Con người có giới hạn 150 người bạn tốt?
‘Con số thần kì Dunbar’ ngụ ý rằng ngưỡng quan hệ tốt đẹp của mỗi người giới hạn trong 150 bạn. Nhưng điều này có còn phù hợp không?
Mỗi chúng ta đều được lập trình để phát triển mạnh mẽ hơn, nhanh hơn, thông minh hơn, kết nối xã hội rộng lớn hơn. Kết bạn là một trong những mối quan tâm hàng đầu để mọi người mở rộng giao tiếp xã hội, gắn kết thế giới.
Vậy, một người có thể duy trì mối quan hệ xã hội tốt đẹp với khoảng bao nhiêu người?
Giáo sư tâm lý học Robin Dunbar của Đại học Oxford từng đưa ra lý thuyết về con số thần kì Dunbar vào năm 1993 về việc kết bạn của con người. Ông cho rằng phần lớn mọi người sẽ gặp khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ xã hội thân thiết với nhiều hơn 150 người. Nhưng điều này có đúng không?
Trong phần lớn lịch sử, tổ tiên của con người hài lòng với việc sống trong các cộng đồng nhỏ gọn, chủ yếu là tự cung tự cấp. Sống và làm việc bên cạnh những người xa lạ như điều đang diễn ra phổ biến ở các thành phố và thị trấn trên khắp hành tinh như hiện nay là điều chưa từng có.
Theo lý thuyết của Dunbar, con số 150 có thể phù hợp với xã hội xưa kia nhưng trong thời hiện đại liệu có còn thoả đáng?
Nhiều thập kỷ kể từ thời điểm lần đầu tiên Dunbar công bố về lý thuyết kết bạn, ông vẫn kiên định với suy nghĩ đó và tiếp tục theo đuổi nghiên cứu hỗ trợ về điều này. Dunbar cho biết: “Không có sự thay đổi nào về số lượng các mối quan hệ dù ở thời điểm nào đi chăng nữa”.
Tuy nhiên, một số nghiên cứu của các nhà khoa học và chuyên gia không hoàn toàn tin tưởng về kết quả này. Samuel Roberts, giáo sư tâm lý học tại Đại học Liverpool John Moores ở Anh cho biết: “Quy mô mạng lưới xã hội, kết bạn của con người đã thay đổi rất nhiều. Con số của Dunbar dường như không còn thoả đáng”.
Theo Samuel Roberts, khi nói đến khả năng duy trì các mối quan hệ vượt quá giới hạn của con người, cần xét đến thời gian và nỗ lực cần thiết để thực hiện. Ông nói: “Nếu ai đó nói với bạn rằng tính riêng những người thực sự thân thiết, liên kết lâu dài thì con số đã là 50. Bạn có thể không tin vì cho rằng việc duy trì những người bạn này đòi hỏi thời gian nhiều, nỗ lực trong giao tiếp và gặp gỡ. Nhưng thực tế là có”.
Trong nghiên cứu của H.Russell Bernard và Peter Killworth năm 1978, con số bạn của một người có thể lên đến 290. Trong khi đó, nghiên cứu ra đời năm 2001, kết hợp so sánh 2 phương pháp khác nhau là “phương pháp mở rộng quy mô” và “phương pháp tổng kết” thì xác định con số thực tế là hơn 291.
Sarah Johns, Đại học Kent ở Anh cho rằng con số Dunbar là chính xác nhưng đi kèm với một số điều kiện. Sarah Johns nói: “Con số 150 không hoàn toàn đúng trong mọi trường hợp. Số những người có kết nối gần gũi, có liên hệ mật thiết thì nhỏ hơn nhiều. Điều này phụ thuộc vào yếu tố cá nhân như người hướng nội, người hướng ngoại”.
Trong một công bố sau nhiều năm nghiên cứu, Dunbar nhấn mạnh rằng 150 là con số trung bình, chứ không phải là một giới hạn nghiêm ngặt về các mối quan hệ mà một cá nhân có thể duy trì. Ngoài ra, ông cho rằng 150 mối quan hệ này không ngang nhau về ý nghĩa hoặc mức độ thân thiết.
Theo Dunbar, những tầng lớp thân thiết khác nhau xác định bằng cường độ cảm xúc của mối quan hệ, cũng như thời gian mỗi người đầu tư vào ai đó.
Và ngay cả trong xã hội và công nghệ hiện đại thì số lượng tình bạn không có nhiều thay đổi. Ông nói: “Sẽ không thay đổi bất cứ điều gì. Con số 150 là trung bình, nhưng nó đặt ra không chỉ vì khả năng ghi nhớ ai là ai của con người, mà còn tính trên khả năng hiểu rõ và chất lượng của mối quan hệ”.
Theo số liệu thống kê, vào năm 1 trước Công nguyên, chỉ có một thành phố duy nhất trên thế giới có dân số vượt quá 1 triệu người là Rome, Italia. Nhưng đến năm 2030, ước tính sẽ có 662 thành phố với hơn 1 triệu dân trên khắp thế giới, theo Liên hợp quốc.
Dân số toàn cầu đã tăng lên nhanh chóng, tạo ra các trung tâm đô thị khổng lồ, dày đặc, cộng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khả năng giao tiếp hiện đại của người với người dường như mở rộng hơn bao giờ hết. Dù ở bất kể vị trí nào, theo lý thuyết thì hầu hết mọi người trên thế giới đều có tiềm năng trở thành bạn bè.
