Con người có tiêu hóa được ngô không?

Theo dõi VGT trên

Từ khi còn ở trên đĩa bàn ăn đến khi bạn đi cầu, hạt ngô có cách để nó vẫn là hạt ngô. Những hạt nhỏ bé màu vàng trong nhiều món ăn yêu thích của bạn dường như không hề được tiêu hóa.

Con người có tiêu hóa được ngô không? - Hình 1

Vậy làm sao ngô lại đi qua được hệ tiêu hóa mà vẫn còn nguyên như vậy? Và điều quan trọng hơn là bạn có nên ăn một loại thức ăn khó tiêu như vậy không?

Hóa ra hệ tiêu hóa của bạn làm việc nhiều hơn bạn tưởng, vì thế bạn không cần phải bỏ qua các món ăn có ngô. Theo Giáo sư dự khuyết Andrea Watson của Trường đại học Nebraska-Lincoln, Mỹ, chuyên gia về tiêu hóa của động vật nhai lại, thì nếu những hạt ngô có còn sót lại theo chất cặn bã của cơ thể thoát ra ngoài thì đó chỉ là vỏ của ngô mà thôi.

Hạt ngô mang vật liệu di truyền rất quý. Chìa khóa để hạt giống này tồn tại được chính là lớp vỏ ngoài màu vàng như sáp bảo vệ vật liệu di truyền khỏi thời tiết, sâu bệnh và vận chuyển. Lớp vỏ này khó bị phá vỡ thật ra lại là điều kiện lý tưởng cho loài cây này. Tính bền vững của lớp vỏ này chính là nhờ một chất xơ gọi là cellulose mà con người không có enzyme hay vi khuẩn đường ruột nào có thể tiêu hóa được.

Ngay cả các động vật nhai lại, như là gia súc, vốn có các enzyme để tiêu hóa cellulose cũng không thể tiêu hóa hoàn toàn loại hạt này. Mặc dù gia súc không ăn loại ngô non, ngọt và mềm như con người thường ăn, mà chúng ăn ngô già có thể để dành lâu, nhưng phân của chúng cũng còn nguyên hạt ngô. Các nhà nghiên cứu đã lấy những hạt ngô này ra và phân tích xem giá trị dinh dưỡng còn lại ra sao. Giáo sư Watson cho biết “hóa ra những hạt ngô này đã được tiêu hóa một phần”.

Video đang HOT

May mắn là cellulose chỉ chiếm khoảng 10% hạt ngô, vì thế 90% còn là chất dinh dưỡng. Ngô cũng là một nguồn chất xơ, tinh bột và các chất ô xy hóa (carotenoids) tốt cho chế độ ăn kiêng. Tuy vậy, vẫn có ít carotenoids trong ngô hơn so với một số loại rau ăn lá màu xanh.

Có một cách làm cho ngô dễ tiêu hóa hơn và làm cho hạt ngô không còn nguyên trong phân nữa, đó là chế biến. Càng chế biến kỹ, ngô càng dễ tiêu hóa, kể cả đối với người và động vật. Nghiền khô, xay ướt, nấu, tất cả các bước chế biến đều giúp phá vỡ các phân tử chất xơ khó tiêu hóa này.

Trên thực tế, hầu như chúng ta đều ăn ngô đã chế biến. Một báo cáo của Trường đại học Tufts, Mỹ, cho biết mỗi người Mỹ tiêu thụ khoảng 70kg ngô/ năm và phần lớn lượng ngô này không phải là ngô nguyên hạt vừa tách khỏi bắp, mà là ngô đã được chế biến thành bánh ngô mềm, ngô lát chiên, bỏng ngô và một lượng lớn dưới dạng sirô ngô giàu đường fructose.

Tuy nhiên, dễ tiêu hóa hơn không có nghĩa là tốt hơn cho sức khỏe. Các sản phẩm ngô đã qua chế biến thông thường, như là dầu ngô và xi rô ngô, bị mất hầu hết chất xơ có lợi và các chất dinh dưỡng. Hạt ngô còn nguyên trong phân có thể kỳ quái nhưng chúng không có hại cho sức khỏe của bạn.

Trên thực tế, đó là một dấu hiệu cho thấy bạn đã ăn ngô theo một trong những cách tốt nhất cho sức khỏe. Lời khuyên của Giáo sư Watson là bạn hãy nhai kỹ khi ăn ngô nguyên hạt.

“Đám cháy xác sống” bùng phát ở Bắc Cực

Những đám cháy rừng được các nhà khoa học đặt tên là "đám cháy xác sống" âm ỉ bên dưới lớp băng ở Bắc Cực suốt mùa đông bỗng bùng lên vào vừa qua khi băng tuyết phía trên tan chảy.

