Còn nhiều băn khoăn trong đào tạo theo tín chỉ

Theo dõi VGT trên

Không nên áp đặt đào tạo theo tín chỉ khi giảng viên và sinh viên chưa có thói quen dạy – học theo phương pháp tích cực. Đó là ý kiến của GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp tại hội thảo “Đổi mới phương pháp giảng dạy đại học theo hệ thống tín chỉ”.

Hội thảo do Trường ĐH Sài Gòn tổ chức ngày 21/5 với sự tham gia của gần 400 đại biểu đến từ các trường ĐH, CĐ trong cả nước.

GS. TSKH. Lâm Quang Thiệp, nguyên vụ trưởng vụ giáo dục đại học (ĐH) cho rằng: một số trường ĐH áp đặt ngay các định mức tín chỉ và khối lượng chương trình đào tạo như Quy chế 43 mà lại không quan tâm đến phương pháp dạy và học. Phương pháp sư phạm thụ động vẫn chiếm tỷ lệ cao

Các chuyên gia giáo dục băn khoăn trước mục tiêu đến 2010 các trường ĐH chuyển sang đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Hiện nay, số lượng tín chỉ tối thiểu hệ đại học 4 năm vào khoảng 180 – 200 đơn vị học trình. Trong khi đó, các nước trong khu vực chỉ vào khoảng từ 120 – 150 đơn vị học trình.

Còn nhiều băn khoăn trong đào tạo theo tín chỉ - Hình 1

Ảnh minh họa

Bên cạnh đó, cứ trung bình 200 đơn vị học trình thì tương ứng số tiết lên lớp vào khoảng 3.000 – 3.300. Nếu so với số giờ lên lớp chỉ khoảng 1.800 – 2.300 của nhiều nước thì rất cao. Điều hiển nhiên là thời gian tự học của sinh viên Việt Nam sẽ phải rút lại.

Đồng thời, chương trình của Bộ cũng mở lối để các trường phát huy quyền tự chủ trong việc xây dựng chương trình đào tạo. Tuy nhiên, chỉ có những trường lớn mới đủ khả năng xây dựng “phần còn lại” của chương trình đạo tạo cho riêng mình, còn các trường nhỏ thì lại phụ thuộc hoàn toàn vào đội ngũ giảng viên mời giảng từ trường lớn.

Còn PGS.TS. Phạm Xuân Mậu, Viện Nghiên cứu Giáo dục, ĐH Sư phạm TPHCM cũng đặt vấn đề những khó khăn khi chuyển qua loại hình tín chỉ. Đó là chương trình đào tạo chưa đồng bộ, nội dung chưa hoàn thiện, phương pháp dạy còn lỗi thời, đội ngũ giảng viên trình độ cao còn ít, cơ sở vật chất chưa đảm bảo.

Video đang HOT

Riêng các trường đặc thù như ĐH Sư phạm, ĐH KHXH&NV vẫn còn nhiều trăn trở rằng “Khó thực hiện vì loại hình đào tạo này sẽ làm giảm tính hệ thống logic cũng như nhận thức và phát triển tư duy của sinh viên”.

Tương tự thế, TS. Tôn Thất Dụng, phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Huế cũng thừa nhận, sinh viên chưa quen với phương thức mới, thiếu chủ động trong học tập. Trong khi đó, giảng viên lại chưa bỏ được thói quen cũ. Nhiều giảng viên có soạn đề cương nhưng lại quá sơ lược, chỉ mang tính hình thức nên sinh viên không quan tâm khi tiếp nhận.

Vì vậy, phương thức đào tạo mềm dẻo, linh hoạt đòi hỏi những cách đo và chuẩn đo phù hợp thì mới mong quản lý được chất lượng đào tạo.

Thụy An

Theo dân trí

104 SV năm nhất choáng váng vì bị trả về nhà

ĐH Khoa học Huế vừa buộc thôi học và trả về địa phương 104 sinh viên. Không phải sinh viên và phụ huynh nào cũng chuẩn bị tinh thần cho chuyện này.

Đậu ĐH và phải đối mặt với nguy cơ "rớt" giữa chừng là hiện tượng xảy ra những năm gần đây - khi các trường ĐH đào tạo theo hệ thống tín chỉ.

Ngày 11/5, ông Hà Văn Hành, Trưởng phòng Đào tạo - Công tác sinh viên, Trường ĐH Khoa học Huế cho biết, giữa tháng 12/2009, ĐH Huế quyết định buộc thôi học 202 SV.

104 SV năm nhất choáng váng vì bị trả về nhà - Hình 1

Ông Hà Văn Thành.

