in ngày tôi cắp sách tới trường. Bố đưa tôi đến lớp với bao nhiêu niềm vui, háo hức của tuổi học trò. Tôi sinh ra ở TP Vinh và theo gia đình vào miền đất Quảng Ngãi, mảnh đất mà thầy cô cho tôi những chữ O, A... đầu tiên.
Lớp Một ơi lớp Một
Đón em vào năm trước
Nay giờ phút chia tay
Gửi lời chào tiến bước...
Lúc Bố đưa tôi xin vào lớp Một, thầy hiệu trường đề nghị cho tôi học vượt sang lớp Hai vì thấy tôi học tốt hơn các bạn. Bố sợ tôi học không được nên xin cho tôi học đúng lớp. Kĩ niệm đó tôi còn như như in với bao cảm xúc học trò. Ngày khai giảng, cầm tay tôi. Bố dắt tôi trên sân trường nắng với bao cờ, hoa, trống rộn rã. Tôi nhìn ngơ ngác sân trường tuổi thơ ngày ấy...
...Chào bảng đen cửa sổ
Chào chỗ ngồi thân quen
Tất cả chào ở lại
Đón các bạn nhỏ lên...
Vâng, một buổi tổng kết cuối năm lớp Một, tôi nghe không rõ xếp loại của mình là 12 hay 2. Tôi sợ Bố sẽ đánh tôi và tôi không dám hỏi lại cô. Cái đầu non nớt của tôi ngày nào cứ nghĩ đứng thứ 12 sẽ lớn hơn thứ 2. Bố đã cho tôi một trần đòn thời thơ ấu...
Cô giáo chủ nhiệm tôi đã đọng lại trong tôi những kỷ niệm, tôi thầm tri ân bởi thầy, cô đã cho tôi những tri thức đầu đời...
Sang lớp Hai, tôi theo bố trở về miền quê hương Hà Tĩnh với nắng và gió. Miền quê hương với bao kỷ niệm chăn trâu, cắt cỏ... Ngày đến lớp đầu tiên, còn bao bỡ ngõ, tất cả đều xa lạ, mấy đứa cứ nhìn tôi. Tất cả đều khác trong tôi...
Ngày đó, tôi còn nhớ cô Lan chủ nhiệm. Cô đã dìu dắt tôi từ những ngày đầu nhập lớp. Cô giúp tôi làm quen với ngôi trường mới, với bạn bè, tiếng nói địa phương... Giờ cô đã về hưu. Mà giờ đây khi nhớ lại, lòng tôi xao xuyến mãi...!
Hồi lớp Năm, cô chủ nhiệm tôi là cô Việt. Trong một tiết làm bài tập, đề bài là "Em hãy đổi 3,5 giờ bằng bao nhiêu phút?". Thú thực lúc đó tôi chưa hiểu bài học trước là 0,5 bằng một nửa nên tôi rất lo lắng nếu cô mà hỏi bài mình thì nhận điểm 0, quan trọng là bạn bè có xem tôi là "lớp phó học tập" nữa không. Cô gọi tôi lên và sau đó cô mắng tôi: "Cô tưởng em học khá lắm, không ngờ em không học bài, bài này em cũng không làm được..." như một gáo nước lạnh, tôi gằm mình và tức lắm. Cho đến sau này, tôi thầm cảm ơn cô, vì nhờ câu mắng đó đã giúp tôi tự giác, quyết tâm học tập để sau này tôi đã tiến bộ hơn rất nhiều. Đôi lúc, chính những lời răn đe của thầy, cô giáo đã giúp tôi nhiều hơn trong học tập. Thầy, cô nào cũng mong muốn trò mình học tốt nên mới mắng. Cái đầu trẻ thơ non dại đâu có biết gì đâu...
Ký ức học trò ngày ấy òa về trong tôi, giờ đây qua bao tháng năm học tập và rèn luyện, tôi chọn nghề nhà giáo. Tuổi trẻ trong tôi với bao nhiệt huyết cống hiến sức trẻ mình cho đất nước. Nguyện là chiến sỹ trong mặt trận giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ hôm nay và mai sau.
Tôi biết rằng, đâu đó trên mảnh đất hình chữ S còn nhiều vùng khó khăn, nhiều vùng các em còn đi học bằng đò ngang, các em phải trèo đèo, lội suối... đến lớp để lấy cái chữ, lấy tri thức.
Chúng tôi biết trong trái tim mình một điều là thầy, cô đã có công rèn giũa thế hệ chúng tôi được như ngày hôm nay. Chính vì thế, chúng tôi cần phải cố gắng hơn nữa vì sự nghiệp phát triển giáo dục nước nhà.
Nhân ngày 20 tháng 11 xin gửi những lời tri ân tới các thầy, cô giáo.
Xuân Vượng
(Hà Tĩnh)
Theo dân trí
Giáo viên tiếng Anh đi dạy... thể dục Trên thống kê thì Hà Tĩnh hiện đang thừa gần 700 giáo viên các cấp. Thế nhưng đối với những bộ môn đặc thù thì lại thiếu người dạy, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên tiếng Anh phải dạy thể dục, giáo viên Toán Tin phải dạy công nghệ. Cô Hưng dù chuyên môn của mình là Anh văn nhưng phải dạy...