Đám cháy xác sống bùng phát ở Bắc Cực - Hình 1

Cháy rừng bùng cháy khắp Siberia mùa hè 2020.

Năm 2020 là năm tồi tệ nhất đối với các vụ cháy rừng ở Bắc Cực được ghi nhận, kể từ khi việc giám sát đáng tin cậy bắt đầu cách đây 17 năm. Những đám cháy ở Bắc Cực vào mùa hè này đã giải phóng lượng carbon trong nửa đầu tháng 7 nhiều hơn cả một quốc gia có diện tích như Cuba hoặc Tunisia trong một năm.

Theo giám sát của Dịch vụ giám sát khí quyển Copernicus, tổ chức giám sát Trái đất của Liên minh Châu Âu có hơn 100 ngọn lửa đã bùng cháy khắp Bắc Cực kể từ đầu tháng 6/2020.

"Rõ ràng là nó có liên quan. Chúng tôi thực sự không mong đợi để chứng kiến những mức độ cháy rừng này", nhà khoa học cấp cao của Copernicus, Mark Parrington thông tin.

Các đám cháy được gọi là "đám cháy thây ma" hay "đám cháy xác sống" do Copernicus theo dõi có khả năng đang âm ỉ bên dưới lớp băng và tuyết trong than bùn giàu carbon của lãnh nguyên Bắc Cực. Khi băng và tuyết tan chảy, những điểm nóng này có thể gây ra những đám cháy rừng mới ở thảm thực vật bên trên.

Dorothy Peteet, nhà khoa học nghiên cứu cao cấp tại Viện nghiên cứu không gian Goddard của NASA ở New York, cho biết: "Khi đám cháy đốt cháy các lớp than bùn trên cùng, độ sâu của lớp băng vĩnh cửu có thể sâu hơn, tiếp tục ôxy hóa lớp than bùn bên dưới".

Các đám cháy sau đó giải phóng carbon và mêtan từ than bùn, cả hai loại khí nhà kính góp phần làm Trái đất nóng lên. Nhưng "đám cháy thây ma" không phải là nguyên nhân duy nhất cho mùa cháy rừng khốc liệt; sét đ.ánh và hành vi của con người cũng gây ra hỏa hoạn.

Parrington và các đồng nghiệp của ông trước đây đã theo dõi mùa cháy rừng năm 2019, nhưng rất ngạc nhiên về cách đám cháy bùng phát mạnh hơn trong năm nay trong suốt tháng 7.

Siberia không phải là điểm nóng cháy rừng duy nhất ở Bắc Cực vào mùa hè này. Bắc Alberta, Canada cũng bị ảnh hưởng đặc biệt.

Mùa cháy ở Bắc Cực kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, với những đám cháy tồi tệ nhất thường xảy ra giữa tháng 7 và tháng 8. Mùa cháy năm 2019 đã phá vỡ kỷ lục về số vụ cháy và lượng khí carbon thải ra. Báo cáo của Copernicus chỉ ra rằng chỉ trong tháng 6, các đám cháy đã giải phóng 50 megaton carbon dioxide.

Các đám cháy năm 2020 đã vượt qua các đám cháy năm 2019. Copernicus ước tính rằng từ tháng 1 đến tháng 8, các đám cháy đã giải phóng 244 megaton carbon.

Theo Copernicus, các đám cháy cũng giải phóng các chất ô nhiễm khác khiến chất lượng không khí xấu đi ở châu Âu, Nga và Canada. Các nhà khoa học Trái đất đang lo ngại các điều kiện tương tự cho năm 2021 và có thể hơn.

"Chúng tôi biết rằng nhiệt độ ở Bắc Cực đang tăng với tốc độ nhanh hơn mức trung bình toàn cầu và điều kiện ấm hơn, khô hơn sẽ tạo điều kiện thích hợp cho đám cháy phát triển khi chúng bắt đầu. Việc giám sát của chúng tôi có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao nhận thức về tác động quy mô lớn hơn của cháy rừng và khói thải, có thể giúp các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân lập kế hoạch trước những tác động của ô nhiễm không khí", Parrington nhấn mạnh.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Hàng trăm con cá nhảy lên mặt nước ở hồ Linh Đàm (Hà Nội), báo hiệu điềm gì?
14:09:08 19/09/2024