Trong đó, có 139 SV năm 2 thuộc khóa 32 (khóa đầu tiên đào tạo theo hệ thống tín chỉ, con số này cao gấp chục lần so với đào tào theo niên chế). Lý do là kết quả học tập kém, không đủ điều kiện tiếp tục theo học. Nhiều nhất trong số đó là ngành Tin học với 36 SV, Toán tin ứng dụng 17 SV và Toán học 7 SV... Thời điểm này, mới chỉ bước sang học kỳ 1 năm học thứ 2, khi niềm vui thi đỗ đại học vẫn còn lưu luyến.

Trường ĐH Khoa học Huế áp dụng quy chế đào tạo tín chỉ từ năm học 2008-2009. Trước tình trạng này, nhà trường đã đề nghị ĐH Huế cho phép rà soát và tổ chức thi lại đối với các SV nói trên. Đến ngày 7/4/2010, đã "gút" lại còn 104 SV bị buộc thôi học và trả về địa phương.

Trương Ngọc Nguyên Hùng, SV Tin học K32 (một trong số 104 SV bị buộc thôi học) buồn rầu: "Học kỳ 1 năm thứ nhất, do chưa hiểu hết về việc đăng ký học tín chỉ nên em không đăng ký học 3 tín chỉ môn Anh văn. Kết thúc năm học, em bị điểm 0. Kết quả là em bị buộc thôi học vào ngày 15/12/2009".

Chung số phận với Hùng, SV Nguyễn Hồng Sơn (Lớp Triết K32) cũng bày tỏ: "Điểm của em không hoàn thành chỉ tiêu ở năm thứ nhất. Tuy nhiên, nhà trường vẫn cứ để cho em đi học vào năm thứ 2 và đến ngày 7/4/2010, em chính thức bị thôi học".

104 SV năm nhất choáng váng vì bị trả về nhà - Hình 2

Ông H. bức xúc vì việc cơ quan chức năng thông báo quyết định đuổi học rất muộn khiến gia đình ông cũng như nhiều SV và phụ huynh bị tổn thất.

Ông Trương Ngọc H., phụ huynh của em Trương Ngọc Nguyên H. cho hay, việc con ông buộc phải thôi học đúng theo quy chế thì phải chấp nhận. "Nhưng nếu nhà trường công bố sớm thì gia đình và cháu đã tính đến phương án khác, để cháu học nghề hoặc ôn thi ĐH. Nhưng đã muộn vì thời gian ôn thi ĐH cho năm nay chỉ còn hơn 2 tháng nữa. Như vậy, có thể năm sau, con tui mới thi ĐH được".

Sự bức xúc, tiếc nuối của ông H. cũng là tâm lý chung của nhiều phụ huynh có con em bị buộc thôi học mà không được thông báo sớm.

Ông Hà Văn Hành lý giải: "Việc thông báo muộn cho gia đình và SV là để có thời gian các em tiếp tục được sửa chữa, để xin ĐH Huế cho phép nhà trường tổ chức thi lại lần 2, SV có thêm thời gian hoàn thành khối lượng học tập tối thiểu của năm thứ nhất. Tuy nhiên, một số SV vẫn không hoàn thành khối lượng học tập trong thời gian tối thiểu cho phép. Số SV nào bị buộc thôi học ở năm thứ nhất mà vẫn đóng tiền tín chỉ ở năm thứ 2, nhà trường sẽ xem xét trả lại".

Theo tìm hiểu của chúng tôi, phần lớn số SV bị buộc thôi học nói trên vẫn chưa về địa phương mà còn "bám trụ" ở Huế trong tình trạng chán nản.

Ông Hành cho hay, hơn 100 SV thuộc diện phải thôi học này chỉ còn cách chuyển cấp đào tạo xuống các trường cao đẳng, thi lại đại học hoặc trở về địa phương.

Bộ GD-ĐT nên xem xét lại?

Nguyên nhân khiến Trường ĐH Khoa học Huế có nhiều SV bị buộc thôi học bởi đầu vào vẫn còn thấp (trong số đó, có gần 30% SV thuộc các đối tượng chính sách, khuyết tật...), trong khi đầu ra vô cùng khó khăn so với các trường khác thuộc ĐH Huế.

Ông Hành cho rằng, việc triển khai đại trà quá sớm cách học theo hệ thống tín chỉ đã gây khó khăn cho trường, trong khi thực tế chưa đáp ứng được các yêu cầu đảm bảo cho hệ thống.

