Con nhà giàu TQ ở Mỹ chi bao nhiêu để có vé về quê tránh dịch Covid-19?
Khi dịch Covid-19 đang lan rộng ở Mỹ, nhiều “ cậu ấm cô chiêu” con nhà giàu Trung Quốc đang theo học tại đây đang đòi cha mẹ trả hàng chục nghìn USD để có một chiếc vé máy bay hồi hương tránh dịch.
Theo Reuters, trong điều kiện nhiều nước đóng cửa biên giới và các chuyến bay thương mại bị tạm ngừng, phương án thay thế được đưa ra để giúp hội con nhà giàu Trung Quốc có thể về nước là các chuyến bay kéo dài hàng chục tiếng với nhiều lần quá cảnh qua khu vực Thái Bình Dương.
Jeff Gong, một luật sư ở Thượng Hải, hỏi con gái, một học sinh trung học phổ thông ở bang Wisconsin, miền bắc nước Mỹ, rằng cô bé muốn được bố mẹ cho số tiền 180.000 nhân dân tệ (gần 600 triệu đồng) để tiêu vặt hay một tấm vé trên chuyên cơ riêng để về nhà.
“Không bố ơi, con không cần số tiền tiêu vặt đó, con chỉ muốn về nhà”, Gong nhắc lại lời con gái trả lời ông.
Các du học sinh Trung Quốc ở Mỹ đang tranh giành vé để có thể về quê trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ đã lên gần 70.000 (tính tới hết ngày 25/3, theo Business Insider), trong khi số ca nhiễm mới trong nước ở Trung Quốc những ngày gần đây đã liên tục ở con số 0.
Các du học sinh Trung Quốc ở Mỹ đang tranh giành vé để có thể về quê trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 ở Mỹ tăng nhanh, trong khi tình hình dịch bệnh ở Trung Quốc đang được kiểm soát. Ảnh minh họa: Getty
Sự cấp thiết càng được nâng cao hơn khi nhiều chuyến bay thương mại bị cắt giảm. Ngày 24/3, khoảng 3.102/3.800 chuyến bay thương mại từ Mỹ đến Trung Quốc và chiều ngược lại bị hủy bỏ, theo nhà cung cấp dữ liệu hàng không VariFlight.
“Các cơ quan giáo dục và nhà trường – những bên đại diện liên lạc của một nửa số gia đình Trung Quốc – đang tìm cách thành lập một nhóm để thuê một chuyên cơ riêng nhằm giải quyết vấn đề thiếu hụt chuyến bay, đưa du học sinh Trung Quốc về nước”, theo Annelies Garcia, giám đốc thương mại của Private Fly, một dịch vụ đặt chuyên cơ riêng toàn cầu.
Tuy nhiên, cánh cửa cho các chuyên cơ riêng cũng đang dần khép lại, khiến giá của một chiếc vé máy bay hồi hương trong mùa dịch bệnh leo thang.
Bắc Kinh đã cấm toàn bộ chuyến bay riêng từ nước ngoài và Thượng Hải dự kiến sớm có động thái tương tự. Trong khi đó, Hong Kong và Macau đã cấm các chuyến bay quá cảnh.
Video đang HOT
Dẫu vậy, công ty Air Charter Service (Mỹ) có thể đưa hành khách từ thành phố Los Angeles tới thành phố Thượng Hải trên một chuyên cơ hạng sang Bombardier 6000 với mức giá 23.000 USD (hơn 530 triệu đồng)/vé.
“Chúng tôi đã bố trí một số lượng chuyên cơ riêng nhất định di chuyển từ Mỹ tới Trung Quốc để đón công dân Trung Quốc với cá tuyến đường bao gồm New York và Boston tới Thượng Hải; San Jose tới Hong Kong; và Los Angeles tới Quảng Châu. Mức giá dao động tùy thuộc vào quãng đường chính xác và thời điểm yêu cầu của hành khách”, Glenn Phillips, giám đốc quảng cáo và quan hệ công chúng tại công ty Air Charter Service, cho biết.
Chuyên cơ hạng sang Bombardier 6000. Ảnh: Claylacy
Hình ảnh bên trong chuyên cơ hạng sang Bombardier 6000, thường được dùng để đưa đón công dân Trung Quốc ở Mỹ hồi hương trong mùa dịch Covid-19. Ảnh: Claylacy
Nhưng ngay cả các công ty cung cấp dịch vụ chuyên cơ riêng cũng gặp các khó khăn về hậu cần.
Các công ty cung cấp chuyên cơ riêng được thông báo không chính thức rằng máy bay của họ đăng ký ở Trung Quốc không được hạ cánh xuống Mỹ và ngược lại, Reuters cho hay.
“Chính phủ Trung Quốc đang kiểm soát chặt chẽ việc tiếp nhận người từ nước ngoài trở về. Chúng tôi đã nhận được rất nhiều hướng dẫn về việc cấm chuyên cơ riêng những ngày gần đây. Cánh cửa trở về đang dần khép lại với nhiều người Trung Quốc”, một công ty cung cấp chuyên cơ riêng cho biết.