Tin đang nóng

Hình ảnh lạ trên bầu trời Sapa chiều 19/9 khiến nhiều người ngỡ ngàng
21:38:10 19/09/2024
Một hoa hậu Việt muốn sinh con với người chồng đã mất, chấp nhận nuôi con một mình
22:16:32 19/09/2024
Hình ảnh khác lạ của hoa hậu Đỗ Mỹ Linh khi xuất hiệc cùng đội bóng của chồng chủ tịch, tết tóc dịu dàng, mặc đồ đơn giản
23:04:30 19/09/2024
Phan Như Thảo lấy đại gia hơn 26 t.uổi: "Tôi chưa từng phải tự rót nước"
23:17:24 19/09/2024
Phim vừa chiếu đã leo top 1 rating cả nước, nam chính là cực phẩm nhan sắc được cả showbiz "chống lưng"
22:29:16 19/09/2024
Con gái thứ 3 của Kim Tử Long xuất hiện trên truyền hình, nhan sắc đời thực ra sao?
22:22:38 19/09/2024
NSND Hồng Vân thẳng thắn nhắc nhở đàn em Thy Nhung
21:17:20 19/09/2024
Công ty quản lý phản hồi tin "Ngụy Anh Lạc" Ngô Cẩn Ngôn cưới "chạy bầu"
23:12:20 19/09/2024

Tin mới nhất

Sao Hỏa đã đ.ánh mất mặt trăng của mình ra sao và hậu quả sau đó thế nào?

01:18:53 16/09/2024
Ngày nay, sao Hỏa có hai mặt trăng nhỏ. Nhưng Michael Efroimsky, một nhà thiên văn học tại Đài quan sát Hải quân Mỹ ở Washington cho rằng vào giai đoạn đầu lịch sử, Hành tinh Đỏ có thể sở hữu một mặt trăng lớn hơn nhiều.

Cúng giải hạn... sao kê

23:39:57 15/09/2024
Thầy có nhận giải hạn sao xấu có tên là sao kê không thầy?Những hình ảnh hài hước sau giúp bạn đọc giảm bớt căng thẳng và mệt mỏi sau ngày làm việc vất vả.

Thảm họa khiến khủng long suýt không ra đời có thể lặp lại

17:01:49 15/09/2024
Đại tuyệt chủng tàn khốc nhất trên Trái Đất đã xảy ra chỉ vài triệu năm trước khi khủng long xuất hiện Thủ phạm là siêu El Nino .

Tàu vũ trụ NASA tìm thấy siêu núi lửa mới của hệ Mặt Trời

16:58:05 15/09/2024
Thiết bị JunoCam trên tàu vũ trụ Juno của NASA đã tìm ra sự thật về đốm đen khổng lồ xuất hiện trên hỏa ngục của hệ Mặt Trời.

Một con rắn nôn ra 2 con rắn khác còn sống, sự kiện lần đầu tiên ghi nhận được trong thế giới động vật

15:16:05 15/09/2024
Mọi chuyện được ví như trò búp bê Nga, một con rắn nuốt hai con rắn. Và trong con rắn ở trong con rắn, lại có một sinh vật nữa vừa bị nuốt.

Vật thể khủng khiếp đang sủi bọt trên bầu trời Trái Đất

01:08:00 15/09/2024
R Doradus, một vật thể có thể nhìn thấy bằng mắt thường từ Trái Đất, đang tạo ra những bong bóng khí to gấp 75 lần Mặt Trời.

Tìm thấy loài côn trùng quý hiếm bậc nhất thế giới, giá hơn 3 tỷ đồng/con

12:37:42 14/09/2024
Khi đang vui chơi tại một công trình xây dựng, nhóm học sinh tiểu học đã tình cờ phát hiện ra một con côn trùng cực kỳ quý hiếm.

Loài vật quý hiếm bậc nhất thế giới, tưởng đã tuyệt chủng bất ngờ tái xuất

01:31:30 14/09/2024
Sự xuất hiện của loài động vật tưởng chừng như đã biến mất hoàn toàn và tuyệt chủng từ hơn 60 năm trước khiến các nhà khoa học vô cùng kinh ngạc.

Nước trên Sao Hỏa đã mất đi đâu?

23:53:44 13/09/2024
Sao Hỏa luôn là một nơi bí ẩn. Liệu nó đã từng hay hiện tại là nơi có sự sống? Tại sao nó mất đi từ trường, để rồi bị Mặt trời tước đi bầu khí quyển từng rất phong phú của nó?

Một hành tinh kinh dị có gió và mưa bằng sắt

19:56:14 13/09/2024
Những hiện tượng thời tiết địa ngục đã được ghi nhận ở WASP-76b, một hành tinh có nhiệt độ ban ngày lên tới 2.000 độ C.

Trái tim thiên hà chứa Trái Đất là 2 "quái vật" nhập một

19:54:17 13/09/2024
Milky Way (Ngân Hà) của chúng ta có một lỗ đen quái vật kỳ quặc ở trung tâm, quay cực nhanh và lệch hướng so với phần còn lại của thiên hà.