Việc SV hệ tín bị buộc thôi học không chỉ xảy ra đối với ĐHKH Huế mà ở địa phương khác như: Hà Nội, ĐH Bách khoa Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ... Khi áp dụng, bên cạnh những ưu điểm, quy chế này cũng nhiều bất cập, nhất là khi cơ sở vật chất của các trường ĐH chưa đáp ứng tốt nhất cho nhu cầu đào tạo tín chỉ; đội ngũ giảng viên cũng không hoàn toàn "thuộc bài" đào tạo tín chỉ, cách đánh giá cho điểm chưa chuyển kịp. Đặc biệt, đối với SV người xuất thân từ nông thôn, vẫn còn bỡ ngỡ với quy chế 43 khi mà vừa bước vào cổng trường ĐH; việc các SV đăng ký rất nhiều trong một kỳ học dẫn đến quá tải nên không theo kịp chương trình...

Theo ông Hành, đào tạo theo hệ thống tín chỉ lại có quy định "đuổi học" trong từng năm học là không công bằng đối với những SV không may bị bệnh tật, bảo lưu kết quả...

Ông Hành cho biết, nhà trường đã đề nghị với Bộ GD-ĐT nên cho sinh viên tự lựa chọn thời gian học tập, đến khi nào hoàn thành các chỉ tiêu tín chỉ thì được ra trường.

Trong năm 2010, tất cả các trường ĐH, CĐ chính quy đều phải chuyển sang đào tạo tín chỉ, nhưng nhiều giảng viên, SV các vẫn chưa thực sự "nhuyễn" để nhập cuộc. Theo cách tổ chức môn học này, ở trường đại học, không có khái niệm lưu ban hay tạm dừng như đối với đào tạo theo niên chế, trừ những trường hợp xin nghỉ học tạm thời.

Theo Vietnamnet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

    Tin đang nóng

    Đỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổiĐỗ Mỹ Linh hạnh phúc bên chồng doanh nhân, Bằng Kiều khoe ảnh bên bạn gái kém 18 tuổi
    23:27:08 25/12/2024
    'Chị đẹp' Xuân Nghi đăng ảnh bên người yêu kỹ sư'Chị đẹp' Xuân Nghi đăng ảnh bên người yêu kỹ sư
    21:53:54 25/12/2024
    Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?Một nữ ca sĩ Vbiz chia sẻ ảnh tổng kết năm, có gì "hot" mà khiến dân mạng chia sẻ rầm rộ vì quá đồng cảm?
    22:35:19 25/12/2024
    Hot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinhHot nhất Weibo: Lưu Diệc Phi lộ ảnh hẹn hò với nam thần hạng A kém tuổi vào đêm Giáng sinh
    23:01:36 25/12/2024
    Hoa hậu Jennifer Phạm tiết lộ tính cách của con trai lớnHoa hậu Jennifer Phạm tiết lộ tính cách của con trai lớn
    21:56:06 25/12/2024
    Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?Kính Vạn Hoa lép vế hoàn toàn trước Chị Dâu: Khán giả nói gì về huyền thoại 20 năm?
    23:17:07 25/12/2024
    Ảnh hiếm dàn "boy phố" hot nhất Hà Thành 10 năm trước: SOOBIN - JustaTee nhìn không ra nhưng gây sốc chính là người nàyẢnh hiếm dàn "boy phố" hot nhất Hà Thành 10 năm trước: SOOBIN - JustaTee nhìn không ra nhưng gây sốc chính là người này
    22:38:03 25/12/2024
    "Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2"Nữ hoàng cảnh nóng" cay đắng, bị bệnh tâm thần vì yêu, U50 tìm an yên, chữa lành trong nhà vườn 6000m2
    22:42:29 25/12/2024

    Tin mới nhất

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

    13:01:46 21/12/2022
    Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

    12:01:38 21/12/2022
    Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

    11:01:38 21/12/2022
    Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

    10:45:40 21/12/2022
    Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

    10:36:43 21/12/2022
    Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

    10:01:37 21/12/2022
    Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

    08:06:29 21/12/2022
    Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

    07:59:41 21/12/2022
    UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

    07:59:05 21/12/2022
    Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

    07:58:36 21/12/2022
    Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

    07:57:38 21/12/2022
    Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

    07:56:12 21/12/2022
    Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

    Có thể bạn quan tâm

    Mẹ khẩn cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho con trai từng tạt xăng đốt mình

    Mẹ khẩn cầu xin giảm nhẹ hình phạt cho con trai từng tạt xăng đốt mình

    Pháp luật

    07:27:10 26/12/2024
    Do xe máy hết xăng, Tường đi mua 1,5 lít xăng đựng trong 3 chai thủy tinh, trên đường đi về rơi vỡ 1 chai. Trong lúc Tường đang cầm chai đổ xăng vào bình xe máy tại sân nhà, thấy mẹ đi ra cổng, Tường bảo mẹ ở nhà rồi tiếp tục cãi nhau.
    Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