Các công ty cung cấp chuyên cơ riêng đã lách luật hạn chế đi lại bằng cách thuê máy bay từ các nước khác để di chuyển trên tuyến đường Mỹ-Trung hoặc thu xếp quá cảnh ở Nhật Bản. Cục hàng không dân dụng Trung Quốc chưa lên tiếng khi được hỏi về vấn đề này.
Bộ Y tế khuyến cáo về việc cách ly, theo dõi sức khỏe trong phòng chống Covid-19:
- Đối với những người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Phải cách ly ngay tại cơ sở y tế trong vòng 14 ngày, đồng thời lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Đối với người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với bệnh nhân dương tính với Covid-19: Cách ly, theo dõi sức khỏe tại nhà, nơi lưu trú, cư trú trong vòng 14 ngày và thông báo với chính quyền cơ sở (phường, xã, thị trấn) và phải theo dõi chặt chẽ tình hình sức khỏe. Nếu thấy có biểu hiện sốt, ho, hắt hơi, sổ mũi, mệt mỏi, ớn lạnh hoặc khó thở thì lập tức cho cách ly ngay tại cơ sở y tế và lấy mẫu bệnh phẩm để xét nghiệm.
- Thường xuyên đeo khẩu trang, che miệng khi ho, hắt hơi.
- Rửa tay bằng xà phòng liên tục để tránh nguy cơ lây truyền bệnh cho những người khác.
- Chia sẻ lịch trình di chuyển của bản thân với nhân viên y tế.
- Gọi ngay đến đường dây nóng thông báo thông tin: 19003228 và 19009095.
Du học sinh Trung Quốc tại Mỹ bị ném trứng vào người
Vụ việc xảy ra tại Đại học Virginia (Mỹ) được cho là bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc nhằm vào sinh viên châu Á giữa bối cảnh dịch bệnh.
Một sinh viên quốc tế năm 2 đã báo cáo sở cảnh sát và Đại học Virginia (Mỹ) về vụ việc cô và bạn học bị người lạ ném trứng khi đang ở gần trung tâm thể dục thể thao của trường vào ngày 17/3 vừa qua.
Trong email gửi đến hiệu trưởng Jim Ryan, nữ sinh cho biết những quả trứng được ném ra từ cửa kính của một chiếc xe hơi. Cả 2 sinh viên bị tấn công đều là người Trung Quốc.
Nữ sinh cho rằng vụ việc xảy ra bắt nguồn từ sự phân biệt chủng tộc đối với sinh viên châu Á, đặc biệt là người Trung Quốc, do dịch Covid-19.
Du học sinh Trung Quốc bị ném trứng vào người.
"Chúng tôi hy vọng nhà trường sẽ nghiêm túc xem xét trường hợp này và bằng cách nào đó ngăn chặn mọi vụ việc tương tự có thể xảy ra trong tương lai. Chúng tôi rất lo lắng cho sự an toàn của các sinh viên châu Á khác tại trường", nữ sinh viết.
Mới đây, hội sinh viên châu Á cũng đã đăng thông tin về vụ việc. Hội kêu gọi nhà trường sớm có biện pháp giải quyết để không gây thêm hoang mang, lo lắng cho những sinh viên châu Á khác.
"Chúng tôi không chắc đây có phải là vụ tấn công có chủ đích vì phân biệt chủng tộc hay không. Tuy nhiên, thật bất thường để nói rằng đây chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên", hội sinh viên viết.
Theo giám đốc truyền thông của trường Wes Hester, phòng sinh viên, văn phòng quyền công dân đã tìm đến 2 sinh viên Trung Quốc để làm rõ vụ việc. Cảnh sát địa phương cũng đã vào cuộc điều tra.
Cảnh sát đang điều tra vụ việc.
Hội sinh viên trường Virginia cũng có tuyên bố lên án mạnh mẽ hành động phân biệt chủng tộc đồng thời khuyến khích các sinh viên báo cáo khi gặp sự cố tương tự.
Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều sinh viên châu Á trở thành nạn nhân của nạn phân biệt chủng tộc.
Ngày 3/3, Jonathan Mok - sinh viên gốc Á tại ĐH College London - bị nhóm người chửi bới và đánh đạp trên đường Oxford gần ga tàu điện ngầm Tottenham Court Road.
Giữa tháng 3, Teriann Nguyen - người gốc Việt hiện sống ở Mỹ - chia sẻ với Zing.vn sự việc nhiều học sinh gốc Việt tại trường Trung học Bolsa Grande thuộc Học khu Garden Grove Unified (GGUSD - khu học chánh lớn thứ 14 ở bang California, Mỹ) bị bạn học phân biệt đối xử và gọi là "virus corona".
Theo Zing
Phương Tây đóng cửa trường, sinh viên Trung Quốc đổ xô về nước Chính phủ đang kiểm soát dịch tốt và có kinh nghiệm đối phó với dịch bệnh là hai trong số các lý do được các du học sinh đưa ra khi về Trung Quốc. Hàng chục ngàn du học sinh Trung Quốc ở các quốc gia phương Tây đã chọn về nước trong bối cảnh dịch COVID-19 tiếp tục diễn biến phức tạp...