“Rõ ràng, công nghệ mới đã và đang nâng cao số lượng người mà chúng ta tương tác hàng ngày”, Sarah Johns cho biết.
Những quy tắc vàng khi phê bình mà không làm tổn thương con cái
Lời phê bình phù hợp có thể giúp trẻ sửa sai nhưng ngược lại có thể sẽ gây tác dụng ngược, thậm chí là làm nảy sinh tâm lý nổi loạn của trẻ.
Tiến sĩ tâm lý học trẻ em Haim Ginott nói, "Khi một người bị đuối nước, không phải là thời điểm thích hợp để dạy anh ta bơi... hoặc chỉ trích anh ta", nhưng với tư cách là cha mẹ, chúng ta phải giúp điều chỉnh hành vi và hành động của con mình, chứ không phải chỉ biết mắng mỏ. Tham khảo những quy tắc vàng sau đây để có những ứng xử phù hợp với con trẻ.
1. Đưa ra lý do rõ ràng.
Hình dung thế này: Con trai của bạn đang đi loanh quanh và nó làm đổ một chai nước tràn vào máy tính xách tay của bạn. Bạn có thể bị kích động đến mức hét lên, "Hãy nhìn xem con đã làm được những gì! Tại sao con không ngừng nhảy xung quanh chỗ bố làm việc? "
Đừng như vậy, nói như vậy con bạn sẽ chỉ sợ hãi ngay lúc đó và không có kết quả sau này. Thay vào đó, hãy nói, "Thật tiếc nhưng con hãy lấy một chiếc khăn/giẻ đi, con làm nhanh chóng đi"
Khi chỉ trích trẻ, trước tiên hãy xử lý vấn đề một cách bình tĩnh. Sau khi giải quyết vấn đề mới bắt đầu phân giải bằng cách có thể nói "Con trai, bố đã nói với con vài phút trước đó là đừng nghịch máy tính của bố, không được chơi gần đó. Bao nhiêu dữ liệu bố làm nay bị hư hại, bố phải làm lại, bận rộn thêm lên, không có thời gian chơi với con nhiều hơn. Đây là lý do tại sao con không nên lặp lại, phải không?".
2. Không bao giờ áp đặt
Một lần nữa, trong thời điểm nóng nảy, hoặc khi chúng ta vô cùng bực bội, chúng ta có thể cảm thấy thôi thúc muốn áp đặt con mình. "Con chậm quá đi, nhanh lên kẻo chúng ta sẽ bị trễ!"
Cha mẹ cần phải chủ động đối phó với tình huống và tránh nói kiểu áp đặt như vậy. Nếu phải cần tăng tốc, hãy chỉ dẫn rõ ràng: "Con vui lòng lấy giày và sách của con đi nhé. Bố chờ trong xe."
3. Ở thì hiện tại
Đừng bới móc quá khứ hay dự đoán tương lai. "Làm sao mẹ có thể tin tưởng con dọn phòng mà không cần đứng ở cửa và trông chừng?"
Bạn biết điều gì sẽ xảy ra với bạn ở quá khứ không? Rất có thể ở thời điểm xưa kia, bạn cũng là người lộn xộn nhất ở trường và sẽ không ai muốn sống cùng bạn". Tất nhiên, chúng ta không cổ vũ cho sự luộm thuộm nhưng cần có cái nhìn cởi mở hơn và kiên trì để giúp chúng thay đổi, tránh nói chỉ trích và không tin tưởng vào chúng, điều này sẽ không giúp chúng học được những cách tốt hơn.
4. Giải quyết vấn đề
Ngay cả khi bạn định giải quyết hậu quả bằng những lời chỉ trích, hãy để con bạn tham gia vào việc giải quyết vấn đề. Có thể để lại cho con một mẩu giấy sáng nay có nội dung: "Con đã sử dụng máy tính nhiều hơn thời gian quy định. Chúng ta có một vấn đề cần giải quyết. Bố mẹ không thích tranh cãi về thời gian sử dụng thiết bị. Vui lòng đưa ra các giải pháp được đề xuất của con để tránh điều này."
Sau đó, cần ngồi lại với con và nói với nó những kỳ vọng của cha mẹ và những hậu quả liên quan đến việc nó không tuân theo quy tắc. Hãy cho con tham gia vào giải quyết vấn đề và lắng nghe ý kiến của con.
5. Tránh mỉa mai hoặc chế giễu
Tiến sĩ Ginott nói, "Không có chỗ cho những lời bình luận phiến diện trong các cuộc trò chuyện giữa cha mẹ và con cái. Như vậy sẽ gợi lên lòng thù hận và kích động tiêu cực".
Mục tiêu của chúng ta phải là làm gương về cách giao tiếp với con cái trong khi vẫn kiểm soát được tính khí và lời nói của mình. Chúng ta có thể cứng rắn nhưng bằng tình yêu thương. Hãy học cách huấn luyện con một cách tôn trọng.
Người có EQ cao sở hữu 5 quy tắc sống đơn giản Người có chỉ số EQ cao thường có được những lợi thế nhất định trong công việc và cuộc sống. Họ có những quy tắc sống để không bao giờ đưa mình vào tình huống khó xử. Bạn có thể sử dụng những quy tắc này ở nơi làm việc và ở nhà để tránh rơi vào tình huống không mong muốn. Và...