    Đan Mạch đẩy mạnh chi tiêu quân sự cho Greenland sau khi ông Trump đòi mua

    Thế giới

    07:16:53 26/12/2024
    Đan Mạch công bố kế hoạch tăng mạnh chi tiêu quốc phòng cho Greenland, chỉ vài ngày sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề cập chuyện muốn sở hữu hòn đảo này.
    Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt

    Nhìn trán con bị bầm tím, tôi lỡ nói nặng lời với mẹ chồng nào ngờ phải trả cái giá quá đắt

    Góc tâm tình

    07:05:20 26/12/2024
    Tôi rơi vào tình cảnh bi đát như hiện tại là do bản thân thương con đến mất kiểm soát. Nhà có 2 chị em, trong khi chị gái giỏi giang kéo làm kinh tế và lấy được chồng giàu
    Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho 'vàng đen' gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng

    Sau 1 cú gõ búa, người đàn ông phát hiện cả kho 'vàng đen' gây chấn động thế giới: Giá trị ước tính lên đến 340 nghìn tỷ đồng

    Lạ vui

    06:47:07 26/12/2024
    Năm 1985, sau khi tốt nghiệp ĐH Địa chất Trường Xuân, Trung Quốc, Lưu Tịch Hữu được phân công về đội địa chất của tỉnh Hắc Long Giang. Từ đây, ông bắt đầu công việc chuyên tâm đi tìm các kho báu dưới lòng đất.
    Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập "khu ăn uống dành cho học sinh giỏi"

    Trường học Trung Quốc gây tranh cãi khi lập "khu ăn uống dành cho học sinh giỏi"

    Netizen

    06:46:49 26/12/2024
    Một trường trung học ở Trung Quốc gây tranh cãi vì thành lập khu ăn uống học sinh giỏi dành cho những học sinh đạt điểm số cao.
    Những điểm tham quan quanh tuyến metro Bến Thành Suối Tiên

    Những điểm tham quan quanh tuyến metro Bến Thành Suối Tiên

    Du lịch

    06:38:11 26/12/2024
    Với chiều dài gần 20km và 14 ga, tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên kết nối các khu vực trung tâm và phía Đông thành phố, qua đó đưa du khách đến gần hơn với các điểm tham quan nổi bật của TPHCM.
    Chưa từng có tiền lệ: Lee Min Ho bỏ đi ngay giữa buổi ghi hình vì lí do tế nhị

    Chưa từng có tiền lệ: Lee Min Ho bỏ đi ngay giữa buổi ghi hình vì lí do tế nhị

    Sao châu á

    06:36:44 26/12/2024
    Jang Do Yeon đã hỏi dồn dập tài tử họ Lee về chuyện tình ái. Trước ống kính, nam tài tử Quân Vương Bất Diệt đứng hình toàn tập, tỏ ra vô cùng lúng túng.
    Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?

    Mỗi đêm ngủ ít hơn 6 giờ có gây hại cho sức khỏe?

    Sức khỏe

    06:19:21 26/12/2024
    Nếu như ai không thể gỡ bỏ những suy nghĩ đó thì chắc chắn, tâm trạng của bạn sẽ không thể vui vẻ lên được. Đây cũng là nguyên nhân đầu tiên khiến bạn mắc chứng trầm cảm.
    Christopher Nolan khởi động bom tấn sử thi 'The Odyssey' cùng loạt sao hạng A

    Christopher Nolan khởi động bom tấn sử thi 'The Odyssey' cùng loạt sao hạng A

    Hậu trường phim

    06:15:01 26/12/2024
    Dự án tiếp theo của đạo diễn triệu USD Christopher Nolan là The Odyssey chuyển thể từ tác phẩm sử thi kinh điển cùng tên của thi hào Homer cổ đại.
    Bức ảnh đẹp phát sốc của nữ diễn viên hạng A luôn bị chê xấu suốt 20 năm qua

    Bức ảnh đẹp phát sốc của nữ diễn viên hạng A luôn bị chê xấu suốt 20 năm qua

    Phim châu á

    06:11:03 26/12/2024
    Poster nhân vật Hà Duy Phương của Dương Tử đã khiến nhiều người bất ngờ bởi chưa bao giờ thấy nữ diễn viên đẹp đến như vậy.
    'Nhím Sonic 3': Tấm vé về tuổi thơ

    'Nhím Sonic 3': Tấm vé về tuổi thơ

    Phim âu mỹ

    06:10:11 26/12/2024
    Người hâm mộ 2 phần đầu của thương hiệu điện ảnh Nhím Sonic cũng như fan trò chơi điện tử Sega nổi tiếng hẳn sẽ không thể bỏ qua Nhím Sonic 3 (tựa gốc Sonic the Hedgehog 3 ).