Quái thú dài 8 m xuất hiện ở Mexico, là loài chưa từng biết

19:54:03 13/09/2024
Con quái thú thân hình to lớn nhưng khuôn mặt ngộ nghĩnh với phần miệng giống mỏ vịt này đã lang thang ở Bắc Mỹ hơn 72 triệu năm về trước.

Có thể bạn quan tâm

Sao Kim b.ắn tim Sao Hỏa - Tập 23: Hào bối rối khi Thương bất ngờ thổ lộ tình cảm

Phim việt

06:52:23 20/09/2024
Sau khi tâm sự hết câu chuyện đau buồn từ quá khứ, Thương đã ôm chầm lấy Hào khiến anh vô cùng bối rối nhưng cũng có chút xao xuyến.

Lý do Anh Đức không thực hiện 1 nghi thức trong hôn lễ với vợ kém 12 t.uổi

Sao việt

06:42:05 20/09/2024
Trong hôn lễ, Anh Đức và bà xã không thực hiện nghi lễ cắt bánh cưới mà lại dành cho bố mẹ làm việc này. Quyết định này của vợ chồng Anh Đức đã khiến các khách mời vô cùng xúc động.

Nam ca sĩ Việt nổi tiếng: "Tôi phải đi vay lãi, mỗi tháng trả lãi lên đến 200 triệu"

Tv show

06:31:28 20/09/2024
Trong suốt 7, 8 năm đó, tôi đi hát chỉ để k.iếm t.iền trả nợ, tính ra phải trả đến mười mấy tỷ - ca sĩ Akira Phan chia sẻ.

Bác thông tin "bên trong bụng cá song câu được có bàn tay người"

Pháp luật

06:22:31 20/09/2024
Bên cạnh đó, cũng xuất hiện nhiều thông tin sai sự thật, xuyên tạc, chưa xác thực về ảnh hưởng của mưa bão, gây hoang mang dư luận, tiềm ẩn phức tạp về tình hình ANTT.

Bão Pulasan đổ bộ vào Chiết Giang, miền Đông Trung Quốc

Thế giới

06:05:26 20/09/2024
Dự báo, bão Pulasan sẽ đi vào Vịnh Hàng Châu và đổ bộ lần thứ hai dọc theo vùng ven biển giữa Bình Hồ của Chiết Giang và khu vực Phố Đông của Thượng Hải. Cường độ của bão được cho là có thể suy yếu dần khi đi vào đất liền.

Đây là cách làm món thịt rang cháy cạnh cực dễ mà siêu ngon

Ẩm thực

06:04:56 20/09/2024
Thịt rang cháy cạnh mềm ngon, đậm đà chắc chắn cả người lớn lẫn trẻ nhỏ sẽ đều thích thú. Món ăn này mà dùng với cơm nóng thì bao nhiêu cũng hết.

'Transformers: One': Khi 'người máy biến hình' không chỉ có cảnh cháy nổ

Phim âu mỹ

06:03:13 20/09/2024
Transformers: One , Josh Cooley đạo diễn, Michael Bay đồng sản xuất, nhận nhiều lời khen nhờ phần kịch bản nhiều cảm xúc, không còn những cảnh cháy nổ vô tri như loạt phim người đóng trước đây.

Mỹ nam Hoa ngữ đóng hiện đại đẹp xuất sắc nhưng cổ trang lại cực xấu: Thử một lần mà ám ảnh không dám có lần hai?

Hậu trường phim

06:02:18 20/09/2024
Mỹ nam Hoa ngữ này đóng phim ngôn tình hiện đại thì rất đẹp thế nhưng lại không hợp với tạo hình cổ trang một chút nào.

HIEUTHUHAI vượt mặt Sơn Tùng

Nhạc việt

06:00:09 20/09/2024
Vừa qua, HIEUTHUHAI đã chính thức vượt qua Sơn Tùng M-TP về lượt người nghe hằng tháng trên nền tảng âm nhạc Spotify.

Người phụ nữ qua đời vì sai lầm nhiều người mắc phải

Sức khỏe

05:43:56 20/09/2024
Lúc này, người phụ nữ mới thừa nhận các biểu hiện bệnh đã xuất hiện gần nửa năm trước. Ban đầu, đó chỉ là những vết sưng nhỏ nhưng theo thời gian ngày càng to hơn và mưng mủ nhiều lên.

Taylor Swift và bạn trai cầu thủ đã "sẵn sàng cho một chương mới"

Sao thể thao

23:04:27 19/09/2024
Kể từ khi công khai hẹn hò hồi cuối năm ngoái, Taylor Swift và bạn trai Travis Kelce ngày càng khăng khít. Cả hai thường xuyên đến cổ vũ cho một nửa của mình, bên nhau nhiều thời gian nhất có thể.